Chạy đua trong phòng xét nghiệm nCoV
Ba kỹ thuật viên trong phòng xét nghiệm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp tục chia nhau chuẩn bị mẻ mẫu mới, chưa nghỉ ngơi ăn cơm dù quá trưa.
Không khí trong phòng xét nghiệm thuộc Khoa Vi sinh – Sinh học phân tử rất khẩn trương. Công việc bắt đầu từ 7h sáng, nhân viên tiếp nhận và dỡ mẫu xét nghiệm và phiếu chỉ định từ các tỉnh gửi về.
Đầu tiên, họ đánh số thứ tự mẫu và phiếu chỉ định, sau đó đưa mẫu vào tủ an toàn sinh học để tách vật liệu di truyền của virus. Cuối cùng, các mẫu được đưa vào máy PCR để phân tích, có kết quả sẽ chuyển chuyên gia đọc, phân loại trường hợp âm tính và dương tính, ký xác nhận rồi tải bản mềm lên hệ thống của bệnh viện để bác sĩ lâm sàng đọc trước khi nhận bản cứng, đồng thời báo cáo Bộ Y tế.
Nếu gặp trường hợp phức tạp, kết quả xét nghiệm chưa chắc chắn, nhóm sẽ yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm khác, hướng dẫn lấy bệnh phẩm chính xác nhất. Nhóm thực hiện thêm các kỹ thuật khác, ví dụ tăng mẫu bệnh paharm (cô đặc mẫu) để tránh nhầm lẫn nCoV với các vi sinh vật khác. Nhóm cũng đối chiếu kết quả với các phòng xét nghiệm khác khi cần.
Các mẻ xét nghiệm gối nhau. Có khoảng 5-6 hệ thống xét nghiệm, mỗi lần gồm hai hệ thống cùng hoạt động liên tục trong 5-6 tiếng rồi nghỉ, thay bằng hệ thống khác. Bên ngoài, tổ kỹ thuật luôn thường trực để khắc phục nếu máy gặp sự cố.
Nhân viên xét nghiệm tách vật liệu di truyền của virus từ mẫu bệnh phẩm trong tủ an toàn sinh học. Ảnh: Chi Lê.
Nhóm xét nghiệm phải làm việc với cường độ cao hơn kể từ khi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa được Bộ Y tế giao hỗ trợ Hà Nội 10.000 mẫu xét nghiệm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An 500 mẫu và một số đơn vị khác.
Video đang HOT
“Mẫu xét nghiệm do Trung tâm kiểm soát bệnh tật gửi lên phải trả kết quả trong hai ngày. Có những mẫu ưu tiên, ví dụ người đang cách ly, phải trả kết quả trong một ngày, để kịp thời nhường cơ sở hạ tầng cho nhóm khác vào cách ly”, tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng labo sinh học phân tử, cho biết.
Đội ngũ xét nghiệm RT-PCR của khoa có 9 người, chia làm ba nhóm. Mỗi nhóm có ba người, đảm đương công việc xét nghiệm trong vòng ba tuần, sau đó có hai tuần cách ly và một tuần về nhà. Trong từng nhóm, mỗi người phụ trách một giai đoạn cụ thể, giai đoạn này nối tiếp sang giai đoạn khác để thúc đẩy tiến độ công việc.
Tiến sĩ Duyệt cho biết khoa chỉ đảm nhiệm các mẫu xét nghiệm của bệnh nhân và các nhân viên y tế của bệnh viện ở giai đoạn một. Tới giai đoạn hai, khối lượng công việc đã tăng vọt. Mặc dù đã quen với công việc gấp gáp, bộ đồ bảo hộ nóng bức trùm kín cơ thể, song anh vẫn cảm thấy rất áp lực. Nhóm xét nghiệm thường cố gắng làm xong phần việc sau đó mới ra ngoài để tiết kiệm thời gian thay đồ bảo hộ, thậm chí tranh thủ vừa ăn cơm vừa nghỉ ngơi trong vài tiếng rồi lại bắt tay vào làm.
Có những ngày máy bị trục trặc gây dồn mẫu, không kịp tiến độ, nhóm phải bắt đầu ca làm việc từ 4-5h sáng. Có ngày họ kết thúc công việc quá muộn, chỉ nghỉ vài tiếng, không ngủ được nên 3h sáng dậy làm việc tiếp. Một số nhân viên thiếu ngủ thì tranh thủ ngủ gục trên bàn chừng 15-20 phút để có đủ tỉnh táo, tiếp tục làm việc. Trong khi đó, giờ sinh hoạt bình thường tại viện là 7h ăn sáng, 11h30 ăn trưa, bữa chiều lúc 4h30p. Tới giờ ăn, mỗi khoa của một người xuống sảnh ở tầng một để lấy đồ.
Một lần, họ làm việc liên tục từ 7h sáng đến 4h chiều mới nghỉ để ăn cơm trưa. “Lúc ấy, áo đã ướt đẫm, còn hơi nước bốc lên mờ hết cả kính vì phải mặc bảo hộ kín mít”, anh Duyệt nói. Việc mặc đồ bảo hộ lên tới 10 tiếng khiến cơ thể không còn cảm giác. Đôi bàn tay bóc hàng nghìn mẫu xét nghiệm bị buộc chặt do CDC từ xa chuyển tới, cũng tê rần.
Hộp chứa mẫu bệnh phẩm sàng lọc nCoV tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Chi Lê.
Dịch bệnh bùng phát, việc phân chia ca kíp làm việc theo tuần khiến các nhân viên phòng xét nghiệm phải xa gia đình trong hơn một tháng. Ngày nào, anh cũng gọi điện về nhà, lo lắng cho hai con nhỏ gồm một bé học lớp ba và một bé học lớp 8 và vợ, cũng là nhân viên y tế, định kỳ phải đi trực cả ngày. Còn một nữ đồng nghiệp của anh thì không thể về nhà khi con bị sốt, không thể nghe máy khi gia đình gọi điện báo tin vì đang mặc đồ bảo hộ làm việc trong phòng xét nghiệm.
Anh Duyệt kể, lúc vui vẻ nhất là khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần. “Có bệnh nhân xét nghiệm 5 lần mới âm tính là mừng, chúng tôi hy vọng họ âm tính lần thứ hai, rồi lần thứ ba, được ra viện, trở về với gia đình”.
Dù công việc vất vả, xa gia đình, nhóm không hề chán nản. “Đây là nghề của mình nên cũng quen rồi. Phía lâm sàng vất vả và có nguy cơ lây nhiễm cao hơn chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi vẫn luôn cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ”, anh cười.
Cụ ông 76 tuổi mắc Covid -19 ở Hà Nội khỏi bệnh
Hôm nay 21/8, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh thêm 3 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có cụ ông 76 tuổi ở Hà Nội từng tổn thương phổi nặng.
Cụ ông là bệnh nhân 459 được Bộ Y tế công bố nhiễm SARS-CoV-2, trú tại Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội. Hồi đầu tháng 8, bệnh nhân tổn thương phổi nặng, đồng thời bội nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột gây nhiễm khuẩn huyết.
Bác sĩ Trần Văn Giang, Phó trưởng Khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, sau khi điều trị theo đúng phác đồ, sử dụng thêm thuốc để tránh tái phát, người bệnh dần ổn định hoàn toàn, các chỉ số trở về bình thường.
Bệnh nhân 459 đã có 4 lần xét nghiệm âm tính nCoV vào các ngày 11/8, 16/8 và 19/8 (riêng ngày 19/8 ngoài xét nghiệm tại bệnh viện, mẫu bệnh phẩm của người bệnh cũng được gửi xét nghiệm chéo tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương).
Hiện bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, phổi thông khí tốt, không rale, toàn trạng ổn định, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh theo quy định mới của Bộ Y tế.
Ngoài bệnh nhân 459, trong ngày 21/8, 2 trường hợp mắc Covid-19 khác điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được ra viện, gồm bệnh nhân 676 (nam, 13 tuổi, ở Thị trấn Đình Lập - Đình Lập - Lạng Sơn) và bệnh nhân 989 (nam, 35 tuổi, ở Sơn Hóa - Tuyên Hóa - Quảng Bình).
Cháu bé 13 tuổi là thành viên trong gia đình có 4 người mắc Covid-19 ở Lạng Sơn, cùng đi du lịch Đà Nẵng từ ngày 21/7 đến 25/7. Các thành viên còn lại trong gia đình này chưa khỏi bệnh, vẫn đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện.
Bệnh nhân 989 thuộc đoàn 219 công dân Việt về từ Guinea Xích Đạo chiều 29/7, được cách ly ngay sau nhập cảnh.
Được biết, hai bệnh nhân nói trên hiện toàn trạng ổn định, không ho sốt, không khó thở. Những người này cũng đã có 4 lần xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2, gồm cả lần kiểm tra chéo với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để chắc chắn kết quả trước khi công bố khỏi bệnh.
Đến chiều 21/8, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương còn điều trị cho 33 bệnh nhân Covid-19.
Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, bệnh nhân Covid-19 được đủ điều kiện công bố khỏi bệnh và được xuất viện khi đã hết sốt ít nhất 3 ngày, tình trạng viêm phổi cải thiện. Ngoài ra, bệnh nhân phải có 3 lần xét nghiệm virus SARS-CoV-2 âm tính liên tiếp với khoảng cách giữa các lần ít nhất 24h.
Bác sĩ sẽ báo danh sách này về cho CDC địa phương giám sát. Bệnh nhân có thể được yêu cầu cách ly tại nhà hoặc do địa phương sắp xếp cơ sở cách ly.
Giả thuyết xung quanh ca dương tính nCoV sau đó âm tính Chuyên gia giả thuyết gene của nCoV tương đồng với vi sinh vật khác nên kết quả xét nghiệm lần đầu dương tính sau đó âm tính. Tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng Labo sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nhận định như trên. Ông cho biết tại hầu họng và cơ thể con người có hệ vi...