Châu Phi tách đôi, một đại dương mới đang hình thành?
Những dịch chuyển của tầng địa chất có thể tạo nên một đại dương mới.
Ở một trong những điểm nóng nhất trên Trái Đất, gần vùng lõm Afar, lục địa Phi đang dần tách ra. Các nhà khoa học cho rằng việc ba mảng kiến tạo xung quanh châu Phi dần đi chuyển xa nhau cuối cùng sẽ tách châu Phi thành hai phần, và hàng triệu năm nữa sẽ tạo ra một lưu vực đại dương mới.
Vết nứt tại Afar, nơi các nhà khoa học cho rằng có thể tạo nên một đại dương mới. Ảnh: University of Rochester.
Vị trí lý tưởng cho đại dương mới
Bằng chứng rõ ràng nhất cho lý thuyết này là vết nứt dài 56 km trên sa mạc Ethiopia. Các giả thuyết về tương lai của lục địa châu Phi đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, nhưng các phép đo vệ tinh mới đang giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình hình thành nên một đại dương mới.
“Đây là nơi duy nhất trên Trái Đất mà bạn có thể nghiên cứu rạn nứt lục địa trở thành rạn nứt đại dương như thế nào”, Christopher Moore, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Leeds với những đề tài sử dụng radar vệ tinh để nghiên cứu hoạt động núi lửa ở Đông Phi nói trên NBC News.
Đại dương mới sẽ mất từ 5-10 triệu năm mới hình thành, và khu vực vùng lõm Afar là nơi lý tưởng để tìm hiểu quá trình này bởi nó nằm giữa ranh giới các mảng Nubian, Somali và Arabian.
Video đang HOT
Những vết nứt lớn ở châu Phi được cho là kết quả của các lục địa đang dần rời xa nhau. Ảnh: Alamy.
Lớp vỏ của Trái Đất được tạo thành từ 16 mảng kiến tạo lớn. Đây là những khối địa chất khổng lồ với hình dạng không đều, liên tục va đập và trượt lên hay xuống. Trong 30 triệu năm qua, mảng Arabian ngày càng trượt xa khỏi châu Phi. Quá trình này tạo ra Biển Đỏ và Vịnh Aden giữa châu Phi và bán đảo Ả Rập.
Mảng Somali ở phía đông châu Phi cũng đang dần tách xa khỏi mảng Nubian dọc theo Thung lũng tách giãn Đông Phi, kéo dài qua Ethiopia và Kenya.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích vì sao các mảng lại tách rời nhau khiến các lục địa rạn nứt, nhưng đã có thể dự đoán khá chính xác cách mà các mảng sẽ tách rời nhau ra.
“Với đo đạc từ hệ thống GPS, chúng ta có thể đo chính xác tốc độ tách rời là khoảng vài mm/năm. Càng có nhiều dữ liệu từ GPS, chúng tôi càng có thể dự đoán chính xác hơn điều gì sẽ xảy ra”, Ken Macdonald, nhà địa chất đại dương tại trường UC Santa Barbara chia sẻ.
Hỏa ngục của Dante
Tuy nhiên, thực hiện nghiên cứu tại vùng Afar không đơn giản bởi khí hậu quá khắc nghiệt.
“Nơi này được gọi là hỏa ngục của Dante. Khu vực có người sinh sống nóng nhất trên bề mặt Trái Đất là Afar. Nhiệt độ ban ngày thường lên tới trên 54 độ C, và ban đêm mát hơn thì xuống 35 độ”, Cynthia Ebinger, nhà địa vật lý tại đại học Tulane chia sẻ.
Bà Ebinger đã nghiên cứu vết nứt tại sa mạc Ethiopia từ năm 2005. Theo chuyên gia này, vết nứt tương đương với hàng trăm năm thay đổi của quá trình kiến tạo địa chất.
Hàng triệu năm nữa, Đông Phi có thể tách ra thành một lục địa mới, và một đại dương mới sẽ hình thành. Ảnh: Forbes.
“Chúng tôi cố gắng tìm hiểu điều gì đã gây ra quá trình này”, bà giải thích. Bà Ebinger cho rằng áp suất lớn từ các dòng dung nham có thể là nguyên nhân dẫn tới vết nứt tại Afar. Quá trình này giống như bơm đầy hơi vào quả bóng bay, khiến vỏ bóng bay căng và chỉ cần chạm nhẹ là có thể nổ.
Những hiện tượng như thế này, trong tương lai, sẽ định hình lại lục địa Phi. Mỗi mảng ở khu vực Afar đều đang di chuyển với tốc độ khác nhau, nhưng lực tác động chung sẽ tạo ra hệ thống sườn đại dương, và cuối cùng hình thành nên đại dương mới.
“Nước từ vịnh Aden và Biển Đỏ sẽ tràn vào khu vực này và Thung lũng tách giãn Đông Phi, trở thành một đại dương mới. Một phần của Đông Phi sẽ trở thành một lục địa nhỏ riêng biệt”, ông Macdonald cho biết.
Mảng Arabian đang di chuyển với tốc độ khoảng 2,5 cm/năm. Hai mảng còn lại chỉ di chuyển khoảng 5 mm/năm. Tuy tốc độ là rất nhỏ, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là bằng chứng rõ ràng một sự thay đổi về địa chất sẽ diễn ra.
Khi các mảng tách ra, vật chất từ sâu bên trong Trái Đất sẽ di chuyển lên bề mặt và hình thành lớp vỏ đại dương tại các rặng núi.
“Chúng ta có thể thấy lớp vỏ đại dương đang bắt đầu hình thành, vì nó khác biệt rõ rệt với lớp vỏ lục địa về thành phần và mật độ”, ông Christopher Moore cho biết.
Mặt trăng trẻ hơn 85 triệu năm so với suy nghĩ trước đây
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã phát hiện ra, không chỉ mặt trăng từng có một 'đại dương' đá nóng chảy (magma) khổng lồ, rực lửa, mà vệ tinh của Trái đất cũng hình thành muộn hơn các nhà khoa học dự kiến trước đây.
Hình ảnh mô tả cho thấy mặt trăng được hình thành từ một vụ va chạm xảy ra gần đây hơn so với các nhà khoa học dự đoán. Ảnh: Ron Miller.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã phát hiện ra, không chỉ mặt trăng từng có một "đại dương" đá nóng chảy (magma) khổng lồ, rực lửa, mà vệ tinh của Trái đất cũng hình thành muộn hơn các nhà khoa học dự kiến trước đây.
Hàng tỷ năm trước, một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa đã đâm vào Trái đất non trẻ. Giữa những mảnh vụn và đống đổ nát của vũ trụ, một hình thể đá mới hình thành, đó là mặt trăng.
Trong công trình mới này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng lại dòng thời gian hình thành mặt trăng. Trong khi các nhà khoa học trước đây cho rằng vụ va chạm hình thành mặt trăng này đã xảy ra cách đây 4,51 tỷ năm, thì nghiên cứu mới đã chứng minh sự ra đời của mặt trăng chỉ 4,425 tỷ năm trước.
Để xác định 85 triệu năm tuổi bị tính dôi trong thời đại của mặt trăng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô hình toán học để tính toán thành phần của mặt trăng theo thời gian. Dựa trên ý tưởng rằng mặt trăng có một đại dương magma khổng lồ, các nhà nghiên cứu đã tính toán sự biến đổi theo thời gian của các khoáng chất hình thành khi magma nguội đi. Từ đó, các nhà khoa học có thể theo dõi sự hình thành của mặt trăng.
"Bằng cách so sánh thành phần đo được của đá của mặt trăng với thành phần dự đoán của đại dương magma từ mô hình, chúng tôi có thể theo dõi sự tiến hóa của đại dương magma trở về điểm xuất phát của nó, thời điểm mặt trăng được hình thành", nhà khoa học Sabrina Schwinger, Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, tác giả của nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố .
Những phát hiện này cho thấy mặt trăng hình thành cách đây 4.425 tỷ năm, tương đồng với nghiên cứu trước đây đã liên kết sự hình thành của mặt trăng với sự hình thành lõi kim loại của Trái đất.
"Đây là lần đầu tiên tuổi của mặt trăng có thể được liên kết trực tiếp với một sự kiện xảy ra ở cuối sự hình thành của Trái đất, cụ thể là sự hình thành của lõi", Giáo sư Thorsten Kleine, Viện nghiên cứu về hành tinh học tại Đại học Mnster ở Đức cho biết trong cùng tuyên bố.
Những phát hiện này đã được mô tả trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 10-7 trên tạp chí Science Advances.
Khởi đầu nóng của Sao Diêm vương Các nhà khoa học vẫn có ý kiến khác nhau về vấn đề Sao Diêm vương có phải là hành tinh hay không. Đặc biệt, sự hình thành của thiên thể này luôn là đề tài tranh luận sôi nổi. Sao Diêm vương. Những nghiên cứu mới nhất, công bố trên tạp chí "Nature Geoscience" (Anh) cho thấy, khác với những phân tích...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng!

Thấy tiếng động lạ trong xô nước, cán bộ kiểm lâm hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 30 năm

Người đàn ông khỏa thân lấm lem bùn đất bám chặt bánh máy bay

Nhẫn thông minh giúp phát hiện ngoại tình

Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới

Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa

Quầng Mặt trời xuất hiện ở nhiều khu vực

Vì sao chim lao đầu vào cửa kính rồi tử vong? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ

Điểm tên các loài bồ câu hoang dã cực đẹp của Việt Nam

Giải mã bí ẩn: Vì sao chim cánh cụt không bao giờ xuất hiện ở Bắc Cực?

Cần thủ 'vui hơn trúng số' khi câu được cá chép nặng 47 kg

Chùm ảnh: Hiện tượng 'Crown Flash' Ánh sáng nhảy múa trên bầu trời
Có thể bạn quan tâm

G-Dragon lần đầu nhắc đến T.O.P sau gần 1 thập kỷ, cơ hội tái hợp đến gần?
Nhạc quốc tế
17:42:42 15/05/2025
Triệu Đức Dận 'ngưu ma vương' của Triệu Lệ Dĩnh, lộ quá khứ bán chất cấm?
Sao châu á
17:42:08 15/05/2025
Soi đoạn video 1 phút 37 giây Wren Evans nhảy cùng nữ dancer trong drama "cắm sừng", các thám tử mạng phán đoán "nơi tình yêu bắt đầu"
Nhạc việt
17:38:46 15/05/2025
Phúc thẩm Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân phiên tòa căng thẳng quyết định số phận!
Pháp luật
17:35:11 15/05/2025
Thông tin chính thức mới nhất liên quan đến Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
17:21:42 15/05/2025
Xung đột Hamas Israel: Tín hiệu tích cực về viện trợ cho Dải Gaza
Thế giới
17:07:54 15/05/2025
Miss World: Ý Nhi điểm yếu chí mạng, thua trông thấy, 1 người đẹp lộ tham vọng?
Tv show
16:56:29 15/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 5 món ngon nhìn cực mát mắt
Ẩm thực
16:45:46 15/05/2025
Lần đầu tiên công bố sau 2 tháng: Video ghi lại cảnh mặt đất "dậy sóng" kinh hoàng trong trận động đất ở Myanmar
Netizen
16:23:55 15/05/2025
Scarlett Johansson chỉ trích Oscar vì từng phớt lờ "Avengers: Endgame"
Hậu trường phim
15:17:06 15/05/2025