Châu Thị Thu Nga xin “tiết lộ” 1,5 triệu USD “chạy” đại biểu Quốc hội
Chiều 5.10, được luật sư hỏi đến khoản tiền 1,5 triệu USD dùng để “chạy” đại biểu Quốc hội (ĐBQH), bị cáo Châu Thị Thu Nga xin trả lời nhưng chủ tọa phiên tòa cho rằng không nằm trong phạm vi vụ án.
Chiều 5.10 TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Châu Thị Thu Nga (SN 1965, ngụ quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) – nguyên đại biểu Quốc hội (QH) khóa XIII, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất Housing Group – cùng 9 đồng phạm về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Báo chữa cho bà Châu Thị Thu Nga, luật sư Hoàng Văn Hướng khi đặt câu hỏi thẩm vấn cho bị cáo Nga đã đề cập đến khoản tiền 1,5 triệu USD (khoảng 30 tỷ đồng) mà bị cáo Nga đã khai là dùng để “chạy” làm đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
Bị cáo Châu Thị Thu Nga. Ảnh: Đ.Minh
Ngay sau đó, bị cáo Nga xin phép trả lời nhưng chủ tọa phiên tòa cho rằng nội dung này nằm trong tổng số tiền hơn 157 tỷ đồng chi không có chứng từ của bà Châu Thị Thu Nga và không nằm trong phạm vi vụ án đang xét xử.
Video đang HOT
Theo cáo trạng VKSND Tối cao, bà Nga đã chi 157 tỷ đồng cho các nhà môi giới, dùng vào mục đích cá nhân và hoạt động của công ty. Trong đó, bị cáo Châu Thị Thu Nga đã khai chi 47,5 tỷ đồng để “chạy” dự án và để được ứng cử ĐBQH khóa XIII. Đáng chú ý, số tiền hơn 157 tỷ đồng bà Nga chi đều không có chứng từ.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã lấy lời khai của những người liên quan đến lời khai của bà Nga đưa tiền, nhưng những người này đều không thừa nhận. Tiến hành đối chất giữa bà Nga và những người có liên quan đến việc nhận tiền nêu trên, kết quả tất cả đều giữ nguyên lời khai của mình. Do thời hạn điều tra đã hết, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định tách nội dung này để điều tra làm rõ.
Theo N.Cơ (Người lao động)
Bà Châu Thị Thu Nga khai "chạy" ĐBQH 30 tỷ: "Nếu đúng thì tày trời"
Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, nếu có thông tin bị can Châu Thị Thu Nga (nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, bị bãi miễn) bỏ 1,5 triệu USD để lo "chạy" được ứng cử đại biểu Quốc hội thì cần điều tra, làm rõ
Trong kết luận vụ án bị can Châu Thị Thu Nga có điểm rất đáng chú ý khi bị can này khai nhận đã chi khoảng 1,5 triệu USD (tương đương 30 tỷ đồng) cho một doanh nghiệp về vàng bạc tại TP.Hà Nội để nhờ lo các thủ tục cho được ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại Hà Nội. Tuy nhiên doanh nghiệp trên đã phủ nhận.
Liên quan đến câu chuyện này, bên hành lang Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 8.9, phóng viên có trao đổi với ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội.
Bà Châu Thị Thu Nga lúc bị khởi tố, bắt tạm giam.
Ông Phúc cho biết, việc bà Châu Thị Thu Nga khai sẽ được cơ quan điều tra kiểm chứng, làm rõ. Theo ông Phúc, đây có thể chỉ là cách khai để lý giải số tiền hàng trăm tỷ đồng mà bị can Châu Thị Thu Nga thu của khách hàng đã đi đâu. Trường hợp bị can Nga chi tiêu cá nhân vào việc nọ, việc kia rồi khó mà biết được.
Phóng viên đặt câu hỏi: Nếu có thông tin thế thì Quốc hội cần phải kiểm chứng ngay để tránh ảnh hưởng đến uy tín của Quốc hội? Ông Phúc cho biết, cần phải làm rõ đưa ai, đưa bao nhiêu, đưa làm gì, nếu có thì đó là chuyện tày trời.
Ông Phúc đưa ra nguyên lý là có cung có cầu để lý giải: Anh vào Quốc hội để làm gì, có được lợi lộc gì không thì mới lao vào như thế. Khi là đại biểu Quốc hội, anh có thể ý kiến cá nhân nhưng muốn bảo vệ quan điểm có lợi cho doanh nghiệp của mình thì không chỉ ý kiến của anh có thể thuyết phục được Quốc hội mà tất cả cơ quan cho ý kiến.
Tổng thư ký Quốc hội cũng nêu quan điểm không tin có chuyện chạy tiền vào Quốc hội, nhất là với khoản tiền lớn như bà Nga khai. "Đeo mác đại biểu để làm gì, vì pháp luật không loại trừ ai, ai vi phạm cũng đều bị xử lý" - ông Phúc nói.
Ông Phúc cho biết thêm, trong nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua chưa thấy có hiện tượng gì tiêu cực để vào được Quốc hội. Một trường hợp đại biểu Quốc hội bị đơn đề nghị xem xét có tiêu cực khi vào Quốc hội không, nhưng khi xem xét và thấy không có cơ sở gì.
Bà Châu Thị Thu Nga (sinh năm 1965, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất) bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vào cuối tháng 4.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 7 bị can, trong đó có bà Châu Thị Thu Nga.
Sau khi có kết luận điều tra trên, Viện KSND Tối cao đã có văn bản yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ 6 nội dung trong vụ án. Đến ngày 25.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất các nội dung điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra vẫn bảo lưu quan điểm đề nghị truy tố 7 bị can đã nêu trong kết luận lần trước.
Về khoản tiền hơn 157 tỷ đồng mà bà Nga khai dùng để "chạy" dự án, chi tiền mặt cho các cá nhân và đối tác nhưng không có tài liệu gì chứng minh, những người nhận tiền theo lời khai của bà Nga đã phủ nhận. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã cho đối chất, nhưng chưa đủ cơ sở làm rõ.
Theo kết luận điều tra, trong khoản tiền 377 tỷ đồng đã thu của nhà đầu tư, bà Nga và đồng phạm đã dùng hơn 28 tỷ đồng trả lại cho một số nhà đầu tư rút vốn, số còn lại là gần 349 tỷ đồng. Bà Nga khai nhận đã sử dụng 85 tỷ đồng trả cho các đơn vị ký hợp đồng một số hạng mục tại dự án B5 Cầu Diễn, Hà Nội như thuê đo đạc bản đồ hiện trạng, thuê thiết kế bản vẽ, khoan khảo sát địa chất công trình...; chi 54 tỷ đồng cho ông Nguyễn Xuân Quý (đã chết), chi 12 tỷ đồng cho Lê Hồng Cương, là 2 nguyên Phó tổng giám đốc của Housing Group; chi 30 tỷ đồng cho ông Nguyễn Văn Tuẫn, nguyên Giám đốc Công ty HAIC; chi 300.000USD (tương đương hơn 6 tỷ đồng) cho một doanh nghiệp bất động sản nhằm mục đích xin được điều chỉnh quy hoạch tại khu đất B5 Cầu Diễn...
Theo Danviet
Không nói ngọng, dùng tiếng địa phương: Làm khó công chức Hà Nội? Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng, quy định cán bộ, công chức hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương chỉ mang tính chất khuyến cáo, không nên sử dụng trong thực thi công vụ. TP Hà Nội đang xây dựng quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức,...