Châu Phi, Trung Quốc nỗ lực hòa giải xung đột Nga-Ukraine
Trong khi Trung Quốc thực hiện nỗ lực ngoại giao con thoi nhằm tìm cách đưa Moscow-Kiev trở lại bàn đàm phán hòa bình, 6 nước châu Phi mới đây cũng nhận được những “cái gật đầu” cần thiết nhằm thúc đẩy các cuộc thảo luận về một kế hoạch khả thi nhằm sớm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Đầu tháng 6/2023 tới, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sẽ cùng ít nhất 5 người đồng cấp ở Zambia, Senegal, CH Congo, Uganda, Ai Cập thực hiện chuyến công du tập thể tới hai thủ đô Moscow và Kiev với kì vọng có thể tìm thấy những điều kiện cần thiết nhằm đưa phái đoàn cấp cao hai nước Nga-Ukraine trở lại bàn đàm phán, kết thúc chiến sự, hãng tin Bloomberg ngày 18/5 dẫn lời ông Zane Dangor, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nam Phi, xác nhận.Nội dung chi tiết về sáng kiến của các quốc gia châu Phi đang tiếp tục được hoàn thiện.
“Các nguyên thủ sẽ đi lại giữa hai thủ đô (của Nga và Ukraine) để tham gia hỗ trợ các cuộc đối thoại hòa bình, ít nhất là để có thể đạt được một lệnh ngừng bắn”, ông Dangor nói thêm.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo trong cuộc xung đột với Nga. Ảnh: New York Times
Đáng chú ý, ông Dangor khẳng định, cách tiếp cận của 6 nước châu Phi, do Nam Phi dẫn đầu, đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres. “Chúng tôi cũng phối hợp với các bên khác, bao gồm Mỹ. Sáng kiến do Tổng thống Ramaphosa công bố nhìn chung nhận được sự ủng hộ rộng rãi”, ông Dangor nêu rõ, cho biết thêm, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor dự kiến sẽ sớm gặp người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba ở Bồ Đào Nha.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Nam Phi Ramaphosa hôm 16/5 thông tin, các lãnh đạo Zambia, Senegal, CH Congo, Uganda, Ai Cập đều ngỏ ý sẵn sàng tham gia thúc đẩy sáng kiến hòa bình cùng Nam Phi. Ông Ramaphosa cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngỏ ý sẵn sàng đón tiếp các lãnh đạo châu Phi để “thảo luận về cách chấm dứt xung đột”.
Video đang HOT
Theo RT, Nam Phi là một thành viên tích cực của nhóm BRICS cùng với Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Nước này từ chối tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga của phương Tây. Nam Phi cũng kiên định lập trường trung lập và cam kết không bị kéo vào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc. Đối với Nga, việc một quốc gia duy trì thái độ trung lập là yếu tố tiên quyết để trở thành một nhà hòa giải.
Ngoài Nam Phi, Trung Quốc, một thành viên khác của BRICS, cũng đang nỗ lực thể hiện vai trò trung gian hòa giải xung đột Nga-Ukraine. Ông Lý Huy, đặc phái viên của Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu và cựu Đại sứ Trung Quốc tại Nga đã vừa kết thúc chuyến thăm quan trọng tới Ukraine, nơi ông có cuộc gặp với Tổng thống Zelensky và nhiều quan chức cấp cao.
Reuters dẫn thông cáo ngày 17/5 của Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết, Kiev đã thể hiện quan điểm với đặc phái viên Trung Quốc rằng họ không chấp nhận bất cứ đề xuất hòa bình nào liên quan tới nhượng bộ lãnh thổ cho Nga.
Ở chiều ngược lại, thông cáo ngày 18/5 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích lời ông Lý Huy mô tả “không có thuốc chữa bách bệnh cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine mà tất cả các bên phải tích lũy lòng tin lẫn nhau và tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình”.
Ông Lý Huy khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế tìm kiếm “mẫu số chung” nhằm nối lại các cuộc đàm phán hòa bình, đồng thời “giữ vai trò xây dựng trong nỗ lực hạ nhiệt tình hình nhân đạo ở Ukraine và tiếp tục hỗ trợ Kiev trong khả năng”.
Rời Kiev, ông Lý sẽ đến Nga, Ba Lan, Pháp và Đức để bàn về giải pháp cho cuộc xung đột. Ba Lan là nước láng giềng ủng hộ Ukraine mạnh mẽ trong cuộc xung đột với Nga, còn Pháp và Đức là hai cường quốc có tiếng nói quan trọng nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Sau 15 tháng giao tranh ác liệt, chiến sự Nga-Ukraine có dấu hiệu leo thang dọc chiến tuyến kéo dài hơn 1.000km. Từ đầu tháng 5/2023, Nga đã tiến hành 9 đợt tập kích tên lửa quy mô lớn nhắm vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine, trong bối cảnh phương Tây liên tiếp chuyển giao các hệ thống vũ khí tiên tiến mới cho Kiev.
Trong diễn biến được đánh giá là tích cực nhất xung quanh tình hình Ukraine, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 17/5 thông báo, các thỏa thuận xung quanh Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được các bên nhất trí gia hạn thêm 2 tháng nữa “với sự hỗ trợ của những người bạn Nga và đóng góp của những người bạn Ukraine”. Từ khi sáng kiến được kí kết tháng 7/2022, Ukraine đã xuất khẩu được hàng chục triệu triệu tấn ngũ cốc các loại, giúp giải tỏa cơn khát lương thực trên toàn cầu và mang lại cho nông dân Ukraine nguồn thu quan trọng.
Nga lâu nay mô tả việc tham gia Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen là cử chỉ thiện chí vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, Moscow cũng thúc giục các bên khẩn trương tìm cách dỡ bỏ những biện pháp hạn chế của phương Tây nhằm ngăn chặn hoạt động xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga, coi đây là điều kiện để họ tiếp tục cân nhắc việc gia hạn các thỏa thuận.
Nga và Trung Quốc lên tiếng về việc Tổng thống Zelensky mời Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Ukraine
Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên hãng thông tấn AP (Mỹ) trên tàu hỏa, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đề cập đến lời mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Ukraine.
Tổng thống Ukraine Zelensky chào tạm biệt các phóng viên AP trên tàu hỏa. Ảnh: AP
Một nhóm các nhà báo của hãng tin AP đã dành hai ngày đi tàu hỏa cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi ông đến thăm thành phố Zaporizhzhia ở phía Đông Nam và các thị trấn phía Bắc ở vùng Sumy. Ông đã quay trở lại Kiev vào tối 28/3.
Khi trao đổi với phóng viên AP, Tổng thống Zelensky đã nhắc đến việc muốn mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Ukraine. Nhà lãnh đạo Ukraine nêu rõ: "Chúng tôi sẵn sàng gặp ông ấy tại đây. Tôi muốn nói chuyện với ông ấy. Tôi đã liên lạc với ông ấy trước khi xung đột toàn diện. Tuy nhiên, trong suốt năm nay, hơn một năm, tôi đã không liên lạc".
Trung Quốc đã đưa ra quan điểm chính thức là trung lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Khi được phóng viên hỏi liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có chấp nhận lời mời từ Tổng thống Zelensky không hay liệu một lời mời đã được chính thức đưa ra hay chưa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning trả lời rằng bà không có thông tin gì để cung cấp. Bà Mao Ning cũng nói rằng Bắc Kinh duy trì "liên lạc với tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Ukraine".
Khi được hỏi liệu cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Zelensky có hữu ích để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga "đánh giá cao" quan điểm cân bằng của Trung Quốc về vấn đề này và "không có quyền đưa ra bất kỳ lời khuyên nào" về việc liệu hai nhà lãnh đạo có nên gặp nhau. Ông Peskov nói với các phóng viên hôm 29/3: "Nhà lãnh đạo Trung Quốc tự quyết định mức độ phù hợp của một số liên hệ nhất định".
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp báo chung ở Moskva, ngày 21/3. Ảnh: THX/TTXVN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Nga trong tháng 3. Ngày 21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine thông qua đối thoại.
Phía Nga đánh giá tích cực lập trường khách quan của Trung Quốc về vấn đề Ukraine. Hai bên phản đối hành vi của bất kỳ quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào tìm kiếm lợi thế về quân sự, chính trị và các lĩnh vực khác gây phương hại đến lợi ích an ninh chính đáng của các quốc gia khác. Nga tái khẳng định cam kết nối lại các cuộc đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt, đồng thời hoan nghênh Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò tích cực trong việc tìm giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên AP, Tổng thống Ukraine Zelensky đưa ra một vài dự đoán về kết thúc của cuộc xung đột. Ông bày tỏ sự tin tưởng rằng Ukraine sẽ giành lợi thế nhờ một loạt "chiến thắng nhỏ" và "những bước đi nhỏ".
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng thừa nhận rằng xung đột đã "thay đổi chúng ta". Ông nhận định rằng cuối cùng, xung đột đã khiến xã hội Ukraine trở nên mạnh mẽ hơn.
Đằng sau việc nhiều nhà lãnh đạo các nước thuộc Liên Xô cũ đến dự lễ Ngày Chiến thắng ở Nga Trong một bước ngoặt vào phút cuối, hầu hết lãnh đạo các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đều tham dự cuộc duyệt binh nhân dịp lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Nga. Tổng thống Nga Putin (giữa) cùng các nhà lãnh đạo thuộc khối CIS dự lễ kỷ niệm ở Moskva. Ảnh: TASS Theo hãng thông tấn...