“Chạy đua” bằng cấp công chức: Sự lỗi thời của một văn bản pháp luật

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân mới đây thừa nhận: Việc tuyển, nâng ngạch cán bộ viên chức cần quá nhiều chứng chỉ là không phù hợp.

“Loạn” bằng cấp, chứng chỉ gây ảnh hưởng đến công chức, viên chức?

Tâm lý chuộng bằng cấp, lấy bằng cấp làm thước đo, là tiêu chí quan trọng hàng đầu để tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đang là tình trạng cố hữu lâu nay trong nền công vụ.

Trong khi hầu hết các nhà tuyển dụng ở khu vực tư không coi bằng cấp như một điều kiện tiên quyết thì tại khu vực công, người có bằng cấp cao lại được hưởng những chính sách ưu tiên, đặc cách trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm. Câu chuyện “trọng” bằng cấp đã phát sinh hàng loạt vấn đề nhức nhối cho xã hội. Đó là tình trạng mua bán văn bằng, chứng chỉ giả, chạy chọt trong thi cử để có tấm bằng chính quy loại khá, giỏi… Mặt khác tình trạng loạn bằng cấp, chứng chỉ trong bổ nhiệm, xét tuyển còn hành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, gây tốn kém, ảnh hưởng đến công việc chuyên môn, vì đa phần họ phải vừa học vừa làm.

Chạy đua bằng cấp công chức: Sự lỗi thời của một văn bản pháp luật - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Khi ra trường xin việc, bằng cấp là điều kiện tiên quyết hàng đầu để bộ phận tổ chức cán bộ xét hồ sơ. Bằng cấp lấn át các tiêu chí khác, được xếp ở vị trí hàng đầu trong bộ hồ sơ, có tính quyết định hơn các điều kiện khác về năng lực, phẩm chất đạo đức. Thế nên mới có chuyện cán bộ bỏ tiền ra mua bằng, sử dụng bằng giả hoặc mượn bằng của người khác, nói chung bằng nhiều cách để có được tấm bằng, đáp ứng điều kiện cần.

Trong xét tuyển hoặc thi tuyển cán bộ, công chức, viên chức, quy định hiện hành đã đưa ra những văn bằng chứng chỉ rất cụ thể và cần thiết. Bên cơ quan Đảng, theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương, bên Nhà nước theo quy định của Bộ Nội vụ. Với ba loại bằng đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là rất cần thiết để chuẩn hóa công tác cán bộ, công chức, viên chức. Tuy vậy, để lên lương, thăng chức, thậm chí để cho đẹp hồ sơ thì nhiều cán bộ công chức cần phải chạy đua để có thêm nhiều bằng cấp, chứng chỉ khác.

Học chỉ để đi thi, để lấy bằng được coi là căn bệnh của ngành giáo dục, nguyên nhân là do tâm lý chuộng bằng cấp, lấy bằng cấp làm thước đo đánh giá sự thành công, cất nhắc, bố trí công việc và đề bạt bổ nhiệm. Chính tâm lý này đã tạo thành gánh nặng cho người học, phải học để đạt được bằng cấp mà không chú trọng đến phát triển năng lực, sở thích hoặc việc học đó có ích như thế nào đối với công việc mà họ đang làm.

Chạy đua bằng cấp công chức: Sự lỗi thời của một văn bản pháp luật - Hình 2

Video đang HOT

Cuộc chạy đua bằng cấp đang “làm khổ” công chức, viên chức.

Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vậy nên các chuyên gia cho rằng, để thu hút được người tài tham gia vào bộ máy, tham gia vào đội ngũ công chức, viên chức thì phải giảm tối đa các loại văn bằng, chứng chỉ không cần thiết.

Bộ Nội vụ sẽ sửa những quy định đã lỗi thời

Lâu nay, chúng ta vẫn lo ngại về con số 30 – 40% cán bộ không làm được việc. Trong số những con người này, chắc chắn nhiều người chỉ có bằng cấp mà không có năng lực, thậm chí sử dụng bằng cấp giả để hợp thức hóa hồ sơ và yên chí khi đã có một chỗ trong cơ quan nhà nước. Thậm chí họ còn sử dụng bằng cấp đó để thăng quan tiến chức.

Theo PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia, rõ ràng cách thức tuyển dụng và đề bạt cán bộ của chúng ta đang có vấn đề và cần phải xem xét: “Xem xét năng lực thực sự của cán bộ, cái tài cái đức có phù hợp với vị trí hay không. Đó là những mảng mà chúng ta lưu ý để sử dụng cán bộ”.

Để đẩy lùi tình trạng trọng bằng cấp và loạn bằng cấp như hiện nay, ông Thang Văn Phúc, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc đánh giá, sử dụng cán bộ cần dựa vào thực lực chứ không nên chạy theo hư danh, lấy chuyện bằng cấp để sắp xếp các vị trí đưa vào nguồn.

“Đánh giá theo kết quả đầu ra, xem xét việc hoàn thành công việc và kết quả chứ không phải bằng cấp mà cần thực tài. Việc quản trị của mình không tốt, kiểm soát không tốt dẫn tới nhiều lỗ hổng mà người ta lợi dụng”- ông Thang Văn Phúc nêu quan điểm.

Với vai trò là một trong những giải pháp thu hút nhân tài, thi tuyển công chức, viên chức, lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng trong việc loại bỏ được một số hiện tượng tiêu cực, cố hữu trong công tác cán bộ như bè phái cục bộ, chạy chức, chạy quyền, làm lành mạnh và năng động hóa nền công vụ.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng, đây là cơ hội cho những người đủ điều kiện, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tham gia vào các vị trí lãnh đạo quan trọng.

“Đây là một trong những động thái giúp cho công tác cán bộ của chúng ta có sự thay đổi về mặt kiến thức và năng lực. Tuy nhiên, tôi cũng còn băn khoăn về việc thi tuyển đấy có thực sự là công khai, minh bạch hay không, quy trình để đảm bảo việc công khai, minh bạch và cơ chế để giám sát nó cụ thể như thế nào thì có lẽ còn rất nhiều điều phải bàn”- luật sư Truyền nhấn mạnh.

Ở xã hội phát triển, người dân đi học để lấy kiến thức, để sống và làm việc tốt hơn chứ không phải thuần túy học để lấy bằng cấp. Tình trạng học chỉ để đi thi, để lấy bằng như hiện nay đang bóp méo mục tiêu học tập của học sinh và cả những người đã đi làm, dẫn đến hệ thống giáo dục ngày càng trục trặc vì bệnh bằng cấp, thi cử càng nặng nề. Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi xã hội coi trọng năng lực thực chất của mỗi cá nhân, tuyển dụng công bằng, đánh giá khách quan thì khi ấy, mỗi người sẽ dễ dàng xác định được mục tiêu học tập của mình.

Trên nghị trường Quốc hội, mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính thức thừa nhận việc tuyển, nâng ngạch cán bộ viên chức cần quá nhiều chứng chỉ là không phù hợp, là do quy định đã tồn tại cách đây hơn 20 năm mà chưa kịp sửa. Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ bắt tay sửa ngay quy định này để không phát sinh thêm thủ tục phiền hà gì nữa. Chất lượng công chức, viên chức sẽ được kiểm tra trực tiếp, không phải mang đến rất nhiều chứng chỉ mà trình độ lại không được nâng cao./.

Theo VOV

Chuyên môn hay bằng cấp?

Đến thời điểm này, công chức, viên chức vẫn loay hoay với câu hỏi: Chú tâm làm chuyên môn hay chịu khó "sưu tầm" bằng cấp chứng chỉ để "đáp ứng yêu cầu" của chức vụ hay ngạch bậc?

Chuyên môn hay bằng cấp? - Hình 1

Ảnh minh họa

Hôm nọ, nhân dịp họp lớp tôi gặp lại anh bạn hiện làm trưởng phòng một cơ quan cấp Sở một tỉnh miền núi. Chuyện xuôi chuyện ngược lại trở về công việc. Làm trưởng phòng gần 10 năm, bạn tôi vẫn chỉ là chuyên viên thường với phụ cấp 0,5 chứ chưa được lên "chính" đừng nói là "cao cấp". Hỏi thì anh bạn cười buồn: Vài năm trước thì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ. Năm nay thì chưa có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính.

"Cơ quan tôi cũng chỉ có vài người đi thi. Toàn người làm hành chính nên có điều kiện học hành đủ thứ bằng cấp, chứng chỉ. Chứ bọn tôi làm chuyên môn, thiếu người nên trưởng phòng cũng lăn ra làm, thời gian đâu mà học. Cố được chứng chỉ chính trị lại thiếu chuyên viên chính" - anh bạn ngán ngẩm.

Đấy là bạn tôi nằm trong số những trưởng phòng xuất sắc được quy hoạch phó giám đốc sở, nhiều năm liền được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua. Nhưng lúc lên danh sách thi nâng ngạch thì những người làm việc lại thiếu văn bằng, chứng chỉ còn lại toàn chuyên viên loại nhàng nhàng nhưng... đủ điều kiện cứng.

Không chỉ công chức hành chính, nạn giấy tờ, văn bằng chứng chỉ "hành" không từ một ai trong bộ máy. Ví như tâm sự của một nhà giáo trên báo: Xưa nay, thầy cô giáo chỉ biết rằng mình tốt nghiệp một trường sư phạm chính quy, được tuyển dụng vào ngành làm công việc giảng dạy và giáo dục học sinh thế là đủ. Vậy mà, hết yêu cầu phải có chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ, nay lại đến chứng chỉ nghề nghiệp. Mỗi chứng chỉ phải bỏ tiền ra học nhưng chẳng khác gì đi mua, và làm thế để làm gì?

Câu trả lời muôn thuở vẫn là: Để hoàn thiện hồ sơ theo chỉ đạo của cấp trên.

Vấn nạn "bằng cấp hành cán bộ" đã lên tận nghị trường. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thừa nhận, bản thân Bộ trưởng cũng thấy rất phiền hà trước tình trạng yêu cầu quá nhiều văn bằng, chứng chỉ.

Theo Bộ trưởng, không chỉ riêng trong thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức, quy định bổ nhiệm bây giờ yêu cầu tới 7 bằng cấp tiêu chuẩn, điều kiện là quá nhiều. Nhưng vấn đề này không phải chỉ do mỗi Bộ Nội vụ đặt ra. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính được ban hành từ năm 1993. Đến bây giờ là hai mươi mấy năm rồi thì cũng cần phải sửa. "Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này khi để một quyết định hơn 20 năm không sửa, khiến thủ tục rườm rà" - Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

Về giải pháp, theo Bộ trưởng, Bộ Nội vụ sẽ quy định kiểm định tiêu chuẩn bằng cấp, chứng chỉ theo phương thức thực chất, không để những chuyện bằng cấp là gánh nặng đối với cán bộ, công chức nữa. Ví dụ tin học, ngoại ngữ phải thi trên máy tính, bài làm sát hạch bằng tiếng Anh. Ông Tân cũng dẫn kinh nghiệm ở nhiều nước tiên tiến, việc tuyển chọn công chức không cần văn bằng, chứng chỉ, mà thông qua phỏng vấn để xác định người ứng tuyển có tương xứng, phù hợp với vị trí cần tuyển hay không.

Nhưng có lẽ vấn đề không phải ở tấm bằng. Trên báo chí có nhiều bài phản ánh việc đi học - thi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chức danh nghề nghiệp như đi chơi, có mặt cho đủ, kiểu "đóng tiền lấy bằng". Như vậy, những chứng chỉ đó không thể hiện năng lực thực sự của mỗi công chức, viên chức.

Cái gốc vấn đề vẫn là việc đổi mới tuyển dụng công chức, viên chức. Cần đề ra "mức sàn" về bằng cấp như có bằng đại học đối với một số chức danh. Còn các kỹ năng hành chính, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn thể hiện qua việc thi cử nghiêm minh. Thi vào vị trí nào có những bài thi được thiết kế cho vị trí đó chứ không phải cào bằng, ào ào như cách chúng ta đang mở các kỳ thi tuyển dụng hiện nay.

Muốn vậy thì từng cơ quan phải có đề án việc làm với những vị trí xác định cùng các tiêu chuẩn về bằng cấp, chuyên môn cụ thể, tỉ mỉ cũng như với một mức lương xác định. Từ đó, mới có thể có những kỳ thi tuyển mà người thi lẫn người chấm đều biết trước về những yêu cầu, điều kiện cũng như mức thu nhập ở vị trí đó.

Nhưng đó vẫn là câu chuyện ở thì tương lai khi mà những đề án việc làm, đề án lương đang được các cơ quan hữu quan xem xét. Từ nay cho đến lúc những đề án này đi vào hiện thực, việc tuyển dụng, nâng ngạch hay thăng hạng vẫn phụ thuộc vào bằng cấp chứng chỉ.

Dù Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã 2 lần nhận khuyết điểm trong phiên chất vấn nhưng tình thế vẫn chưa thay đổi. Bên ngoài hội trường, công chức, viên chức vẫn loay hoay với câu hỏi: Chú tâm làm chuyên môn hay chịu khó "sưu tầm" bằng cấp chứng chỉ để "đáp ứng yêu cầu" của chức vụ hay ngạch bậc?

Anh Tú

Theo daidoanket

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024
Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích
08:29:02 17/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân
13:58:47 18/11/2024
4 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ 2024: Một ngôi sao chảnh chọe nhất Trung Quốc nhưng visual đỉnh thôi rồi
13:45:38 18/11/2024

Tin mới nhất

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu

17:40:30 16/11/2024
Ngày 16/11, một lãnh đạo xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, trên khu vực vùng biển thuộc địa bàn xã vừa xuất hiện một đàn cá heo bị mắc cạn.

Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta

17:39:57 16/11/2024
Dự báo đến 7 giờ ngày 18-11, bão ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, đổi hướng Tây Tây Bắc và di chuyển chậm lại với tốc độ 15-20 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

Sức khỏe

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ sinh viên bênh bố, cầm búa gây án giết người ở Hà Nội

Pháp luật

19:22:20 18/11/2024
Trước khi diễn ra phiên tòa, tập thể sinh viên lớp Luật kinh tế của trường đại học nơi nữ sinh viên đang học tập có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình

Sao việt

19:21:08 18/11/2024
Theo như chia sẻ của Bình Tinh thì bà nội của chồng Hồng Loan qua đời. Trong ngày tổ chức tang lễ, Bình Tinh đã đến viếng.

Mẹ già qua đời, 2 anh em về chia tài sản thì phát hiện 175 triệu đồng và một mảnh giấy: Kết quả không ai muốn nhận tiền

Netizen

19:20:54 18/11/2024
Anh em ruột thịt nhưng đứng trước số tài sản mẹ để lại, không ai chịu nhường ai. Cuối cùng họ phải nhờ đến pháp luật để chia tài sản.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

Thế giới

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.