Cháy chung cư mini: Bé gái may mắn sống sót nhờ hàng xóm kéo vào nhà
Trong lúc cùng gia đình tìm cách thoát khỏi đám cháy, N. kiệt sức dựa vào cửa nhà hàng xóm, may mắn được họ kéo vào trong nhà và thoát chết.
Hiện trường vụ cháy.
Những cuộc gọi nhỡ
Hai ngày qua, câu chuyện về vụ hỏa hoạn thương tâm xảy ra vào đêm muộn tại chung cư mini ngõ 29 phố Khương Hạ, phường Khương Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến nhiều người không khỏi xót thương.
Trong đó phải kể đến hoàn cảnh của bé gái L.T.N. (13 tuổi, quê ở xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội), người duy nhất trong gia đình 4 người còn sống sót sau vụ cháy. Cháu N. được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sau khi thoát khỏi đám cháy, sau đó người thân đã đến đón về nhà chịu tang bố mẹ và em trai.
Trong căn nhà nhỏ tại quê nhà cháu N. ở xã Thọ Xuân, khi người thân vừa lo xong hậu sự cho bố mẹ và em trai N., không khí tang thương vẫn bao trùm khắp ngôi nhà.
Ông L.V.T. (gần 73 tuổi, ông nội cháu N.) và vợ gào khóc liên tục gọi tên con cháu. Người mẹ già gần như đứng không vững vì quá đau đớn khi mất đi con cháu chỉ trong tích tắc.
Ông T. đau xót khi cùng lúc mất 3 người thân.
Gạt nước mắt, ông T. nói, dù may mắn sống sót sau vụ cháy kinh hoàng nhưng ông lo cho tinh thần của cháu N.,vì cú sốc lớn do cùng lúc mất bố mẹ và em trai.
“Hôm qua, lo xong tang lễ cho bố mẹ cháu, chúng tôi đã đưa N. ra ở tạm nhà người thân trong nội thành để cháu nguôi ngoai nỗi buồn. Nếu ở đây, hằng ngày nhìn thấy di ảnh bố mẹ chắc con bé không trụ nổi mất”, ông T. bật khóc.
Theo lời ông T., vợ chồng ông sinh được 3 người con, trong đó anh Th. (bố cháu N.) là con trai út trong nhà. Gia đình anh Th. mua một căn hộ ở tầng 7 tại chung cư mini trên phố Khương Hạ và sinh sống ở đó gần 10 năm nay. Anh Th. làm nghề sửa chữa máy tính còn vợ làm kế toán. Kinh tế không dư giả nên dù mua căn chung cư mini đã lâu nhưng gần đây hai vợ chồng mới trả hết nợ.
Video đang HOT
Nỗi đau mất một lúc ba người thân chưa nguôi ngoai, ông T. lại trăn trở cho tương lai của cháu gái. Gia đình ông từng tính phương án đưa N. về quê chăm sóc, nhưng nghĩ cháu vừa mất bố mẹ và em trai, giờ lại chuyển trường dễ bị sốc tâm lý, nên gửi qua nhà bác ở Hà Nội.
Sau khi lo liệu chu toàn tang lễ, ông T. động viên vợ, dù khó khăn thế nào cũng cố gắng chăm sóc cháu gái thay con. “Tôi mất hết rồi, chỉ còn mỗi cháu N. thôi. Rồi tương lai của cháu sẽ ra sao khi không còn bố mẹ ở bên, cứ nhìn thấy con bé tôi lại đau thắt tim gan”, ông T. nghẹn ngào nói.
Chị V. (bác ruột cháu N.) chia sẻ, sáng 13/9, cháu N. gọi cho chị rất nhiều cuộc điện thoại. Tuy nhiên, lúc đó chị đang làm ở công ty nên không cầm máy. Lúc nghỉ ăn cơm trưa chị mở điện thoại ra mới phát hiện nhiều cuộc gọi nhỡ từ cháu gái và dòng tin nhắn đau lòng.
“Cháu nhắn bảo, bác ơi con gọi cho bác nhiều mà chẳng được, chung cư nhà con bị cháy, bố mẹ và em con không biết đi viện nào, bác báo người nhà tìm giúp con”, chị V. nói và cho biết, sau đó chị lên mạng tìm hiểu thì mới nắm được thông tin chung cư em trai đang ở gặp hỏa hoạn.
Ngay sau đó, chị V. báo tin về cho gia đình. Chị chỉ nghĩ cháu N. không sao thì em trai, em dâu và cháu trai chị cũng không sao, “cùng lắm” chỉ bị thương thôi, ai ngờ lại ra nông nỗi này.
“Biết tin, gia đình tôi hơn 20 người đến hiện trường và tỏa đi khắp các bệnh viện tìm kiếm tung tích người nhà. Cả nhà vẫn hy vọng bố mẹ và em trai cháu còn sống. Đến khoảng 20h tối 13/9, mọi hy vọng đã bị dập tắt, ba thi thể của em trai, em dâu và cháu trai lần lượt được nhận diện tại Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi gào khóc trong vô vọng. Đau lòng lắm, cả gia đình em tôi hiền lành, tử tế, các con ngoan ngoãn, giờ đi hết rồi, còn mỗi cháu N. được hàng xóm cứu”, chị V. nấc nghẹn nói.
Bé gái thoát nạn nhờ hàng xóm cứu
Chị V. cho hay, theo lời kể của cháu N., vào khoảng 23h50 đêm 12/9, khi cả nhà cháu đang ngủ thì nghe thấy mọi người hô hoán “cháy nhà”. Lúc này, bố cháu N. bế con trai nhỏ, còn mẹ cháu dắt tay N. Đến khi ra ngoài hành lang bị xô đẩy, cháu ngã xuống và thất lạc. Mệt quá N. dựa vào cửa nhà hàng xóm, may mắn được họ kéo vào trong nhà và thoát chết.
“Sau đó, cháu được đưa vào viện, cháu không biết bố mẹ và em trai ở đâu nên mới gọi điện cho tôi thông báo”, chị V. nói và cho biết cháu N. hít phải nhiều khói khiến cơ thể suy nhược, sau khi biết tin bố mẹ và em không qua khỏi, cháu lầm lì, ít nói.
Trong đám tang đưa tiễn người thân tại quê nội chiều 14/9, N. chỉ ngồi một góc nhưng thấy ông bà suy sụp, khóc ngất, cô bé chạy ra ôm và luôn miệng nói “ông bà ơi còn có con nữa”.
Gia đình chị V. mong muốn cháu gái sớm ổn định tâm lý, trở lại trường lớp và sẽ từng bước tính chuyện của cháu.
“Gia đình tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình anh Hùng, hàng xóm của cháu N. đã cứu giúp cháu lúc hoạn nạn”, chị V. xúc động nói.
Chung cư mini xảy ra vụ cháy làm 56 người thiệt mạng.
Lãnh đạo xã Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, nhìn cảnh cháu N. đứng trước bàn thờ bố mẹ, ông không cầm được lòng.
“Tôi không dám nhìn thẳng khi bé gái đứng chịu tang bố mẹ và em” – lãnh đạo xã Thọ Xuân nói.
Chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình nạn nhân, lãnh đạo xã Thọ Xuân cho hay, gia đình cháu N. vào nội thành làm ăn và sinh sống từ lâu, ở quê còn ông bà nội hơn 70 tuổi, không có khả năng lao động. Sau khi nhận được thông tin đau lòng, chính quyền đã xuống thăm hỏi, động viên gia đình và đang kêu gọi hỗ trợ, giúp đỡ để cháu N. vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đừng để an toàn đường sắt trông chờ vào ý thức của người dân và sự may mắn
Mạng lưới đường sắt quốc gia vẫn còn hơn 3.600 lối đi tự mở. Các chuyên gia giao thông cho rằng, đã đến lúc cần quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp đối với hành lang an toàn giao thông đường sắt và phải thực thi nghiêm với những địa phương không hoàn thành nhiệm vụ.
Đường ngang dân sinh tại thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế). Ảnh tư liệu, minh họa: Hồ Cầu/TXVN
Đã có rất nhiều vụ tai nạn đường sắt xảy ra liên quan đến đường ngang dân sinh, để lại nhiều hệ lụy cho các gia đình nạn nhân và xã hội. Chính phủ đã ban hành 1 đề án đưa ra nhiều giải pháp để xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt. Tuy vậy, kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng.
Theo thống kê của ngành đường sắt, tai nạn giao thông liên quan đến đường sắt thời gian qua đã giảm dần cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, các vụ tai nạn giao thông xảy ra tại các lối đi tự mở vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, từ 70 - 80%. Vì vậy, việc xóa các đường ngang dân sinh trái phép sẽ góp phần giảm rất sâu số vụ tai nạn giao thông liên quan đến đường sắt.
Tại Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt được ban hành theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 358) đã đưa ra nhiều giải pháp, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện đề án từ các bộ, ngành, địa phương... trong triển khai và bố trí nguồn vốn, đồng thời xác định rõ lộ trình thực hiện. Đặc biệt, Đề án 385 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 phải xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt, xử lý triệt để vi phạm; giảm tai nạn giao thông đường sắt từ 5 - 10% hàng năm, hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng.
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho hay, qua hơn 2 năm triển khai Đề án 358, với sự phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải, ngành đường sắt và các địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định. Tính đến 30/9/2022, đã xóa bỏ được 418 lối đi tự mở, còn lại 3.606 lối đi.
Cùng với đó, xây dựng đường gom, hàng rào được 7,737km, đạt 1,19% kế hoạch tại Đề án 385; xây dựng 4 đường ngang, đạt 1,35%; xây dựng hầm chui được 1 hầm, đạt 0,67% kế hoạch.
Tuy nhiên, lãnh đạo VNR thừa nhận, tiến độ thực hiện Đề án 385 còn chậm, trong khi còn tồn tại số lối đi tự mở lớn, đồng nghĩa nguy cơ cao xảy ra mất an toàn giao thông vì đa số các vụ tai nạn xảy ra tại các lối đi tự mở và dọc 2 bên đường sắt.
Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho hay, xác định xóa bỏ lối đi tự mở là giải pháp căn cơ để hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Vũ Quang Khôi thừa nhận việc triển khai Đề án 358 gặp nhiều khó khăn, một số tỉnh còn chậm trễ. Lý do hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc kiểm tra hiện trường để lập kế hoạch, lộ trình thực hiện.
Ông Vũ Quang Khôi băn khoăn với mục tiêu Đề án 358 đặt ra là đến năm 2025 phải xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở nhưng giờ đã sang quý IV/2022 vẫn còn tồn tại hơn 3.600 vị trí. Cục đã có nhiều văn bản đôn đốc, tuy nhiên, việc tổ chức lập kế hoạch, lộ trình tổng thể để xóa bỏ lối đi tự mở của một số địa phương còn chậm. Từ đầu năm đến nay, Cục đã có nhiều đoàn công tác làm việc với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ.
Đại diện lãnh đạo VNR cho hay, nguyên nhân chính dẫn tới sự chậm trễ này là do các địa phương chưa chủ động bố trí nguồn kinh phí thực hiện xóa đường ngang trái phép qua đường sắt.
"Vướng mắc lớn nhất của các địa phương là nguồn kinh phí. Trong Đề án 358/QĐ-TTg cũng quy định nguồn ngân sách địa phương và Trung ương. Tuy nhiên, các địa phương cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch, nếu vướng kinh phí cũng phải đề nghị với Bộ Giao thông Vận tải hoặc các bộ, ngành để bố trí thực hiện, không thì sẽ rất chậm", đại diện VNR chia sẻ.
Là một trong số ít địa phương đã bố trí được nguồn kinh phí để xóa bỏ đường ngang dân sinh trái phép, tỉnh Hải Dương đã bố trí một phần từ ngân sách của tỉnh, một phần từ kinh phí mục tiêu của Bộ Giao thông Vận tải bố trí cho tỉnh.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hải Dương, do việc xóa đường ngang dân sinh trái phép được coi là nhiệm vụ cấp bách nhằm giảm tai nạn giao thông, nên được địa phương ưu tiên vốn để thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn cho vấn đề trên.
Các chuyên gia giao thông nhìn nhận, khó khăn về nguồn vốn được coi là một trong những lý do chính khiến việc thực hiện Đề án 358 về xóa đường ngang trái phép qua đường sắt triển khai chậm trễ. Tuy nhiên, việc thiếu sự quyết tâm của chính quyền địa phương cũng là yếu tố không nhỏ trong nỗ lực xóa bỏ đường ngang trái phép qua đường sắt.
Mặt khác, trong trường hợp ngân sách Nhà nước có thể bố trí đủ để giải tỏa hành lang an toàn đường sắt, xây dựng đường ngang, xóa bỏ lối đi tự mở mà chính quyền địa phương không quyết liệt vào cuộc, không có gì đảm bảo kết quả được lâu bền.
Vì thế, các chuyên gia giao thông cho rằng, đã đến lúc cần quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp đối với hành lang an toàn giao thông đường sắt và phải thực thi nghiêm với những địa phương không hoàn thành nhiệm vụ.
Với mạng lưới đường sắt quốc gia hiện còn tồn tại hơn 3.600 lối đi tự mở thì đây là hiểm họa tiềm tàng đối với hành khách và những đoàn tàu đang ngày đêm đi qua các tuyến đường, bởi sự an toàn giờ vẫn chỉ trông chờ vào ý thức của người dân và cả sự may mắn.
Nhằm thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đưa ra tại Đề án 385, mới đây nhất, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua đề nghị các địa phương chỉ đạo, đôn đốc cơ quan chức năng địa phương khẩn trương lập hồ sơ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách dọc theo đường sắt để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt. Đặc biệt, ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt theo kế hoạch, lộ trình được phê duyệt.
Tại văn bản này, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị một số địa phương như Bình Dương, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Lâm Đồng và Lạng Sơn chưa phê duyệt kế hoạch, lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở hiện có trên địa bàn, khẩn trương lập, phê duyệt kế hoạch và gửi về Bộ Giao thông Vận tải để cùng phối hợp thực hiện.
Bắt biển ngũ 9, người phụ nữ tắt điện thoại vì người mua gọi dồn dập Khi đi mua xe, nhiều người khá quan trọng việc biển số và mong sẽ bốc trúng những dãy số may mắn để việc sử dụng thuận tiện hơn. Trong đó có không ít cá nhân may mắn bấm được biển số cực đẹp và ngẫu nhiên có cơ hội "đổi đời". Dòng xe mà người phụ nữ ở Hà Nội mua. (Ảnh...