Chạy chức, chạy quyền: Cần phải bắt tận tay những “kẻ đi đêm”
Vấn nạn “chạy chức, chạy quyền” đang hết sức tinh vi và phức tạp dưới nhiều hình thức “đi đêm”. Người ta “chạy” vào một chỗ trong cơ quan công quyền, sau đó làm “bàn đạp” để đạt mục đích cá nhân.
Ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng không khỏi băn khoăn khi trao đổi với PV về vấn đề này.
Ông Ngô Văn Sửu.
Cơ chế sinh “đục khoét”
Có ý kiến cho rằng, cần “luật hóa” trước thực trạng đáng báo động “chạy chức, chạy quyền” hiện nay, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Vấn nạn “chạy chức, chạy quyền” xuất hiện từ thời phong kiến chứ không phải nay mới đề cập. Thời nay, vấn nạn này diễn biến phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều dưới mọi hình thức. Chúng đang ngấm ngầm gây nguy hại cho xã hội, khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Tại nhiều kỳ họp Quốc hội đã chỉ ra, có hiện tượng “chạy” song không phổ biến, nhưng đáng lo ngại và cần loại trừ.
Thực tế, chỉ những người yếu kém về tài, đức mới tìm mọi cách “mua” một chỗ ngồi trong cơ quan công quyền, làm bàn đạp để đạt mục đích cá nhân khác. Nói đến “mua bán” là nói đến lãi, lỗ. Bởi vậy, khi anh bỏ ra một số tiền để ngồi vào vị trí nào đó, anh đã tính toán đến việc “thu hồi vốn” bằng mọi cách. Bởi vậy, sinh ra những kẻ “đục khoét”, đó không khác gì đạo tặc lộng hành cần phải loại bỏ.
Video đang HOT
“Chạy chức, chạy quyền” chính là hành vi hối lộ, tham nhũng của những người có chức, có quyền cần phải nghiêm trị. Trước kia, người ta “mua” một cách lén lút và tự cảm thấy xấu hổ thì nay người ta xem đó như là chuyện bình thường. Hiện tượng “chạy chức, chạy quyền” còn liên quan đến lợi ích nhóm, địa phương chủ nghĩa. Ví dụ, khi anh đã ngồi vào vị trí quan trọng nào đó, anh sẽ chỉ định, bổ nhiệm những người thân tín, người cùng quê, cùng nhóm lợi ích với mình. Và kiểu bổ nhiệm như thế làm sao công tâm, chọn được đúng người tài đức được. Việc thi cử hiện nay tại không ít bộ ngành, địa phương vẫn còn hình thức, gian lận.
Thưa ông, cái khó trong việc bắt tận tay những người “đi đêm” là gì?
Như tôi đã nói, có rất nhiều kiểu “đi đêm” mà người ngoài cuộc khó mà phát hiện được, chúng rất tinh vi và khôn ngoan. Chúng tìm mọi cách tiếp cận những người có chức, người có quyền quyết định việc cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ để cậy nhờ. Việc quan chức “bắt tay” doanh nghiệp để cùng nhau hưởng lợi hiện nay cũng khá phổ biến. Nhiều vị trí quan trọng, có tính quyết định và để ngồi vào vị trí đó không phải ít tiền. Bởi vậy, có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và công chức. Doanh nghiệp sẵn sàng “đầu tư” để anh vào được vị trí này, đổi lại, anh phải cho tôi dự án này, dự án nọ. Ngoài ra, còn muôn kiểu “chạy chức, chạy quyền” khác như tặng con sếp suất đi du học, tặng vợ sếp chiếc xe máy, ô tô, bán hóa giá cho sếp miếng đất, căn biệt thự, mảnh đất…
“Chạy chức, chạy quyền” ắt bất tài vô dụng
Trước thực trạng “chạy chức, chạy quyền” đang ngấm ngầm khó xử lý, làm gì để hạn chế vấn nạn này, thưa ông?
Giải pháp nào giải quyết được vấn nạn này không phải dễ. Bởi thực tế việc “mua quan, bán chức” đang diễn ra theo kiểu “đi đêm” rất mạnh mẽ, trên nhiều mặt trận nhưng rất khó xử lý. Bởi thế, cần phải tìm ra cách thức lựa chọn được người cán bộ có đủ tâm, đủ tài vào bộ máy Nhà nước.
Trước hết phải đánh giá khách quan những người vào diện quy hoạch, tuyệt đối không có yếu tố riêng tư, lợi ích nhóm, chủ nghĩa địa phương… Đánh giá năng lực thực tiễn, vào những việc đã làm được, chứ không nên căn cứ vào thâm niên, sống lâu lên lão làng.
Để hạn chế vấn nạn “mua quan, bán chức”, tôi cho rằng phải dân chủ. Một vị trí phải nhiều người ứng cử, chứ không như hiện nay có những vị trí chỉ có một người ra ứng cử. Kiểu bầu cử như thế thì bầu cử để làm gì.
Một số cán bộ, quan chức, trong đó có cả Đại biểu Quốc hội vừa qua bị bắt, bị người dân “tố”. Theo ông, việc bổ nhiệm cán bộ đối với những cán bộ đó có vấn đề gì không?
Một thực tế đáng buồn trong thời gian vừa qua, không ít cán bộ, trong đó có cả ĐBQH cũng “dính” đến tham nhũng, lừa đảo, lợi dụng chức vụ để làm bậy. Đây chính là hệ quả của việc bổ nhiệm, giới thiệu người thiếu tài đức vào những vị trí quan trọng.
Có người, khi ngồi vào chức vụ kha khá, lại hướng tới vị trí cao hơn để có nhiều quyền lực, bổng lộc, cơ chế bắt phải có học hàm, học vị. Những cuộc chạy đua bằng cấp bắt đầu bằng mọi giá, thậm chí mua bằng giả, nhờ học hộ thi thuê… Bởi vậy, nhiều quan chức bị phát hiện dùng bằng giả, thậm chí có người còn “sính” bằng quốc tế. Để lọt những cán bộ như vậy cũng là lỗi của công tác cán bộ.
Bởi vậy, công tác cán bộ mà không tinh tường chọn những người này vào đứng trong hàng ngũ của Đảng sẽ gây phương hại cho xã hội. Những người bất tài này chỉ khiến xã hội trong một vòng luẩn quẩn, không phát triển được, hiệu quả quản lý, điều hành đất nước của cơ quan Nhà nước kém đi bởi những “kẻ chạy chức, chạy quyền” mà ra.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Đời sống pháp luật
Đề nghị con trai ông Truyền giải trình kê khai tài sản
Công an tỉnh Bến Tre cho biết dù chưa nhận được chỉ đạo từ phía Tỉnh ủy nhưng cơ quan này đã chủ động buộc cán bộ của mình phải giải trình.
Những ngày qua, dư luận đặt vấn đề về nguồn gốc khối tài sản được cho là của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ - hiện do con trai ông là đại úy Trần Hoàng Anh - Đội trưởng Đội Văn phòng thuộc Phòng CSGT Đường bộ và Đường sắt Công an tỉnh Bến Tre - đứng tên. Trước các luồng dư luận trái chiều, ngày 28/11, đại tá Đoàn Thế Tân, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bến Tre, cho biết ban giám đốc công an tỉnh đã đề nghị ông Anh giải trình về việc kê khai tài sản của mình; giao Phòng Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc ông Anh thực hiện ý kiến chỉ đạo nêu trên và phải hoàn thành báo cáo giải trình trong tuần tới.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, ông Anh đã mua gom nhiều thửa đất của các hộ dân tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre với tổng diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư hơn 16.500 m2 và đứng tên trong giấy đăng ký quyền sử dụng đất.
Ngôi biệt thự và khu vườn ở xã Sơn Đông, TP Bến Tre do đại úy Trần Hoàng Anh đứng tên
Trên diện tích đất này, ông Anh xin giấy phép xây dựng và đứng chủ quyền ngôi biệt thự này. Báo cáo với cơ quan chức năng, ông Truyền cho biết kinh phí xây dựng căn biệt thự khoảng 11 tỉ đồng, trong đó 4 tỉ đồng là vốn của em gái nuôi ở quận 9, TP HCM cho mượn, còn lại 7 tỉ đồng là vốn tích cóp của gia đình.
Ngoài ra, ông Anh còn đứng tên sở hữu gian nhà kho tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, TP Bến Tre xây dựng trên thửa đất rộng 350 m2. Đất này có nguồn gốc của quân đội, ông Truyền được cấp và xin miễn luôn tiền thuế đăng ký cấp quyền sử dụng đất. Ông Anh cũng đứng tên sở hữu ngôi nhà tại số 6 Lê Quý Đôn, phường 1, TP Bến Tre do ông Truyền mua theo tiêu chuẩn Nghị định 61 của Chính phủ.
Ông Anh có xe tải chở hàng, có ô tô riêng cùng khoản vốn 3 tỉ đồng để hùn kinh doanh đại lý bia... nhưng không kê khai đầy đủ. Các tài sản trên có từ trước đó, mặc dù đã nhậm chức từ tháng 11/2012 nhưng suốt năm 2013, ông Anh không chấp hành kê khai tài sản đúng theo quy định. Sau khi nghi vấn về khối tài sản của ông Truyền bị báo chí phanh phui, tháng 3-2014, ông Anh mới bắt đầu kê khai.
"Trường hợp của Hoàng Anh đang là cán bộ công an, có tài sản từ trước mà sau khi nhậm chức, không chịu kê khai theo quy định pháp luật, như vậy là vi phạm" - ông Tân khẳng định. Tuy nhiên ông Tân không trả lời rõ tài sản của ông Anh kê khai gồm có những gì bởi không được phép cung cấp thông tin thuộc về bí mật cá nhân. Song ông Tân khẳng định: "Có kê khai hay không kê khai, sớm muộn gì cơ quan chức năng cũng sẽ chỉ đạo thanh tra làm rõ. Cán bộ sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó!".
Thông tin từ Tỉnh ủy Bến Tre, sau khi nhận được kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, ông Truyền phải làm kiểm điểm dựa trên những sai phạm về lĩnh vực đất, nhà ở... vừa công bố. Đầu tháng 12, sau khi ông Truyền nộp kiểm điểm, sẽ tiến hành kiểm điểm ông trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời buộc ông phải tháo dỡ nhà kho, bàn giao thửa đất bị đề nghị thu hồi trên đường Nguyễn Thị Định.
Theo Dương Minh Phương (Người lao động)
"Quan chức giàu quá dân không chịu được đâu!" "Vụ ông Trần Văn Truyền chỉ là một thí dụ thôi, vấn đề quan trọng là phải tìm ra những "ông Truyền" khác. Phải kiên quyết làm mới được vì quan chức mà giàu quá thì dân không chịu được đâu" - đại biểu Đỗ Văn Đương nói. Ngày 25/11, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương chia sẻ với...