Cháy công trường xây dựng, 38 người chết
Ngọn lửa bùng lên chiều nay tại công trường xây dựng nhà kho 4 tầng ở Icheon, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng và 10 người bị thương.
78 công nhân xây dựng đang thi công tầng hầm của nhà kho khi đám cháy xảy ra lúc 13h32 (11h32 giờ Hà nội) tại Icheon, cách Seoul khoảng 80 km về phía đông nam, theo sở cứu hỏa. 410 người, trong đó có 335 lính cứu hỏa, được huy động để dập tắt đám cháy lúc 18h42 (16h42 giờ Hà Nội).
Khói bốc lên từ nhà kho ở Icheon ngày 29/4. Ảnh: Reuters.
Các quan chức nghi ngờ hỏa hoạn là do một vụ nổ liên quan đến quá trình lắp đặt thang máy vận chuyển hàng hóa dưới tầng hầm và urethane, hóa chất dễ cháy được sử dụng để cách nhiệt. Một số người sống sót cho rằng tàn thuốc lá có thể là nguyên nhân lửa bùng lên.
“Ngọn lửa đã lan rất nhanh, các nạn nhân dường như không thể sơ tán trong suốt vụ cháy”, một lính cứu hỏa nói với Yonhap.
Trong số 10 người bị thương có một người trong tình trạng nguy kịch. Lính cứu hỏa gặp khó khăn khi tìm kiếm những người mất tích vì khí độc trong nhà kho. Tổng thống Moon Jae-in yêu cầu quan chức chính phủ huy động tất cả nguồn lực cho công tác tìm kiếm và cứu hộ.
Hai năm trước, hỏa hoạn tại một trung tâm thể hình ở Jecheon khiến 29 người thiệt mạng. Một tháng sau, bệnh viện ở thành phố Miryang bốc cháy khiến 41 người chết.
Tháng 6, đoàn tàu đầu tiên sẽ chạy thử trên tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên?
Để sớm đưa tuyến đường sắt Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đảm bảo hoàn thành 85% khối lượng dự án trong năm 2020, hướng tới mục tiêu phấn đấu đưa dự án vào vận hành động và tiến tới vận hành khai thác cuối năm 2021, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tăng tốc thi công các hạng mục tiếp theo của dự án.
Sau nhiều tháng bị quây tôn, trở thành đại công trường xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), ngày 27/4, mặt bằng của khu vực trung tâm quận 1, TP.HCM đã được dọn dẹp, trả lại bộ mặt vốn có, như trước đây của khu vực này.
Các đơn vị tạm thời thiết lập mảng xanh, tạo cảnh quan khu đất trống trước Nhà hát thành phố, nhằm chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020).
UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, thiết kế đồng bộ, tổng thể cảnh quan trục đường Lê Lợi từ Nhà hát thành phố đến chợ Bến Thành, trong đó sẽ tái lập Công viên Lam Sơn (trước Nhà hát thành phố) như trước đây.
Video đang HOT
Ban Quản lý Đường sắt đô thị cùng đơn vị thi công đã thực hiện tháo dỡ toàn bộ rào chắn đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ, mặt bằng phía trước Nhà hát thành phố đã được tái lập hoàn toàn.
Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, ga Nhà hát thành phố cùng ga Ba Son là một trong hai ga ngầm của gói thầu CP1b thuộc tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được thiết kế ngầm dài 190m, rộng 26m, gồm 4 tầng.
Cụ thể, tầng 1 gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động...), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách. Tầng 3 là tầng trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió, phòng cơ điện (hệ thống bơm nước thải), các ống thông gió của nhà ga và tầng 4 gồm sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách.
Việc hoàn trả mặt bằng sớm hơn 127 ngày so với kế hoạch thi công ban đầu. Trong khi đó, tại tầng B1 Ga Nhà hát thành phố đã cơ bản hoàn thiện sớm hơn 96 ngày so với kế hoạch. Đây là nỗ lực rất lớn của Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM và nhà thầu trong thời điểm còn nhiều khó khăn do dịch Covid-19.
Trao đổi với báo chí, ông Bùi Xuân Cường, Trưởng Ban quản lý (BQL) Đường sắt đô thị thành phố cho biết: "Thời gian qua, dự án có nhiều khó khăn, vướng mắc, một số hạng mục thi công còn chậm so kế hoạch đề ra; sự phối hợp giữa chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu chưa đồng bộ. Do đó, thời gian tới, để đạt được mục tiêu xây dựng đề ra, BQL cùng các nhà thầu phải tập trung xử lý các vướng mắc về hợp đồng, giải ngân, phối hợp giao diện giữa các gói thầu, cải tiến quy trình, phối hợp tốt hơn... để sớm đưa tuyến vào hoạt động".
Theo Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị TP.HCM, toàn bộ 2,6 km phần ngầm của tuyến Metro số 1 được nối thông, đồng nghĩa gần 20 km toàn tuyến từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (quận 9) thông suốt.
Dự kiến, tháng 6 năm nay, đoàn tàu đầu tiên sẽ chạy thử trên tuyến, sau đó chia thành nhiều phân đoạn thử nghiệm, phấn đấu hoàn thành dự án cuối năm 2021. Tuyến Metro số 1 sẽ có 17 đoàn tàu hoạt động, mỗi tàu có ba toa chở khách.
Hiện nay, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tăng tốc thi công các hạng mục tiếp theo của dự án như: lắp đặt hệ thống đường ray, hệ thống cơ điện, thông tin tín hiệu ... trên toàn tuyến và lắp đặt trang thiết bị, hoàn thiện tại các nhà ga, đảm bảo hoàn thành 85% khối lượng dự án trong năm 2020, hướng tới mục tiêu phấn đấu đưa dự án vào vận hành động và tiến tới vận hành khai thác cuối năm 2021.
Mặt khác, sau khi UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư cho tuyến Metro số 1, bài toán về nguồn vốn đã cơ bản được giải quyết nên tiến độ thi công sẽ được bảo đảm.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng phức tạp, chủ đầu tư cũng yêu cầu các đơn vị thi công quan tâm sát sao và trang bị thiết bị bảo hộ cần thiết để bảo vệ sức khỏe người lao động, tổ chức thi công an toàn, chất lượng.
Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá: "Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) mang tính biểu tượng; vì công trình đánh dấu sự chuyển mình phát triển của TP.HCM hôm nay và trong tương lai. Chính quyền và nhân dân rất kỳ vọng công trình này sớm hoàn thành. TP.HCM đã có kế hoạch tổ chức cho người dân đến tham quan dự án, khu vực đã hoàn thành để tăng cường công tác tuyên truyền".
Dưới đây là hình ảnh "diện mạo" tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên:
Chiều 26/4, tại buổi tham quan thực tế công trình Ga Nhà hát thành phố thuộc dự án tuyến Metro số 1, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, phía nhà thầu thi công đã tháo dỡ toàn bộ rào chắn công trường Metro số 1 đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ (quận 1), trả lại không gian, mặt bằng để tái lập mảng xanh cho khu vực này. Đồng thời đã xây dựng hoàn thiện cơ bản Tầng B1 Ga Nhà hát thành phố thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP: "Chúng tôi đã bàn giao 2.177m2 mặt bằng trước Nhà hát TP cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, thuộc Sở Xây dựng vào ngày 13/4; rút ngắn 17 ngày so với kế hoạch bàn giao và rút ngắn 137 ngày so với kế hoạch ban đầu của nhà thầu".
Đồng thời, đơn vị này cũng bàn giao mặt bằng phần đường theo hướng lưu thông từ đường Nguyễn Huệ đến đường Đồng Khởi, cho Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, thuộc Sở Giao thông vận tải, để chuẩn bị tổ chức giao thông trở lại.
Các công nhân đang tất bật tưới nước, chăm sóc hoa tạo cảnh quan xanh mát cho công viên trước Nhà hát thành phố. Người dân đang mong chờ chuyến tàu đầu tiên khởi hành.
Ban quản lý Đường sắt đô thị TP cho biết, ga Nhà hát TP cùng ga Ba Son là hai ga ngầm của gói thầu CP1b thuộc tuyến Metro số 1 được thiết kế ngầm dài 190m, rộng 26m, gồm 4 tầng. Ảnh: TTBC TP.HCM
Cụ thể, tầng 1 gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động...), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách. Tầng 3 là tầng trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió, phòng cơ điện (hệ thống bơm nước thải), các ống thông gió của nhà ga. Ảnh: TTBC TP.HCM
Tầng hầm B2 cũng đang dần hoàn thiện. Ban quản lý Đường sắt đô thị TP sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan tăng tốc thi công các hạng mục tiếp theo của dự án như: lắp đặt hệ thống đường ray, hệ thống cơ điện, thông tin tín hiệu... trên toàn tuyến và lắp đặt trang thiết bị, hoàn thiện tại các nhà ga. Ảnh: TTBC TP.HCM
Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên với chiều dài 19,7km gồm 2,6km đi ngầm và 17,1km đi trên cao, với 14 nhà ga bao gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao được khởi công xây dựng từ tháng 8/2012.
Điểm đầu của tuyến tại chợ Bến Thành, đi ngầm 2,6km từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố, đến ga Ba Son sau đó đi trên cao 17,1km theo rạch Văn Thánh, đi ngang qua sông Sài Gòn rồi chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới (quận 9, TP.HCM).
Đến nay khối lượng toàn dự án đạt 72%; đoạn trên cao đã thông tuyến vào tháng 6/2018, trong đó công tác hoàn thiện lợp mái các nhà ga trên cao đạt hơn 90%.
Ban quản lý Đường sắt đô thị TP cho biết, dự kiến cuối năm nay sẽ đạt 85% khối lượng toàn dự án và hướng tới mục tiêu đưa dự án vận hành khai thác cuối năm 2021.
Trong thời gian tới, UBND TP sẽ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, thiết kế đồng bộ, tổng thể cảnh quan trục đường Lê Lợi từ Nhà hát TP đến chợ Bến Thành, trong đó sẽ tái lập lại Công viên Lam Sơn (trước Nhà hát TP) như trước đây.
Văn Dũng - Đình Việt
Nhặt nhạnh đồ người ta bỏ đi ở ngoài đường, cô bạn cải tạo nhà kho thành căn phòng cực chill giữa Đà Lạt Nếu ví đồ đạc trang trí trong mỗi căn nhà là một chiếc áo thì phòng trọ của Uyên Trinh chính là chiếc áo chắp vá nhất hội nghiện nhà. Ai cũng có một sở thích, niềm đam mê riêng trong chuyện thiết kế, sắp đặt nhà cửa. Có người thích phong cách sang trọng, có người mê không gian thiên nhiên rộng...