Cháy động cơ, máy bay Boeing 777 ở Mỹ chở 241 người phải hạ cánh khẩn cấp
Các quan chức Mỹ cho biết chiếc Boeing 777 với 241 người trên khoang phải hạ cánh khẩn cấp sau khi động cơ máy bay bị cháy trên không trung.
Video: Động cơ máy bay bốc cháy nhưng vẫn hạ cánh an toàn
Video: Khói đen phía sau máy bay
Máy bay của United Airline đang trên đường đến Honolulu khi gặp sự cố động cơ. Phần lớn mảnh vỡ rơi ở Công viên Common và Northmoor, Red Leaf, Broomfield, cách Denver khoảng 20 dặm (32 km) về phía Bắc.
Nhưng máy bay đã hạ cánh an toàn xuống Sân bay Quốc tế Denver. Cơ quan chức năng cho biết không ai bị thương.
Hình ảnh ghi lại động cơ bốc cháy của chuyến bay mang số hiệu 328 của hãng United Airlines (Mỹ) – Ảnh: REUTERS
Các quan chức Mỹ cho biết chiếc Boeing 777 với 241 người trên khoang đã gặp sự cố động cơ ngày 20/2.
Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Mỹ đang điều tra vụ việc và yêu cầu người dân Colorado không chạm vào các mảnh vỡ nếu họ tìm thấy chúng.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg nói với MSNBC rằng ông sẽ làm việc với NTSB để điều tra sự cố động cơ và “tìm hiểu bất kỳ bài học kinh nghiệm nào nhằm đem lại cảm giác an toàn mỗi khi chúng ta lên máy bay”.
Cư dân Clare Armstrong, nói với Fox News rằng cô đang ở công viên thì nghe thấy tiếng nổ lớn trên bầu trời và nhìn thấy các mảnh vỡ bắt đầu rơi xuống khu vực. Cô và những người khác trong công đã tìm nơi trú ẩn an toàn.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến động cơ số 2 trên máy bay gặp trục trặc. Một đoạn video quay từ mặt đất cho thấy chùm khói đen lớn bốc ra từ máy bay.
Sai lầm của phi công khiến Mỹ mất máy bay liên lạc chiến trường
Phi công thao tác sai sau sự cố động cơ khiến một trong 4 máy bay E-11A, khí tài quan trọng và rất khan hiếm của Mỹ, rơi ở Afghanistan.
Không quân Mỹ hồi đầu tuần công bố kết quả điều tra vụ máy bay E-11A số hiệu 11-9358 gặp nạn ở tỉnh Ghazni, phía tây Afghanistan hôm 27/1/2020, khiến hai thành viên tổ bay thiệt mạng. Đây là đòn giáng nặng nề vào khả năng liên lạc trên chiến trường của quân đội Mỹ, khi họ chỉ có vỏn vẹn 4 chiếc E-11A, loại máy bay được mệnh danh là "nút kết nối thông tin chiến trường" (BACN).
"Máy bay cất cánh từ sân bay Kandahar lúc 11h05. Nhiệm vụ diễn ra bình thường cho đến khi động cơ bên trái gặp sự cố lúc 12h50, một giờ 45 phút sau khi xuất phát. Một lá cánh turbine bị gãy và văng ra ngoài, khiến động cơ này ngừng hoạt động", báo cáo của Ủy ban Điều tra Tai nạn (AIB) thuộc không quân Mỹ có đoạn viết.
Xác máy bay E-11A gặp nạn hôm 27/1/2020. Video: Twitter/FJ .
Tuy nhiên, phi công lại nhận định sai tình huống và cho rằng động cơ bên phải đã gặp sự cố, dù đây là động cơ đang hoạt động bình thường. Chỉ 24 giây sau, họ tắt động cơ bên phải và dẫn tới tình huống máy bay mất cả hai động cơ.
Các chuyên gia cho rằng tổ lái E-11A nhận định sai do tiếng nổ lớn và rung lắc mạnh trong những giây sau khi lá cánh turbine văng ra, tương tự tình huống trên một máy bay Bombardier Global Express, nền tảng phát triển dòng E-11A, hồi năm 2006. Trong sự việc này, tổ lái cũng không thể xác định động cơ gặp sự cố và mất 1-2 phút theo dõi tham số máy bay, trước khi ra quyết định tắt động cơ trái và cứu được phi cơ.
Chủ tịch AIB xác định nguyên nhân tai nạn là lỗi phi công, chủ yếu là sai lầm khi phân tích động cơ gặp sự cố, dẫn tới tắt nhầm động cơ còn hoạt động và làm máy bay không còn lực đẩy. Bên cạnh đó, việc phi công không thể khởi động lại động cơ cũng như quyết định bay về căn cứ Kandahar của họ cũng góp phần dẫn tới tai nạn.
Vào thời điểm hỏng động cơ, chiếc E-11A ở vị trí cách sân bay quân sự Bagram khoảng 70 km, cách sân bay quốc tế Kabul hơn 31 km, cách căn cứ tiền phương Shank khoảng 52 km. Điều kiện khí tượng tại những địa điểm này đều bảo đảm hạ cánh an toàn, nhưng tổ lái lại quyết định quay về căn cứ Kandahar cách đó tới hơn 425 km.
"Đáng tiếc là họ không thể tái khởi động động cơ trên không, khiến phi cơ không đủ khả năng lượn về Kandahar. Không còn nhiều lựa chọn, tổ lái chuyển hướng đến căn cứ tiền phương Sharana, nhưng không đủ độ cao và tốc độ. Họ tìm cách đáp xuống cánh đồng cách căn cứ Sharana gần 40 km nhưng không thành công. Máy bay hư hại nặng khi tiếp đất và dừng hẳn cách đó 340 m", báo cáo có đoạn.
Cả hai phi công trên máy bay đều thiệt mạng trong sự cố.
Xác chiếc E-11A rơi tại tỉnh Ghazni hôm 27/1/2020. Ảnh: AP .
E-11A BACN được quân đội Mỹ phát triển từ máy bay chở doanh nhân tầm xa Bombardier Global 6000. Chỉ có 4 chiếc được xuất xưởng, tất cả đều biên chế cho Phi đoàn tác chiến điện tử viễn chinh số 430 và chỉ hoạt động tại căn cứ không quân Kandahar ở Afghanistan.
Số lượng máy bay E-11A trong biên chế ít đến mức Lầu Năm Góc không có phi cơ để huấn luyện trên lãnh thổ Mỹ, lần đầu các phi công được lái E-11A là khi họ được triển khai chiến đấu tại Kandahar.
BACN được coi là giải pháp hữu hiệu, giúp các khí tài khác nhau của Mỹ "hòa mạng" làm một và giúp kết nối binh sĩ dưới mặt đất với kiểm soát không lưu tiền phương (FAC) hoặc kiểm soát không kích liên quân (JTAC), nhất là trong địa hình phức tạp, gây ảnh hưởng tới việc truyền tín hiệu liên lạc. Binh sĩ có thể kết nối với máy bay đồng minh qua BACN mà không cần di chuyển tới vị trí lộ liễu, dễ bị đối phương tấn công liên lạc bằng sóng vô tuyến.
Tiêm kích tàng hình Trung Quốc ngừng gắn động cơ Nga Tiêm kích J-20 Trung Quốc sẽ ngừng dùng động cơ Nga, chỉ gắn động cơ nội địa WS-15 được cải tiến để "tốt ngang F-22 Mỹ". Các kỹ sư hàng không Trung Quốc nhận định biến thể động cơ WS-10C do nước này tự phát triển tốt ngang động cơ AL-31F của Nga, một nguồn tin quân sự cho biết. "Trung Quốc không...