Châu Phi vẫn loay hoay giải ‘bài toán’ vaccine ngừa COVID-19
Trong bối cảnh biến thể mới Omicron đang mở rộng phạm vi lây lan, hơn 80% trong tổng số 1,2 tỷ người ở châu Phi vẫn chưa tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19 và mới chỉ có 8% tiêm đủ liều vaccine.
Một phụ nữ tiêm vaccine COVID-19 tại Abuja, Nigeria. Ảnh: AP
Ban đầu, vấn đề này do thiếu nguồn cung, song ngay cả khi các hãng dược phẩm tăng công suất sản xuất vaccine trên toàn thế giới, tỷ lệ tiêm chủng tại châu lục nàyvẫn thấp do sự chần chừ của người dân, hạn sử dụng ngắn và các vấn đề liên quan đến hậu cần. Đơn cử như Eritrea đến nay vẫn chưa thể triển khai chiến dịch tiêm vaccine.
Tiến sĩ Richard Mihigo, điều phối viên chương trình tiêm chủng và phát triển vaccine tại Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nêu lên thực trạng mà ông cho là nguy hiểm và chưa thể giải quyết được đó là hàng triệu người dân ở châu lục này vẫn chưa được bảo vệ trước COVID-19. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở Nigeria – quốc gia đông dân nhất châu lục, với 206 triệu người. Đến nay, mới chỉ có 2% dân số Nigeria đã tiêm chủng đầy đủ, kém xa mục tiêu mà WHO đặt ra là 40% vào cuối năm nay. Trong khi đó, nhà chức trách lại đang tiêu hủy hơn 1 triệu liều vaccine mà họ nhận được từ châu Âu bởi số vaccine này đã hết hạn ngay trước khi được đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Hồi đầu năm, Nam Sudan đã phải tặng lại một số vaccine do không thể triển khai tiêm chủng trước khi số vaccine này hết hạn. Trong 2 tháng qua, có ít nhất 200.000 liều vaccine ngừa COVID-19 đã hết hạn sử dụng ở Senegal mà không được sử dụng và 200.000 liều vaccine khác dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng 12 này vì nhu cầu sử dụng quá chậm. Do đó, giới chuyên gia đề nghị các nước không quyên góp, ủng hộ vaccine sắp hết hạn để các nước tiếp nhận có đủ thời gian lập kế hoạch và triển khai tiêm chủng.
Bên cạnh đó, WHO cũng nêu quan ngại việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 chậm trễ tại CHDC Congo, Djibouti và Chad. Mặc dù CHDC Congo nhận được khoảng 4 triệu liều vaccine, song mới chỉ có 0,16%, tương đương 143.360 trong tổng số 89,6 triệu người dân nước này tiêm 1 mũi vacicne và 0,06%, tương đương với 53.760 người tiêm 2 mũi vaccine. Không chỉ triển khai tiêm chủng chậm trễ, quốc gia Trung Phi này còn đối mặt với tâm lý do dự của người dân do thông tin giả về việc vaccine có thể gây vô sinh hoặc thậm chí là cướp đi sinh mạng. Tâm lý này ngày một tăng khi một số nước trên thế giới quyết định ngừng triển khai việc tiêm vaccine của AstraZeneca/Oxford do lo ngại vaccine có thể gây ra tình trạng huyết khối hiếm gặp.
Nếu hầu hết thời gian trong năm qua, châu Phi phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung, thì những tháng gần đây, châu lục này nhận được khoảng 2 triệu liều vaccine mỗi tuần. Hiện châu Phi đã nhận được khoảng 20 triệu liều vaccine và dự kiến sẽ nhận được từ 800 triệu đến gần 1 tỷ liều vaccine thông qua cơ chế COVAX trước cuối năm nay hoặc trong quý I/2022. Do đó, Tiến sĩ Mihigo cho rằng vấn đề hiện nay không phải là thiếu vaccine mà là việc triển khai tiêm chủng.
Nhằm tăng tỷ lệ bao phủ vaccine, các nước châu Phi, trong đó có Kenya, đã áp đặt các quy định bắt buộc liên quan đến vacicne. Tại Kenya, Bộ trưởng Y tế Mutahi Kagwe cho biết từ ngày 21/12, những người chưa được tiêm chủng sẽ không thể tiếp cận các dịch vụ của chính phủ, cũng như không được phép đến một số địa điểm công cộng và tòa nhà. Theo đó, những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ không được đi tàu, hay đi ra nước ngoài, cũng như vào các công viên quốc gia, khách sạn, quán bar và nhà hàng. Các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ từ 50 người trở lên mỗi ngày, sẽ phải treo biển thông báo cho khách hàng biết về quy định trình chứng nhận tiêm vaccine trước khi vào các cơ sở này. Kể từ khi Chính phủ Kenya thông báo quy định trên vào ngày 22/11, lượng người dân tiêm chủng cũng đã tăng từ 60.000 lên 100.000 mỗi ngày.
Theo giới chuyên gia, việc các nước ban hành quy định về tiêm vaccine bắt buộc có thể giải quyết vấn đề do dự của người dân, song những thách thức liên quan đến vấn đề phân phối, thiếu nguồn cung vaccine vẫn sẽ là những trở ngại lớn trong việc tăng tỷ lệ bao phủ vaccine tại “lục địa Đen”. Bà Virag Forizs, một nhà kinh tế châu Phi tại công ty tư vấn Capital Economics, có trụ sở tại London (Anh), cho rằng thách thức về phân phối vaccine vẫn là yếu tố có thể cản trở việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng tại châu Phi, ngay cả khi nguồn cung vaccine – trở ngại chính cho đến nay – đã tăng lên.
Tính đến nay, châu Phi đã ghi nhận 8,7 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 224.000 ca tử vong, với tỷ lệ tử vong là 2,6%. Đáng chú ý, trong tuần qua (tính đến ngày 12/12), số ca mắc mới tại châu Phi tăng ở mức cao nhất trong năm nay, ở mức 83%, song số ca tử vong vẫn ở mức thấp. Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới COVID-19 tại châu Phi hiện đang tăng gấp đôi sau mỗi 5 ngày – mức tăng ngắn nhất trong năm nay. Giới chuyên gia y tế cho rằng tỷ lệ tiêm chủng thấp của châu Phi đã tạo điều kiện cho virus đột biến, như biến thể Omicron mới lây lan. Châu lục này đã phải vật lộn để có được vaccine và đang phải đối mặt với những thách thức để phân phối chúng, bao gồm thiếu kinh phí, nhân viên và trang thiết bị.
Indonesia bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ 6-11 tuổi
Ngày 14/12, Chính phủ Indonesia đã đồng loạt khởi động chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6-11 tuổi tại ba tỉnh có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại một trường học ở tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại lễ phát động ở một trường tiểu học ở thủ đô Jakarta, Thứ trưởng Y tế Dante Saksono Harbuwono cho biết chương trình đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 26,5 triệu trẻ em trên khắp cả nước. Ngoài trường học này, chương trình cũng được khởi động tại thành phố Depok thuộc tỉnh Tây Java, và thành phố Nam Tangerang thuộc tỉnh Banten cho tổng cộng gần 1.200 học sinh từ 6-11 tuổi.
Thứ trưởng Dante cho hay chương trình này sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tại các địa phương có tỷ lệ bao phủ vaccine mũi thứ nhất đạt 70% và tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi đạt 60%. Theo Bộ Y tế Indonesia, tính đến nay đã có 115 huyện/thành phố thuộc 19 trong tổng số 34 tỉnh trên khắp cả nước với khoảng 8,9 triệu trẻ em hội đủ các điều kiện trên.
Cũng theo Thứ trưởng Dante, việc triển khai tiêm chủng cho trẻ em dựa trên khuyến nghị ngày 9/12 của Nhóm tư vấn kỹ thuật tiêm chủng Indonesia (ITAGI), cũng như chỉ thị ngày 13/12 của Bộ trưởng Y tế. Chương trình sử dụng vaccine Sinovac được Cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm quốc gia (BPOM) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Các loại vaccine khác cũng sẽ được sử dụng khi được BPOM phê duyệt.
Ông Dante cho biết thêm rằng, trước khi được tiêm vaccine, trẻ em sẽ được kiểm tra sức khỏe. Khoảng cách giữa liều tiêm thứ nhất và liều tiêm thứ hai là 28 ngày theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất Sinovac. Tổng cộng 58,7 triệu liều vaccine sẽ được sử dụng cho chương trình. Hiện Bộ Y tế đã chuẩn bị 6,4 triệu liều cho tháng 12/2021 và các kho dự trữ vaccine sẽ được bổ sung vào tháng 1/2022.
Theo Thứ trưởng Dante, vaccine Sinovac ít có nguy cơ gây tác dụng phụ sau tiêm chủng nên có thể sử dụng cho trẻ em. Một số nước cũng đang tiến hành tiêm chủng cho trẻ em bằng các loại vaccine khác nhau và dự kiến Indonesia cũng sẽ sử dụng các loại vaccine này cho chương trình của mình.
COVID-19 tại ASEAN hết 12/12: Cả khối thêm 460 ca tử vong; Malaysia có ca mắc mới thấp nhất từ đầu tháng 5 Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 12/12, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 24.128 ca mắc COVID-19 và 460 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 14.393.467 ca, trong đó 297.382 người tử vong. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế đi xuống mạnh ở...