Cháu trai làm vỡ đồ chơi của bạn cùng lớp và bị đòi bồi thường hơn 7 triệu đồng, ông nội nói một câu khiến phụ huynh “câm nín”
Nghe xong những lời này, vị phụ huynh kia đột nhiên không thốt nên lời. Chuyện đòi bồi thường cũng không nhắc tới nữa.
Bé Tiểu Quân (Trung Quốc) năm nay học tiểu học, vì bố mẹ đi làm xa nên cậu bé ở cùng ông bà nội từ nhỏ. Tuy vậy, bé rất thông minh, hòa đồng, học lực rất tốt. Một ngày nọ, ông của Tiểu Quân nhận được điện thoại từ giáo viên, thông báo cô bé làm vỡ đồ chơi của bạn cùng lớp và bên kia yêu cầu bồi thường 2000 nhân dân tệ (tương đương 7 triệu đồng).
Nguyên nhân xuất phát từ việc Tiểu Quân bị một bạn trai trêu chọc là “đồ không có cha”, khi bé phản ứng liền bị bạn dùng xe đánh vào người. Tiểu Quân giựt xe ném đi khiến chiếc xe đắt tiền bị vỡ.
Chiếc xe bị gãy và phụ huynh yêu cầu bồi thường hơn 7 triệu đồng.
Sau khi tìm hiểu rõ sự việc từ hai phía, trong buổi gặp hai bên, trước phản ứng giận dữ của bố mẹ bé trai, ông của Tiểu Quân hỏi vặn lại: “Tất nhiên nếu làm vỡ đồ chơi thì cháu tôi phải đền tiền. Nhưng nói bồi thường 2000 tệ thì phải lấy hóa đơn, nếu không chúng ta chỉ có thể trả bằng giá của một món đồ chơi tương tự. Ngoài ra, con trai bà không hẳn vô can trong chuyện này. Bị tung tin đồn thất thiệt, bà cũng nên bồi thường cho cháu tôi một ít tổn thất tinh thần chứ?”.
Nghe xong những lời này, vị phụ huynh kia đột nhiên không thốt nên lời. Chuyện đòi bồi thường cũng không nhắc tới nữa.
Video đang HOT
Trên thực tế, việc trẻ em xung đột ở trường là điều bình thường. Cũng như người lớn, trẻ có những xung đột với người khác từ nhiều lý do: Mâu thuẫn lợi ích; Sự bất hòa và đối lập về tình cảm, ý chí, động cơ; Đụng độ về tính cách… Tùy theo sự phát triển tâm lý của độ tuổi, trẻ sẽ có những xung đột đặc trưng.
Có những cha mẹ bình tĩnh xử lý, nhưng cũng có phụ huynh bênh con chằm chặp, vì sĩ diện đã có hành động phản ứng thái quá với đối phương hay đổ lỗi ngược lại cho trẻ. Điều này có thể dẫn tới việc trẻ có thể trở nên ích kỷ, tự cao tự đại vì được “bảo kê”, trẻ căm ghét “đối thủ” hoặc dằn vặt bản thân vì làm sai…
Thật ra không ai là người bạn tốt của con hơn cha mẹ trong cuộc đời này, vì thế phụ huynh cần lắng nghe con và bạn con cùng trình bày quan điểm; gợi mở cho trẻ đánh giá về bên kia như thế nào, tìm ra lý do có thể giải thích được vì sao trẻ lại có sự đánh giá và hành động như vậy.
Trò chuyện nhiều hơn, tỉ tê tâm sự với trẻ để tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi vì sao, giúp trẻ đi đến tận cùng nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó giúp trẻ tự phát hiện cách giải quyết phù hợp. Chịu khó kiên trì khai thác thông tin, kiên nhẫn với những thái độ nhất thời của con, hoặc có thể nhờ quyền trợ giúp từ những người trẻ yêu mến.
Đầy cữ cháu, bà nội tặng lắc vàng chục triệu, chồng liền so sánh "ngoại có như không", nhưng khi nhìn thấy vật trên tay vợ, anh đỏ mặt xấu hổ
"Lúc ông bà nội đeo lắc vào tay cháu, mọi người nhìn đều khen các cụ tâm lý...", người vợ tâm sự.
Dù là ông bà nội hay ông bà ngoại cũng đều thương yêu con cháu hết lòng tiếc rằng có nhiều người lại lấy vật chất làm thước đo tình cảm gia đình, điều ấy sẽ khiến người thân bên cạnh bị tổn thương ghê gớm. Như anh chồng trong câu chuyện dưới đây chẳng hạn, vì tiền của mà phân biệt nội ngoại khiến vợ anh bất bình vào mạng xã hội tâm sự.
Câu chuyện của cô như sau: "Từ ngày cưới, lúc nào em cũng mệt với lối suy nghĩ thực dụng tính toán của chồng. Hễ nhắc tới nhà ngoại là anh ấy lại tỏ thái độ miệt thị ra mặt vì bố mẹ em dưới quê, tuy cũng có lương hưu nhưng không đáng kể nên kinh tế không có. Phía bên nhà nội ông bà dư giả hơn, vì trước đây bố mẹ chồng em đều kinh doanh buôn bán nên tài chính vững lắm.
Bài chia sẻ của người vợ
Còn nhớ hôm cưới, mẹ chồng trao cho em chiếc lắc tay với kiềng vàng gộp lại là hơn cây vàng, chưa kể anh chị em chồng mỗi người cho thêm 2 ba chỉ nữa. Mẹ đẻ em không có, bà chỉ cho con gái chiếc nhẫn 2 chỉ, ngay đêm tân hôn lúc ngồi kiểm tiền mừng, chồng em nói luôn: 'Gớm, mang tiếng con gái kết hôn mà nhà em trao được 2 chỉ vàng, không bằng số lẻ nhà chồng cho'.
Hôm đó em tự ái, chạnh lòng kinh khủng, cũng nói thẳng quan điểm rằng bố mẹ có thế nào cho thế đó, nhắc chồng đừng so sánh mà tội các cụ.
Em mới sinh được vài tháng, hôm con đầy cữ vợ chồng tổ chức một bữa tiệc nhỏ mời anh em trong nhà với ông bà hai bên. Tuy nhiên hôm đó ông bà ngoại bận việc không lên được, chỉ gọi điện chúc mừng. Bố mẹ chồng em thì tới từ hôm trước, ông bà tặng cháu nội 1 lắc tay bằng vàng hơn chục triệu. Lúc ông bà đeo vào tay cháu, mọi người nhìn đều khen các cụ tâm lý, chiều cháu. Chồng em ngồi bên liền bảo: 'Ông bà nội thì thương cháu thế chứ ông bà ngoại nhạt lắm, có như không. Đấy, hôm nay đầy cữ cháu cũng có ai lên đâu'.
Lúc đó em đúng là ù tai luôn vì không thể nghĩ nổi chồng mình lại hành xử kém tới như thế. Trước mặt mọi người anh mang bố mẹ vợ ra so sánh làm em không thể nhịn nổi. Lẳng lặng đứng dậy về phòng, em cầm chiếc hộp trên tay mở lấy đôi khuyên tai bằng vàng ra bảo: 'Em quên mất không khoe, vì bận không lên với cháu ngoại được, hôm qua ông bà ngoại gửi dì H. (em gái em) đôi khuyên tai tặng cho bé Bông (tên ở nhà của con em). Vì con còn nhỏ, em chưa bấm lỗ tai cho nên chưa đeo được. Đợi vài hôm nữa cho con đi chơi thì em bấm để con đeo'.
Anh ấy không nói gì, em thì vẫn tiếp lời: 'Với lại lần sau anh đừng bao giờ mang tiền bạc vật chất ra so sánh bố mẹ hai bên rằng ai thương, ai quan tâm con cháu hơn. Bậc làm cha làm mẹ, làm ông bà ai cũng thương con thương cháu nhưng hoàn cảnh mỗi nhà mỗi khác. Anh so sánh vậy bố mẹ em bên nhà sẽ nghĩ ngợi mà chạnh lòng'.
Ảnh minh họa
Vì toàn là người nhà nên em nói thẳng luôn như thế không giữ ý tứ giúp chồng nữa để cho bên nội hiểu tính anh cũng như hiểu suy nghĩ của em. Mẹ chồng em ngồi bên nghe hết lời con dâu liền lên tiếng: 'Vợ con nói đúng đó, con đừng so bì ông bà nội hay ông bà ngoại như thế là bất hiếu đó. Ông bà bên đó sinh con gái, nuôi lớn khôn rồi gả cho con, họ đã được con báo hiếu, đền đáp ngày nào chưa mà con lại ăn nói như vậy'.
Đến đây chồng em nín lặng hẳn, không còn nói được thêm lời nào. Giờ nghĩ lại em vẫn bực ".
Lấy chồng vô tâm, phụ nữ sẽ chẳng bao giờ có thể cảm thấy cuộc sống hôn nhân của mình được hạnh phúc. Ai rơi vào hoàn cảnh trên cũng đều thấy bất bình nên người vợ có phản ứng như vậy là dễ hiểu. Bất cứ một cô gái nào kết hôn cũng chỉ mong nửa kia của mình hiểu biết, tâm lý và biết quan tâm tới nhà ngoại như họ quan tâm nhà chồng. Khi nội ngoại ấm êm vui vẻ thì vợ chồng sống bên nhau mới hạnh phúc bền lâu được. Mong các anh chồng hãy hiểu, cùng vợ sống tận tâm, công bằng giữa hai bên gia đình để xây dựng mái ấm hôn nhân trọn vẹn.
Con làm vỡ hộp bút của bạn cùng lớp bị đòi bồi thường 3,5 triệu, người bố đanh thép đáp trả một câu khiến phụ huynh bên kia tẽn tò chỉ dám lấy 1/10 số tiền Người bố này đã có cách đáp trả khiến dân mạng phải bái phục. Trẻ em ở độ tuổi đi học hẳn sẽ vô cùng nghịch ngợm và hiếu động. Chính bởi điều này mà khiến phụ huynh phải đau đầu không ít để quản lý con cái. Anh Tiểu Thái, một nhân viên văn phòng tại Trung Quốc có con trai năm...