Cháy cả kho sữa bột, chỉ đền 500 triệu đồng
Năng lực cạnh tranh thương mại trong logistics của Việt Nam còn yếu.
Ngày 6-9, Bộ Công Thương và Dự án phát triển lập pháp quốc gia (dự án NLD) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và định hướng sửa đổi các quy định trong lĩnh vực dịch vụ logistics (nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, các dịch vụ có liên quan đến hàng hóa…). Các đại biểu đã chỉ ra một số bất cập trong quy định liên quan đến lĩnh vực này.
Tại sao chỉ bồi thường nửa tỉ?
Ông Phạm Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công Thương, cho biết từng được thắc mắc về một vụ tranh chấp giữa đơn vị kinh doanh sữa bột với đơn vị logistics. Theo đó, một công ty kinh doanh sữa đưa hàng cho công ty logistics lưu kho. Kho hàng bị cháy. Công ty sữa yêu cầu bồi thường toàn bộ giá trị lô sữa bột.
Thế nhưng công ty logistics đã viện dẫn Nghị định 140/2007, trong đó Điều 8 quy định về giới hạn trách nhiệm. Cụ thể trường hợp khách hàng không thông báo trước về giá trị hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa của công ty logistics chỉ có 500 triệu đồng. Từ đó công ty logistics chỉ chịu bồi thường 500 triệu đồng. Con số này rất ít so với thiệt hại thực tế của công ty sữa bột.
“Đấy là một bất cập của quy định trong Nghị định 140/2007″ – ông Thưởng đánh giá.
Từ đó ông Vũ Xuân Phong, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics Việt Nam, góp ý dự thảo nghị định thay thế Nghị định 140/2007 nên làm rõ “mỗi yêu cầu bồi thường” là như thế nào. Ban soạn thảo cũng nên giải thích rõ căn cứ nào đưa ra mức giới hạn trách nhiệm là 500 triệu đồng cho mỗi yêu cầu bồi thường. “Tại sao không phải là 1 tỉ, 2 tỉ đồng… mà là 500 triệu đồng?” – ông Phong đặt vấn đề.
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Hiệp Phước, TP.HCM. Ảnh: HL
Video đang HOT
Rào cản thương mại
Không chỉ thế, quy định của nghị định này còn là rào cản thương mại bất hợp lý. Bà Vũ Thị Vân Nga, Vụ Pháp chế Bộ Công Thương, nói nhiều quy định trong Nghị định 140/2007 về logistics không còn phù hợp nữa, nhất là các rào cản gia nhập.
Bà Nga dẫn chứng theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì từ năm 2014, Việt Nam đã phải cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập DN 100% vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải. Tuy nhiên, Nghị định 140/2007 đến nay vẫn quy định nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với DN Việt Nam mới được kinh doanh các dịch vụ này.
Nói thêm về vấn đề trên, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, kể rằng một công ty mỹ phẩm Việt Nam nhận bán mỹ phẩm cho một công ty Nhật Bản. Thời gian sau, công ty Nhật Bản đề nghị lập liên doanh để bên Việt Nam có thể góp vốn bằng 29 cửa hàng hiện hữu. Hồ sơ được nộp.
Theo quy định, khi gia nhập WTO thì nhà đầu tư nước ngoài muốn mở điểm bán lẻ thứ hai là phải xin phép và đánh giá nhu cầu kinh tế (ENT). Thế nhưng với hồ sơ nói trên, nếu cấp phép thì công ty Nhật Bản đó vừa mới đầu tư vào Việt Nam là đã mở luôn 29 cửa hàng rồi!
“Nếu không cấp phép thì từ chối bằng quy định nào? Nếu cấp phép trường hợp này và các trường hợp liên doanh, mua lại hệ thống bán lẻ đã có sẵn thì quy định ENT có ý nghĩa gì nữa” – ông Khanh đặt vấn đề.
Một số đại biểu khác cũng cho rằng quy định về logistics hiện chưa thật rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo.
Thiếu tin tưởng TS Võ Sỹ Mạnh, chuyên gia dự án NLD, cho hay hiện cả nước có khoảng 1.300 DN tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong đó 70% tập trung tại TP.HCM. Tuy số lượng đăng ký nhiều nhưng phải nhìn nhận rằng đa số DN đang làm dịch vụ một cách đơn lẻ, thiếu chuyên nghiệp và chất lượng thấp. Sự liên kết giữa các DN xuất nhập khẩu và DN logistics còn lỏng lẻo, thiếu tin tưởng. DN xuất nhập khẩu chưa thực sự tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam. Được biết ở một số nước trên thế giới như Singapore, chi phí logistics chỉ chiếm 12%-15%. Nhưng ở Việt Nam con số này lên tới 20% tổng chi phí/đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Chưa phù hợp Dự thảo thay thế Nghị định 140/2007 quy định dịch vụ kiểm tra vận đơn phải lập liên doanh. Thế nhưng trên thực tế có công ty nào làm riêng công việc kiểm tra vận đơn không? Có công ty nào lại không chuẩn bị chứng từ vận tải cho khách mà được?… Thế mà lại quy định yêu cầu muốn làm chứng từ vận tải hoặc muốn kiểm tra vận đơn thì phải lập liên doanh. Như thế là chưa phù hợp. Ông VŨ XUÂN PHONG
Theo_Phụ Nữ News
Làm sạch môi trường kinh doanh: Cách nào?
Việc cấp khống giấy lưu hành cho hơn 800 loại thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản - Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Tú Anh khẳng định đó là "tín hiệu tốt cho thấy đang yếu ở đâu, từ đó có những biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh".
* Quyết tâm "làm sạch" môi trường kinh doanh của Chinh phủ đang gặp rào cản ở cấp dưới. Ông nói gì về điều này?
- Việc thực hiện cải cách bắt đầu lộ ra nhiều mảng tối của môi trường kinh doanh. Nếu không thực hiện triệt để Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 thì vụ việc như ở Tổng cục Thủy sản vẫn nằm trong bóng tối.
Nước ta đang thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước, hoặc có nhưng không hiệu quả. Cấp khống lưu hành hơn 800 loại thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường trong một thời gian dài đã chỉ ra lỗi của hệ thống.
* Phải chăng đã có độ trễ khá lớn trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Chính phủ, thưa ông ?
- Sai phạm ở Tổng cục Thủy sản cho thấy việc ban hành chính sách là một chuyện, thực hiện lại là chuyện khác. Nó phụ thuộc vào cả "phần cứng" và "phần mềm". Phần cứng là bộ máy, là các cơ quan nhà nước thực thi chính sách và trình độ, năng lực của cơ quan đấy. Phần mềm là quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ được giao cho các cơ quan thực thi chính sách và sự tương tác của cơ quan này đối với doanh nghiệp, người dân và đối với các cơ quan nhà nước với nhau.
Cụ thể, ở Tổng cục Thủy sản, người ta thiết kế ra bộ phận cấp giấy phép để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn cho người tiêu dùng, an toàn về môi trường và thực hiện chiến lược phát triển ngành thủy sản. Tuy nhiên, từ trước đến nay không có ai chịu trách nhiệm cụ thể giám sát việc cấp các loại giấy phép như vậy, hay hệ thống giám sát ấy không cảnh báo khi bất cập xảy ra. Như vậy, điểm yếu nằm ở đây.
* Điểm yếu như ông nói, có làm trầm trọng thêm tình trạng "bôi trơn" trong bối cảnh nước ta triển khai các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh?
- Tiếng nói của doanh nghiệp được ghi nhận cho thấy bắt đầu có sự chuyển biến. Tuy nhiên, tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch, không chỉ là ban hành những văn bản chính sách, mà còn đòi hỏi sự vận động của bộ máy tổ chức thực hiện chính sách ấy.
Điều người ta hay nói là "làm đúng quy trình" nhưng nếu làm đúng quy trình mà kết quả sai thì phải biết sai ở đâu và ai chịu trách nhiệm. Chỉ khi đạt được quan điểm như vậy, quy trình mới có thể tốt hơn ở góc độ phát hiện ra hệ thống có lỗi và sửa ngay lỗi đó.
* Ông nhận định thế nào về cách xử lý những sai phạm tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản?
- Xử lý là quan trọng để răn đe những bộ phận khác, những người khác không vi phạm. Tuy nhiên, điều đó không làm tốt hơn cho môi trường kinh doanh và doanh nghiệp. Muốn làm tốt hơn, ngoài việc xử lý các cá nhân, phải biết được tại sao điều đó lại xảy ra và có giải pháp khắc phục được để không xảy ra trong tương lai.
Chuyện xảy ra ở Tổng cục Thủy sản không có nghĩa không xảy ra ở nơi khác, mà chỉ là chưa phát hiện được. Vụ việc này là một cảnh báo để xem xét lại toàn bộ hệ thống cấp phép, đánh giá lại môi trường kinh doanh. Đặc biệt, phải có kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong bộ máy tổ chức thực hiện mới có thể đạt được mục tiêu đã thiết kế về môi trường kinh doanh.
* Cảm ơn ông!
Theo Doanh nhân Sai Gon
Lỡ mua dự án đã thế chấp: Phải làm sao? Nếu không được cấp giấy chứng nhận, người mua nhà thuộc dự án đã bị thế chấp có thể khởi kiện chủ đầu tư yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng. "Nếu chủ đầu tư (CĐT) đã thế chấp dự án cho tổ chức tín dụng, sau đó lại đem bán nhà ở mà không có sự đồng ý của...