‘Chạy’ án tham nhũng: Chánh án TANDTC nói gì?
Chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, các Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề có hay không việc chạy án tham nhũng, khi tỷ lệ án treo còn nhiều?
Trong phiên chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao,Các Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề có hay không việc chạy án tham nhũng, khi tỷ tệ án treo, mức án nhẹ đối với tội phạm này còn nhiều.
ĐB Đỗ Văn Đương
Mở đầu phiên chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao (sáng 22.3), đại biểu Đỗ Văn Đương (Ủy ban Tư pháp của Quốc hội) đặt vấn đề: Nhìn chung tòa án các cấp xét xử khá nghiêm minh các loại tội phạm, tuy nhiên án về tham nhũng, lợi dụng chức vụ nói chung là ít.
Trong các bản án xét xử tội phạm tham nhũng, số bị cáo được hưởng án treo, hình phạt tù quá nhẹ chiếm tỷ lệ cao gấp nhiều lần so với tội phạm khác (Có nơi 45%). Gây hoài nghi, tiêu cực trong dư luận về việc chạy án?
Trả lời vấn đề này, Chánh án TA NDTC Trương Hòa Bình cho biết theo báo cáo của Chánh án tại kỳ họp thứ 4 của QH và báo cáo số 11. Trong việc xét xử của tòa án, chất lượng xét xử thống kê theo hàng năm đã có kết quả đạt tỷ lệ chất lượng xét xử tăng lên. Tuy nhiên vẫn còn có những vụ án, nhất là các vụ án tham nhũng cũng có dư luận đánh giá chưa tốt như việc đưa ra xét xử ít, mức án còn nhẹ.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình.
Do tòa án chỉ xét xử những vụ án có viện Kiểm sát đưa ra truy tố và có cáo trạng. Trên cơ sở đó tòa án mở phiên tòa xét xử. Cho nên việc xử lý các vụ lý tham nhũng, còn liên quan đến công tố của viện Kiểm sát, và trách nhiệm điều tra của Cơ quan điều tra.
Riêng đối với việc tòa án đưa ra xét xử cho hưởng án treo với tỷ lệ cao, Chánh án đã giải trình nhiều lần trước QH. Theo báo cáo, hiện nay số lượng án treo, số bị cáo cho hưởng án treo đã giảm rất nhiều, các địa phương cho hưởng án treo có tỷ lệ cao trước kia, hiện nay cũng giảm nhiều.
Đối với việc có hoài nghi về việc chạy án, tiêu cực trong việc xử án tham nhũng. Trước hết, việc xét xử của tòa án, căn cứ vào cáo trạng, và việc truy tố của viện Kiểm sát. Theo quy định của pháp luật, thì phạm vi xét xử của tòa án nằm trọng phạm vi đó.
Video đang HOT
Theo thống kê trong 3 năm, tòa án đều xét xử nghiêm khắc đối với những kẻ cầm đầu trong án tham nhũng. Tòa án xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Nhưng đồng thời cũng áp dụng chính sách khoan hồng đối với người tự thú, khắc phục hậu quả, tố giác tội phạm, thành thật khai báo… Những tình tiết giảm nhẹ này được tòa án áp dụng. Nhất là với những trường hợp có nhân thân tốt. Trên cơ sở đó để ra phán quyết, bản án đúng người, đúng tội đúng pháp luật.
Đại biểu Đào Thị Xuân Lan
Đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Ủy ban Tư pháp Quốc hội) đặt câu hỏi: Với nhiệm vụ thực hiện quyền công tố, Tòa án Nhân dân Tối cao đã xử lý như thế nào trong trường hợp phát hiện tòa cho bị cáo hưởng án treo không đúng, nhất là với tội phạm tham nhũng?
Ngành Tòa án có kế hoạch sơ kết tổng kết thi hành nghị quyết về việc hưởng án treo?
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết về việc dư luận hoài nghi có chạy án, cũng là hiện tượng được chúng tôi đã nhiều lần báo cáo với Quốc hội, chúng tôi không loại trừ có tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Chúng tôi cảm ơn các vị đại biểu quan tâm, cơ quan báo chí phản ánh. Mặt trận và các đoàn thể quan tâm. Cũng có nhiều thông tin phản ánh đối với tòa án. Đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm, lãnh đạo tòa án nhân dân tối cao, xử lý tới nơi tới trốn. Bằng cách kỷ luật, không tái bổ nhiệm, điều chuyển công tác khác. Nếu có dấu hiệu hình sự thì phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ.
Trong án tham nhũng, đối với kẻ chủ mưu cầm đầu thì kiên quyêt không cho hưởng án treo .
Chánh án Trương Hòa Bình
Vấn đề về án treo với nhóm tội phạm tham nhũng. Như tôi đã báo cáo với QH nhiều lần, việc án treo là một chế định được quy định trong pháp luật hình sự của nước ta. Tòa án chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật để áp dụng. Qua kiểm tra, số lượng bị can được tòa án được hưởng án treo là đúng pháp luật.
Cũng có một số áp dụng không đúng pháp luật, đã được kháng nghị Giám đốc thẩm để xử theo. Chúng tôi đã nghiêm minh xử lý những thẩm phán áp dụng án treo không đúng pháp luật. Như tạm dừng việc tái bổ nhiệm, kiểm điểm, trong quá trình kiểm điểm nếu không có dấu hiệu vi phạm thi mới xem xét bổ nhiệm lại.
Đại biểu Lê Viết Trường.
Đại biểu Lê Việt Trường và đại biểu Đỗ Văn Đương đều có câu hỏi về vấn đề xử án ở cấp Giám đốc thẩm. Tình hình đơn khiếu nại giám đốc thẩm, các vụ dân sự diễn biến rất phức tạp. Lên đỉnh điểm, chiếm tỷ lệ cao. Hằng năm chỉ giải quyết hơn 50% số đơn. Dư luận cho rằng có điều không bình thường, gây bức xúc cho đương sự. Đồng chí tránh án làm rõ nguyên nhân: vì sao có những khiếu nại gay gắt kéo dài nhiêu năm nhưng không được trả lời, cũng có nhiều vụ sắp hết thời hạn kháng nghị mới kháng nghị. Có những vụ kháng nghị rồi, để đấy kéo dài hai ba năm, trong khi luật định chỉ kéo dài 4 tháng. Ngược lại cũng có những trương hợp vừa kháng nghị xong lại được đưa ra xét xử Giám đốc ngay. Đặc biệt trong những vụ liên quan tranh chấp nhà đất có giá trị cao hàng tỷ đồng. Dư luận hoài nghi có việc chạy án. Xin đồng chí Chánh án cho biết giải pháp khắc phục tình trạng trên?
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình.
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình: Báo cáo với các đại biểu QH. Trong thực tế, Giám đốc thẩm, theo quy định của pháp luật hiện nay, tòa án thụ lý tất cả các đơn để giải quyết. Do chất lượng xét xử, cũng do quy định của pháp luật xét xử khá mở, nên nhiều trường hợp tiếp tục khiếu nại, chuyển đơn. Mà chưa có quy định nào tiếp tục khiếu nại và chuyển đơn.
Nhiều vụ án kéo dài nhiều năm, chậm được xử lý. Việc xem lại, khiếu nại, pháp luật cho phép trong thời gian ba năm. Tòa án cố gắng giải quyết trong thời hạn ba năm.
Trong quá trình chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu liên tục nhắc nhở yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình tránh trả lời vòng vo, đi vào trả lời câu hỏi cụ thể của đại biểu.
Sau khi nhận chuyển đơn, tòa án thấy có căn cứ đều giải quyết theo trình tự. Trong trường hợp này có một số vụ án tồn đọng Khi có đơn, đương sự yêu cầu, khi chuyển đơn, tòa án thụ lý. Qua việc thẩm định báo cáo, phát hiện có căn cứ theo quy định của pháp luật. Nếu như chưa có căn cứ,. cho nên quá trình này nhiều vụ án trong thời hạn luật định.
Thực tế có vụ án đương sự khiếu nại bức xúc kéo dài. Có những vụ án, tòa án đã giải quyết nhiều lần, nhưng đương sự vẫn khiếu nại bức xúc, thậm chí nhiều lần. Thậm chí, có những vụ án khi xét xử đã mời Ủy ban tư pháp Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, nhưng vẫn khiếu nại. Có những vụ án đương sự khiếu nại, tòa án giải quyết lại theo đúng trình tự Giám đốc thẩm.
Với tình trạng đơn như hiện nay, số lượng Giám đốc thẩm, số lượng kháng nghị rất nhiều. Ở cấp tòa án, một năm chỉ có thể xem xét giải quyết 200 vụ. Mỗi một tháng, hội đồng thẩm phán dành một tuần xử các vụ Giám đốc thẩm. Nhưng số lượng kháng nghị là gần 400 vụ, cho nên có tình trạng giải quyết xét xử Giám đốc thẩm là không kịp.
Giải pháp, hội đồng tăng cường hợp để giải quyết các vụ án tồn đọng. Làm việc cả ngày thứ 7 để giải quyết số lượng án tồn đọng. Tuy nhiên, lâu dài cơ bản của vấn đề này là làm sao việc kháng nghị ít đi và xây dựng quy định của pháp luật về căn cứ kháng nghị Giám đốc thẩm chặt chẽ hơn.
Hiện nay đã xử lý được 60%, tuy nhiên để giải quyết được con số 40% còn lại, phải tập trung giải quyết và có cơ chế khác giải quyết. Cần xem xét lại quy định của tố tụng, xem xét lại cơ chế giải quyết giám đốc thẩm làm sao cho phù hợp.
5 triệu USD xây dựng Học viện Tòa án
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, hiện nay đề án thành lập Học viện Tòa án được xây dựng với tổng đầu tư 5 triệu USD chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một xây dựng cơ sở vật chất với số đầu tư 3 triệu USD. Giai đoạn tiếp theo 2 triệu USD.
Theo vietbao
Bắt đối tượng giả danh công an lừa đảo chạy án
Nguồn tin từ công an tỉnh Hải Dương cho biết, đã điều tra, làm rõ, bắt giữ Phạm Viết Cường (SN 1984, trú tại thôn Thịnh Vạn, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), đối tượng giả danh công an để lừa đảo chạy án.
Ngày 20-2, CAH Bình Giang nhận được đơn của anh Nguyễn Văn Vụ (SN 1982, trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) trình báo: "Anh bị một người tự xưng là Công an lừa đảo, chiếm của anh số tiền 10 triệu đồng".
Theo đó, chiều 17-2, vợ anh Vụ là chị Vũ Thị Thùy Linh bị TNGT ở xã Thái Học, huyện Bình Giang, đến 22h cùng ngày thì tử vong. Sau khi chị Linh mất, có một người đàn ông dùng số điện thoại 0165.... gọi vào số máy của anh Vụ, tự giới thiệu tên Đạt, là cán bộ CAH, đang thụ lý vụ TNGT của chị Linh, anh ta nói: sẽ giải quyết, thỏa thuận bồi thường giữa phía gây tai nạn với gia đình anh Vụ. Trong câu chuyện người này nói đến nhiều tình tiết của vụ việc và kể tên một vài người là cán bộ CAH khiến anh Vụ tin là thật. Người này cho biết, được gia đình phía đối tác ủy quyền, thương lượng bồi thường với anh Vụ số tiền 250 triệu đồng, nhưng phải "cảm ơn" lại anh ta 50 triệu đồng, anh Vụ đồng ý với yêu cầu này.
Đối tượng Phạm Viết Cường tại cơ quan điều tra
Ngày 19-2, người tự xưng Đạt lại gọi điện, yêu cầu anh Vụ ứng trước số tiền 50 triệu cho anh ta, còn khi gặp gia đình "đối tác", anh Vụ cứ nhận cả số tiền bồi thường coi như không có chuyện gì. Vì khó khăn vừa phải lo tang lễ cho vợ xong, anh Vụ chỉ thu xếp được 10 triệu đồng. Chiều 19-2, theo hướng dẫn của người đó, anh Vụ cho số tiền 10 triệu đồng vào trong hộp bánh, kèm thẻ hương, gói trong túi ni lon gửi ở quán nước, gần CAH rồi đi về. Sau khi anh Vụ về nhà, khoảng 15h chiều 19-2, có một thanh niên đã đến quán lấy hộp bánh và số tiền đó. Người tên Đạt hôm trước tiếp tục gọi điện, báo cho anh Vụ biết: đã nhận được tiền và hẹn buổi tối cùng ngày sẽ đưa gia đình người gây tai nạn đến gặp anh Vụ. Nhưng chờ qua ngày hôm sau không thấy thông tin gì, anh Vụ gọi điện lại, số máy đó không liên lạc được. Nghĩ mình có thể đã bị lừa nên anh Vụ tới CAH trình báo.
Sau khi nhận đơn trình báo, CAH Bình Giang đã phân công cán bộ xác minh, mở nhiều hướng điều tra, đồng thời báo cáo Công an tỉnh Hải Dương, trao đổi thông tin với một số đơn vị bạn. Cùng thời điểm này, CAH Mỹ Hào, tình Hưng Yên (giáp ranh với huyện Bình Giang), cũng gặp một trường hợp tương tự. Ngày 25-2, một thanh niên có ngoại hình gần giống như đối tượng được mô tả trong vụ án lừa đảo ở Bình Giang, đã lừa đảo chiếm đoạt của ông Nguyễn Văn Hòe (ở thôn Phúc Lai, xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào) số tiền 40 triệu đồng với lý do chạy cho con ông Hòe được trắng án, trong khi con trai ông này đang bị CAH Mỹ Hào điều tra, xử lý về hành vi hiếp dâm.
Từ những tình tiết trên, kết hợp một số thông tin khác như: kẻ lừa đảo dùng sim rác một lần rồi bỏ đi, bịt khẩu trang và đội mũ bảo hiểm xe máy khi đến nhận tiền. Công an 2 huyện Bình Giang và Mỹ Hào xác định đối tượng gây án có thể là một hoặc có mối liên hệ với nhau. Việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn vì người bị hại không gặp được giáp mặt, không nhận dạng được rõ đối tượng, kẻ lừa đảo rất khôn ngoan, chỉ dùng SIM rác liên lạc một lần, thường thay đổi các máy điện thoại khác nhau để liên lạc.
Cơ quan Công an đã mất nhiều ngày kiểm tra và loại trừ nhiều đối tượng nghi vấn, các đơn vị điều tra thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kỹ thuật, sau nhiều lần mất hút, cuối cùng cũng lần ra được manh mối.
Trong số nhiều thanh niên "chơi bời" lêu lổng ở khu vực có một số đối tượng đáng chú ý, thường tụ tập đánh bạc. Ngày 2-3, tổ công tác phối hợp của CAH Mỹ Hào và CAH Bình Giang đã kiểm tra một số địa điểm mà các con bạc thường hay tụ tập, bắt đối tượng Phạm Viết Cường (SN 1984, trú tại thôn Thịnh Vạn, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
Lúc đầu, Cường phản đối cho rằng mình không có tội, Công an không có quyền bắt giữ. Sau khi đưa đối tượng về làm việc tại trụ sở Công an, nhìn thấy vợ mình là chị Nguyễn Thị Nhài cùng chiếc điện thoại mà Cường thường lắp SIM rác dùng để liên lạc trong các vụ lừa đảo, hắn đã cúi gục đầu, thốt lên: "Các ông Công an tài thật".
Từ đó, Cường thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi phạm tội. Do có nhu cầu cần tiền, Cường đã lân la ở một số hàng quán, nơi công cộng, một số địa điểm xảy ra tai nạn, nơi có vụ án, rồi hắn lần mò, hỏi các số điện thoại của những người liên quan, cũng như tìm dò tên một số cán bộ Công an giải quyết vụ việc. Hắn đã gọi điện giả danh là Công an đang thụ lý vụ án, yêu cầu người nhà đương sự đưa tiền hối lộ để chạy án.
Được biết, Cường đã từng có 4 tiền án, trong đó 3 tiền án về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 1 tiền án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cường ra tù tháng 9-2011, nay lại tiếp tục phạm tội. Vụ án khép lại, đồng thời mở ra một lời cảnh tỉnh cho những ai còn mơ hồ, thông qua đám cò mồi, bỏ tiền chạy án, để lại "sập bẫy mất tiền".
Theo ANTD
"Bỏ của chạy lấy người" vì bị trai làng "úp sọt" Sau bữa cơm tối, Đỗ Đình Cường (SN 1993) cùng nhóm bạn đều trú tại xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ rủ nhau sang xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội chơi nhưng đã bị nhóm thanh niên làng bên "úp sọt", đánh hội đồng khiến cho anh phải "bỏ của chạy lấy người". Tối 27-6-2012, Đỗ Đình Cường cùng nhóm bạn...