Chạy chữa 10 năm mới sinh được con, người phụ nữ khóc nghẹn khi con mắc bệnh quái ác
‘Điều trị hiếm muộn suốt 10 năm mới có một mụn con, chưa kịp vui mừng thì chồng phát bệnh thần kinh, con mắc bệnh hiểm nghèo.
Tôi biết làm gì để cứu con đây?’, chị Thành lo lắng.
Chồng thần kinh, con mắc bệnh hiểm nghèo
Hơn một năm qua kể từ ngày con gái (3 tuổi) phát hiện mắc bệnh viêm cầu thận, chị Phạm Thị Thành (40 tuổi, trú thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) gác lại tất cả mọi công việc để chăm sóc con, ôm con nằm viện. Dù cuộc sống vất vả, khó khăn chồng chất nhưng với người phụ nữ này, giờ chẳng còn gì quan trọng ngoài sự sống của con gái bé bỏng.
Chị Thành bên con gái.
“Đợi chờ suốt 10 năm, vợ chồng tôi mới có mụn con. Vậy mà ông trời không thương, bắt con gái tôi phải gánh chịu bất hạnh thế này. Bác sĩ nói bệnh của con sẽ phải chữa trị rất lâu và có nguy cơ xấu, có thể ảnh hưởng tính mạng. Nếu con có mệnh hệ gì, tôi biết sống làm sao?”, ôm con vào lòng, chị Thành khóc nghẹn.
Mới 3 tuổi, bé Ngọc đã phải mang trong mình căn bệnh quái ác.
27 tuổi, chị Thành kết hôn với anh Đặng Đình Huynh (lớn hơn10 tuổi). Đợi chờ một năm rồi 3 năm vẫn không có tin vui, làm được đồng nào, 2 vợ chồng vay mượn thêm để điều trị hiếm muộn. Hễ ai bày cho bài thuốc nào hay, bác sĩ nào giỏi, bệnh viện nào uy tín, dù xa xôi đến mấy họ cũng cố gắng đi tìm, nuôi hi vọng. Mãi đến 10 năm sau, hạnh phúc mới vỡ òa khi chị Thành biết tin mình mang thai đứa con đầu lòng. Hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau khóc vì khát khao được làm cha, làm mẹ cuối cùng cũng thành hiện thực.
Bé Ngọc phát hiện mắc bệnh viêm cầu thận khi mới hơn 1 tuổi.
Bé Đặng Bảo Ngọc (3 tuổi) chào đời trong niềm vui của gia đình. Nhưng rồi, chưa kịp vui mừng thì sóng gió ập đến.
“Con chào đời vừa được 7 tháng thì chồng phát bệnh thần kinh, suốt ngày nói nhảm, bỏ nhà đi lang thang. Tôi gửi con nhờ 2 bên nội ngoại chăm sóc để đưa chồng nằm viện điều trị. Bác sĩ kết luận anh ấy mắc bệnh thần kinh, hoang tưởng, rối loạn tâm thần”, chị Thành kể.
Anh Huynh được chẩn đoán bị thần kinh đã 2 năm nay.
Video đang HOT
Những lúc phát bệnh, anh Thành thường thức trắng đêm, nói nhảm, bỏ nhà đi lang thang.
Điều trị bệnh cho chồng được một năm, sức khỏe vừa có dấu hiệu tiến triển tốt thì con gái lại có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt co giật, toàn thân phù nề. Hốt hoảng đưa con thăm khám, chị Thành ngã quỵ khi cầm kết luận con mắc bệnh viêm cầu thận.
Gánh nặng đè lên vai, chị đành xin cho chồng xuất viện, lấy thuốc về điều trị tại nhà rồi ôm con nằm viện. Di chứng của căn bệnh khiến bé Ngọc thường xuyên bị sốt, nhiễm trùng nước tiểu, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên. Nghĩ đến chồng ốm, con bệnh, chị Thành chỉ biết bất lực thở dài.
Khẩn cầu của người mẹ bất hạnh
Ông Phạm Hồng Hạnh- Trưởng thôn Hướng Phương (xã Quảng Phương) chia sẻ, bệnh tật bủa vây khiến cuộc sống của gia đình chị Thành lâm vào cảnh vô cùng khó khăn. Chị Thành là trụ cột chính trong gia đình nhưng quanh năm lần lượt đưa chồng thần kinh, con gái mắc bệnh hiểm nghèo nằm viện điều trị suốt nên không thể làm gì kiếm thu nhập. Kinh tế trông chờ vào hơn một sào ruộng, chị Thành chăn nuôi thêm con lợn, đàn gà trang trải cuộc sống.
Gia đình chị Thành là hộ khó khăn triền miên của xã nhiều năm nay.
Căn nhà cũ, chật chội bố mẹ chồng (đã mất) để lại được ngăn làm đôi, một nửa vợ chồng chị Thành ở, nửa còn lại gia đình em trai chồng ở. Căn nhà đến nay đã xuống cấp trầm trọng nhưng họ không có điều kiện để sửa lại.
Căn nhà cũ nát của bố mẹ chồng để lại được ngăn làm đôi, một nửa vợ chồng chị Thành ở, nửa còn lại gia đình em trai chồng ở.
“Bệnh tật, uống thuốc tây triền miên nên con thấp bé hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng lứa. Phải hạn chế ăn đồ ăn mặn, nên con không chịu ăn, ít ngủ, quấy khóc suốt ngày đêm. Lúc nào cũng quấn lấy mẹ, không chịu rời nên tôi cũng không thể làm gì được. Thương con thích đi học nhưng sức khỏe yếu, không thể đến trường, tôi vẫn bày cho con tập viết, tập vẽ.
Thời gian rảnh, chị Thành thường bày cho con tập vẽ, tập viết.
Cũng may bệnh của chồng cũng đỡ hơn trước. Những lúc tỉnh táo, anh ấy vẫn cố gắng xin làm phụ hồ trong các công trình xây dựng gần nhà để kiếm tiền chữa bệnh cho con. Tuần nào may mắn cũng làm 2 đến 3 ngày, người ta trả cho đồng nào biết ơn đồng ấy. Những lúc phát bệnh, anh lại thức trắng đêm, nói nhảm, gào thét, rồi bỏ nhà đi lang thang. Không ít lần tôi phải cùng anh em họ hàng, bà con trong xóm tản đi khắp nơi tìm”, chị Thành chia sẻ thêm.
10 năm kiên trì điều trị hiếm muộn, chị Thành đã vay mượn số tiền hơn 100 triệu đồng. Từ ngày chồng, con lần lượt mắc bệnh, nợ nần càng thêm chồng chất. Chỉ tính riêng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm cho chồng, con, mỗi tháng hết trên 2 triệu đồng, đó là chưa kể chi phí đi lại, thăm khám, điều trị. Tính đến nay, chị Thành đã vay trên 200 triệu đồng.
Bệnh tật hành hạ, bé Ngọc phải đi viện thường xuyên, quấy khóc suốt ngày.
“Nhìn chồng, con như vậy, nợ nần chồng chất, nhiều khi tôi thấy áp lực vô cùng. Bác sĩ nói bệnh của con phải điều trị thời gian rất lâu dài và có nguy cơ theo chiều hướng nặng dần. Nếu không kiên trì điều trị thì con sẽ không còn tương lai, có khi phải đánh đổi cả sự sống.
Hàng chục năm chung sống, tài sản vợ chồng tôi không có gì ngoài đứa con. Vậy mà bây giờ phải gánh bệnh tật thế này. Tôi biết làm gì để cứu con, cho con có được cuộc sống khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Chồng tôi như vậy thì đành cam phận, mong mọi người thương cảm hoàn cảnh, cứu lấy con tôi”, chị Thành nghẹn ngào khẩn cầu.
Bố bị thần kinh. Mới 3 tuổi, tương lai bé Ngọc cũng trở nên mịt mù vì căn bệnh quái ác. Gia đình lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần, không tiền cứu chữa. Ngay lúc này, sự sống cũng như tương lai của bé Ngọc đang rất cần sự sẻ chia của mọi người.
Độc giả hảo tâm giúp đỡ bé Ngọc xin gửi về địa chỉ: Chị Phạm Thị Thành, thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
Hoặc STK của chị Thành: 3804205483262, ngân hàng Agribank, chủ TK: Phạm Thị Thành. ĐT: 0375161207.
8 tháng tuổi, em bé ngã quỵ vì căn bệnh quái ác và nụ cười tỏa nắng "cứu vớt" 13 năm sau
Có lần cô bé Thư đã nghĩ quẩn, nhưng thương mẹ, Thư lại quyết định ở lại cuộc đời này với mong ước lan tỏa những điều tốt đẹp đến với nhiều người như mình.
Cuộc sống tại Mỹ của nữ sinh đạt học bổng 50 tỷ, trúng tuyển 18 trường với bài luận 100 từ Bác sĩ 9x bỏ thu nhập cao để lên biên giới, dành tiền lương và xin tiền mẹ để cứu người Cô dược sĩ đam mê nuôi chó Phú Quốc, sở hữu ba "khuyển vương" trị giá một tỷ đồng
Chúng tôi đến thăm Trần Thị Anh Thư (SN 2008, Nam Định) vào một buổi chiều khi em vừa đi làm căn cước công dân về. Nói là "đi" thì cũng không đúng, vì căn bệnh thoái hóa khớp tủy đã làm em không thể ngồi hay đứng dậy đi lại. Giờ đây chỉ có thể nhờ mẹ bế thì mới được ra ngoài. Người mẹ giữ thật cẩn thận để em không bị ngã, còn Thư thì nằm trong lòng mẹ, nhỏ bé, yếu ớt.
Trong căn phòng nhỏ nơi Thư và mẹ hiện đang sinh sống không có gì nhiều ngoài những vật dụng thường ngày như chiếc quạt, phích nước, vài ba bộ quần áo và chăn màn đã được gấp gọn gàng.
Từng nghĩ quẩn đến mức làm đau bản thân
"Cháu biết mình mắc bệnh hồi 13 tuổi, cháu lên google tìm hiểu xem bệnh đó như thế nào, sau đó lại thấy hụt hẫng vì đến giờ chưa có cách nào chưa được bệnh này cả", Thư trải lòng.
Chị Thoa (SN 1981) mẹ của Thư chia sẻ, khi sinh ra, Thư cũng như bao đứa trẻ bình thường khác, cũng biết lẫy, biết bò, biết vịn cửa đứng lên. Nhưng đến khi 8 tháng tuổi, em yếu dần đi, không tự đứng lên được nữa, ngồi cũng không vững, vẹo hết cả xương sườn, xương sống.
"Bác sĩ chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp tủy của cháu càng lúc sẽ càng nặng hơn, tuổi thọ cũng rất thấp. Nhà tôi có một bé đầu cũng bị bệnh như thế và mất lúc 4 tuổi rồi. Hai vợ chồng cũng rất buồn, chỉ mong Thư khỏe mạnh hơn".
Bé Anh Thư bị bệnh nan y, nhưng trên môi vẫn không tắt nụ cười.
Chị Thoa bảo, gia đình cũng từng cho Thư đi thuốc thang khắp nơi nhưng thời gian gần đây đã dừng. Cả Thư và bố mẹ cũng đã dần chấp nhận thực tế đau buồn này. Chị Thoa hiện làm công nhân ở công ty may Giang Nam, lương 7 - 8 triệu đồng một tháng, hai mẹ con cũng đủ sống và tiết kiệm dành dụm cho những lúc Thư ốm đau.
Bố Thư đi làm xa, thỉnh thoảng gọi điện về hỏi thăm và cho em 500 - 700 nghìn đồng để em thích gì thì mua. Tuy cuộc sống không mấy dư dả nhưng mọi người luôn cố gắng để Thư được vui vẻ.
Năng lượng tích cực của Thư khiến mẹ em cảm thấy được an ủi phần nào.
"Trông con như vậy thật ra rất vất vả. Đêm ngủ cháu cũng gọi mẹ dậy 1 - 2 lần để trở mình. Thư không thể nằm mãi một bên được vì rất đau.
Năm cấp hai, Thư không có bạn bè chơi cùng, lúc đấy cháu nhận thức được là bị bệnh như này như người vô dụng, không làm được gì mà lại phiền đến người khác. Thư không có ai để chia sẻ, có khoảng thời gian áp lực quá, cháu tự làm hại bản thân, thậm chí có ý định huỷ hoại mình", chị Thoa trải lòng.
Nghĩ đến tương lai của con, bản thân người mẹ cũng mông lung vì nhận thức của Thư chỉ ngang với trẻ lớp 1, lại không làm được việc gì vì sức khỏe yếu, kém tự tin.
Muốn lan tỏa sự lạc quan cho người cùng cảnh ngộ
Bản thân chị Thoa cũng mắc bệnh trầm cảm mấy năm nay. Quá nhiều những khó khăn, vất vả, sự tù túng trong cuộc sống đã khiến chị gặp vấn đề về tâm lý khá lớn. Nếu uống thuốc sẽ gây buồn ngủ và ngủ rất say, đêm con gọi không nghe thấy gì; mà dừng lại không uống nữa thì bệnh trở lại như cũ, thành ra chị cũng rối.
Thư dùng các nền tảng MXH để lan tỏa sự lạc quan đến người khác.
Chị Thoa cảm thấy vui vì Thư là người hiểu chuyện, rất quan tâm và lo lắng cho mẹ. Đôi khi chị coi em như người bạn, hai mẹ con tâm sự với nhau, Thư nói chuyện với mẹ cũng rất chín chắn, truyền cho mẹ rất nhiều năng lượng tích cực.
"Cháu cảm thấy may mắn vì nhiều trường hợp còn bị nặng hơn. Cháu như này là vẫn còn nhẹ lắm. Nên thỉnh thoảng cháu vẫn động viên mẹ cố gắng, cứ từ từ biết đâu bệnh lại khỏi".
Sau khi trải qua những tháng ngày sống trong sự thất vọng, chán nản cùng cực, hơn ai hết, Thư hiểu rõ tinh thần lạc quan, yêu đời ảnh hưởng lớn đến như thế nào với người bị bệnh. "Cháu chết đi thì có biết gì đâu, chỉ đau lòng cho người ở lại, từ đó cháu không bao giờ nghĩ đến chuyện chết nữa mà phải sống thật tích cực".
Đó cũng là lý do mà Thư luôn muốn lan tỏa năng lượng tích cực của mình cho những người cùng cảnh ngộ. Em làm điều đó mọi lúc có thể. Không thể di chuyển được, Thư làm điều đó qua mạng xã hội, qua Facebook, YouTube hay TikTok.
Rất nhiều người đã tìm đến Thư để ngỏ ý muốn giúp đỡ, từ tặng quà, tiền mặt cho hai mẹ con nhưng em đều từ chối. Em muốn dành những sự tốt đẹp đó cho người khác vì tự thấy bản thân mình đã đủ, không cần dùng đến số tiền đó.
Một trong những người mà Thư tìm đến để lan tỏa năng lượng tích cực đó là Thơ Nguyễn - người đã đến tận nhà tặng em cái ôm như "mơ ước nhỏ nhoi" muốn làm cho "cuộc đời phải thật hạnh phúc" của mình.
YouTuber Thơ Nguyễn trong một lần gặp gỡ Anh Thư.
"Tôi biết đến bé Thư khá tình cờ thông qua mạng xã hội. Đã rất nhiều lần tôi cùng mọi người ngỏ ý giúp đỡ vì biết gia đình Thư không khá giả, em đều từ chối. Điều tuyệt vời nhất là dù khó khăn nhưng Thư lúc nào cũng muốn chia sẻ với người khác. Khi tôi gửi chút quà, em chỉ cảm ơn và nhờ tôi chuyển số quà đến cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Thư từng nhắn với tôi là 'Nhờ có chị mà em cảm thấy vui hơn', điều đó làm tôi cảm thấy rất tự hào, cảm thấy đường đi của mình là hướng đi đúng. Tôi cũng có những vấp ngã nhưng nhờ có Thư và các bạn tôi đã đứng dậy được. Và những lúc như thế tôi tự nhủ bản thân phải tốt hơn để xứng đáng với những tình yêu thương của các bạn dành cho mình. Đó là điều mà tôi cảm thấy biết ơn Thư rất nhiều.", YouTuber Thơ Nguyễn chia sẻ.
Vợ chết, con đi lạc, người đàn ông khổ cực bất ngờ gặp lại con một cách diệu kỳ sau 14 năm Cuộc đời người đàn ông ấy đã từng rất êm đềm, cho đến khi từng cơn sóng dữ cứ từ đâu ập tới, vợ chết, nhà cháy, con gái đi lạc,... Đứa trẻ mồ côi mẹ trèo rào đi lạc trong đêm Cuộc đời của người đàn ông tên Nguyễn Văn Chi (quê gốc Hải Phòng) từng rất êm đềm. Đi bộ đội...