Châu Phi trở thành trọng tâm của các cuộc thảo luận về khí hậu tại COP27
Sau 6 năm và 4 kỳ hội nghị liên tiếp diễn ra tại châu Âu, hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu đã quay trở lại châu Phi.
Dự kiến Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu ( COP27) sẽ diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6 – 18/11.
Chính quyền và các nhà hoạt động đều kỳ vọng với địa điểm tổ chức hội nghị là châu Phi, lợi ích của châu lục này sẽ được chú trọng trong các cuộc đàm phán về khí hậu.
Cảnh khô hạn tại hô Chilwa ở khu vực Zomba, miên đông Malawi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kể từ hội nghị đầu tiên tại Berlin (Đức) vào năm 1995, hội nghị COP hằng năm đều luân phiên tổ chức giữa 5 khu vực gồm châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và Caribe, Trung và Đông Âu, Tây Âu. Đây là lần thứ 5 một quốc gia châu Phi đăng cai tổ chức COP. Nước chủ nhà Ai Cập khẳng định hội nghị là cơ hội đặc biệt cho châu Phi để hài hòa giữa các mục tiêu về biến đổi khí hậu với các mục tiêu khác của châu lục, như cải thiện chất lượng sống và giúp các nước tăng sức chống chịu trước các hiện tượng thời tiết cực đoan. Các nhà tổ chức ước tính hơn 40.000 người sẽ tham dự hội nghị, con số cao nhất từ trước đến nay cho một hội nghị khí hậu diễn ra tại châu lục này.
Ông Mithika Mwenda, người đứng đầu Liên minh công bằng khí hậu liên Phi, nhận định hội nghị đem đến hội hiếm có giúp châu Phi trở thành trung tâm của các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu, đồng thời hy vọng rằng hội nghị sẽ thực sự đáp ứng mong đợi của người dân châu lục. Theo ông Mwenda, nhu cầu và tình trạng đặc biệt của châu Phi cần được xem xét, khi tìm cách tăng tỷ lệ tiếp cận điện cho hàng triệu người dân mà vẫn đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ông nhấn mạnh trọng tâm của đàm phán cần phải hướng đến cách thức các nước dễ bị tổn thương thích ứng với biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề các nước gây ô nhiễm cao bồi thường cho những nước nghèo hơn, tìm kiếm nguồn tài chính để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch và tăng sức chống chịu trước biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Ông Mwenda chỉ ra rằng các nước công nghiệp cần có trách nhiệm đẩy nhanh việc giảm khí thải để đạt mục tiêu khí toàn cầu nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở ngưỡng 1,5 độ C. Mặc dù các nước châu Phi chỉ chiếm 3% tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, song các chuyên gia cho rằng các nước này đều dễ chịu tác động trước biến đổi khí hậu do thiếu khả năng thích ứng nhanh chóng với việc khí hậu ấm lên.
Cho đến nay, cam kết của các nước giàu về hỗ trợ tài chính cho vấn đề khí hậu, chẳng hạn như khoản cam kết trị giá 100 tỷ USD/năm để giúp các nước nghèo hơn đạt mục tiêu khí hậu, vẫn chưa được đáp ứng. Ai Cập cho rằng hội nghị nên tập trung vào cách thức các nước thực hiện cam kết được đưa ra trong những năm trước.
Người đứng đầu bộ phận biến đổi khí hậu của Ủy ban Kinh tế châu Phi tại LHQ, Jean-Paul Adam nêu rõ châu Phi hy vọng tại COP27 sẽ có tiến bộ về mục tiêu mới trong vấn đề hỗ trợ tài chính. Ông cũng nhấn mạnh việc cần làm rõ khoản nào là tài trợ, khoản nào là cho vay ưu đãi và phần còn lại sẽ được giải quyết thông qua đầu tư của khu vực tư nhân.
Các hội nghị COP trong quá khứ đều đối mặt với bất đồng và các quan điểm cứng rắn do liên quan đến lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, tại hội nghị COP năm 2015, thế giới đã thông qua Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Đây được xem là bước ngoặt lớn song vẫn còn nhiều việc phải làm. Ông Mwenda nhấn mạnh nhiều cuộc đàm phán đã diễn ra suốt 3 thập kỷ, trong khi hệ lụy của khủng hoảng khí hậu đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn do lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.
Do đó, Giám đốc khu vực của nhóm môi trường 350Africa.org, Landry Ninteretse tin rằng COP27 sẽ là phép thử về cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Theo Giám đốc Ninteretse, thế giới cần có các cơ chế hỗ trợ tài chính hiệu quả để bù đắp tổn thất do biến đổi khí hậu một cách công bằng, dễ tiếp cận và minh bạch.
Nhiệm vụ khẩn cấp
Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6-18/11, với một chương trình nghị sự dày đặc và một loạt nhiệm vụ quan trọng nhưng hết sức khó khăn.
Hội nghị khí hậu toàn cầu năm 2022 được kỳ vọng sẽ giải quyết sẽ những vấn đề then chốt, bao gồm cả việc đảm bảo nguồn tài chính khí hậu thỏa đáng cho các nước nghèo và nâng tham vọng hành động khí hậu nhằm đạt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C.
Ngôi nhà bị sập do lũ lụt tại Sunamganj, Bangladesh, ngày 21/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội nghị thu hút sự tham gia của khoảng 30.000 quan khách quốc tế, trong đó có gần 100 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ. Các chủ đề chính tại hội nghị này là phát triển hydro xanh, an ninh nước và an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng và bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương. Các chủ đề này phản ánh một số ưu tiên của nước chủ nhà Ai Cập trong nỗ lực thúc đẩy lợi ích của các quốc gia đang phát triển cũng như đáp ứng nhu cầu tài chính của họ để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.
Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu năm nay diễn ra trong bối cảnh tình trạng Trái Đất ấm lên đã gây ra nhiều hình thái thời tiết cực đoan. Các hiện tượng thời tiết như nắng nóng gay gắt và mưa lớn bất thường đã xảy ra khắp nơi trên thế giới, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người bị mất nhà cửa do thiên tai từ đầu năm tới nay. Mưa bão đã gây ngập lụt nghiêm trọng tại Bangladesh, khiến khoảng 1/3 lãnh thổ Pakistan bị ngập nước ở mức đỉnh điểm, trong khi các đợt nắng nóng khắc nghiệt với nhiệt độ lên tới hơn 50 độ C hoành hành tại Ấn Độ và Pakistan. Tần suất các đợt nắng nóng tại nhiều khu vực từ châu Âu đến Mỹ đã tăng mạnh. Nắng nóng và khô hạn kéo dài làm trầm trọng thêm nạn cháy rừng, đặc biệt là những vụ cháy rừng quy mô lớn.
Riêng với châu Phi, theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), "Lục địa Đen" là nơi đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Châu Phi chỉ đóng góp khoảng 4% trong tổng lượng phát thải toàn cầu nhưng lại là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Hạn hán trong 50 năm qua ở miền Nam và vùng Sừng châu Phi ngày càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người, với thiệt hại ước lên tới 70 tỷ USD. Hơn 1.000 trận lũ lụt trong khoảng thời gian này khiến hơn 20.000 người tử vong. Khoảng 172,3 triệu người châu Phi bị ảnh hưởng do hạn hán và 43 triệu người bị ảnh hưởng lũ lụt trong giai đoạn 2010-2022. Thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra tại châu Phi sẽ tiếp tục gia tăng khi Trái Đất nóng lên, đe dọa nguồn cung lương thực, kinh tế và y tế của khu vực. Các quốc đảo và quốc gia ven biển của châu Phi, với 116 triệu người sinh sống, sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng nước biển dâng, thiệt hại ước tính khoảng 50 tỷ USD vào năm 2050.
Với tư cách là nước chủ nhà và là nước Chủ tịch COP27, Ai Cập sẽ nỗ lực thống nhất 4 chủ đề chính, bao gồm tài chính khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, tổn thất và thiệt hại, và nâng mục tiêu trong hành động khí hậu. Ai Cập hy vọng hội nghị năm nay sẽ chú trọng tới quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu những tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, cũng như vấn đề cung cấp tài chính khí hậu thỏa đáng cho các nước đang phát triển.
Về tài chính khí hậu, hội nghị sẽ thúc đẩy các nước phát triển thực hiện cam kết cùng theo đuổi mục tiêu huy động tài chính 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển và kém phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trên thực tế, năm 2020, khoản tài chính huy động được là 83,3 tỷ USD, còn thiếu 16,7 tỷ USD so với mục tiêu. Các nước giàu cũng xác định không đáp ứng mục tiêu này trước năm 2023. Do đó, đây dự báo sẽ một vấn đề nóng tại COP27.
Ai Cập cũng kêu gọi "ý chí chính trị lớn hơn" của cộng đồng quốc tế nhằm nâng tham vọng hành động khí hậu. Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cần được duy trì ở mức dưới 1,5 độ C để tránh các thảm họa khí hậu. Tuy nhiên, "ngân sách carbon" của thế giới sẽ cạn kiệt trong 10 năm tới và đến năm 2030, mức phát thải cần phải được giảm một nửa để duy trì mức tăng nhiệt độ 1,5 độ C. Điều này có nghĩa là "thế giới chỉ còn chưa đầy 10 năm để hành động mạnh mẽ và giảm lượng khí thải trên toàn cầu".
Bên cạnh đó, Ai Cập cũng kỳ vọng COP27 sẽ giải quyết các mối quan tâm của châu Phi về khí hậu, trong đó có việc thực hiện các cam kết về khí hậu. Sự kiện khí hậu toàn cầu của LHQ năm nay diễn ra ở châu Phi, do đó các vấn đề "thích ứng với biến đổi khí hậu" và "tổn thất và thiệt hại" sẽ là những điểm mấu chốt tại COP27. Các quốc gia dễ bị tổn thương nhất ở châu Phi đang đối mặt với nguy cơ ngập lụt, xói mòn đất và đa dạng sinh học bị hủy hoại. Vì vậy, một thỏa thuận về cơ chế giải quyết tổn thất và thiệt hại là rất cần thiết.
Để thực sự thành công, COP27 đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên nhằm thúc đẩy các tham vọng về hành động khí hậu cũng như đảm bảo các nguồn tài chính khí hậu. Do đó, Ai Cập kêu gọi tinh thần "đoàn kết quốc tế", đồng thời hối thúc các nước "gác lại những khác biệt chính trị" và thúc đẩy hợp tác để tiến tới hành động vì khí hậu.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định các mục tiêu đề ra, đặc biệt là vấn đề tài chính khí hậu và tham vọng hành động vì khí hậu, đều là những vấn đề hóc búa trong bối cảnh thế giới đang trải qua những diễn biến địa chính trị không thuận lợi và kinh tế toàn cầu đang đà suy giảm. Trong khi các quốc gia châu Âu đang oằn mình đối phó với một mùa Đông giá lạnh do thiếu nhiên liệu, cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực cũng đẩy nhiều quốc gia vào tình thế khó khăn với lạm phát tăng vọt. Cuộc họp về biến đổi khí hậu của LHQ diễn ra tại Bonn (Đức) tháng 6/2022 kết thúc trong ảm đạm đã phần nào báo trước rằng các vòng thảo luận tại COP27 để đạt được đồng thuận trong vấn đề tài chính khí hậu, thiết lập cơ sở tài chính để ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như các mục tiêu cắt giảm khí thải sẽ hết sức cam go.
Đặc phái viên LHQ về biến đổi khí hậu tại Ai Cập, ông Mahmoud Mohieldin cho rằng khoản tài chính 100 tỷ USD mỗi năm, ngay cả khi được cấp đầy đủ cho các nước nghèo, sẽ chiếm không quá 3% nhu cầu tài chính cần thiết cho hành động khí hậu. Nếu không có nguồn tài chính cần thiết, các nước đang phát triển không thể đầu tư khẩn cấp cho hành động khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững.
Tại Phiên họp hẹp cấp cao về biến đổi khí hậu, diễn ra trong khuôn khổ khóa họp 77 Đại hội đồng LHQ vừa qua, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã nhấn mạnh tới tình trạng khẩn cấp về khí hậu trong bối cảnh thế giới đồng thời phải đương đầu với "cuộc khủng hoảng toàn cầu nhân 3" về lương thực, năng lượng và tài chính. Điều đó khiến nhiệm vụ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu càng trở nên khẩn cấp, bởi như cảnh báo của các chuyên gia, khí hậu Trái Đất đang thay đổi nhanh đến mức nhân loại hầu như không còn cơ hội để cứu vãn, như chính Tổng Thư ký LHQ Guterres phải thừa nhận, tình trạng nóng lên toàn cầu đang tiếp diễn và khả năng đạt được mục tiêu hạn chế nhiệt độ Trái Đất tăng 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp rất mong manh. Bởi vậy, LHQ kêu gọi một cách tiếp cận toàn cầu trong vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó các cuộc thảo luận tại COP 27 phải dựa trên tinh thần công bằng khí hậu, đoàn kết và tin cậy quốc tế.
Khủng hoảng năng lượng khiến mục tiêu hạn chế sự ấm lên toàn cầu mong manh hơn Một số quốc gia giàu có, bao gồm Anh, Mỹ và các nước thành viên EU, đã gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch do nguồn cung năng lượng đứt gẫy bởi xung đột Nga - Ukraine khiến giá khí đốt toàn cầu tăng vọt. Theo Chủ tịch COP27, các nước giàu có đang tụt hậu trong cam kết cắt giảm khí...