Châu Phi sẽ nhận được khoảng 90 triệu liều vắcxin trong tháng Hai
Châu Phi sẽ tiếp nhận gần 90 triều liều vắcxin theo cơ chế phân bổ COVAX, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ ngăn chặn đại dịch COVID-19 tại châu lục này.
Xét nghiệm cho người dân tại Nairobi, Kenya. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 4/2, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi, Matshidiso Moeti cho biết châu Phi sẽ nhận được gần 90 triệu liều vắcxin COVID-19 trong tháng 2/2021, được đàm phán thông qua chương trình phân bổ vắcxin COVAX do WHO dẫn đầu
Sự xuất hiện của vắcxin sẽ đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ ngăn chặn đại dịch COVID-19 tại châu lục này.
Trong một tuyên bố đưa ra tại Nairobi (Kenya), bà Moeti khẳng định châu Phi đã chứng kiến các khu vực khác trên thế giới bắt đầu chiến dịch tiêm chủng COVID-19 từ lâu. Việc triển khai vắcxin nói trên là bước tiến đầu tiên để đảm bảo châu lục này được tiếp cận vắcxin một cách công bằng.
Ngày 30/1 vừa qua, COVAX đã thông báo cho các nước châu Phi về kế hoạch vận chuyển lô vắcxin COVID-19 đầu tiên, mở đầu cho đợt tiêm chủng hàng loạt lớn nhất từ trước đến nay ở châu lục.
Video đang HOT
Lô vắcxin đầu tiên sẽ gồm sản phẩm AZD1222 của tập đoàn AstraZeneca và Đại học Oxford. Tuy nhiên, loại vắcxin này phải được WHO và cơ quan quản lý của các quốc gia châu Phi đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp sau khi vượt qua các ngưỡng về hiệu quả và an toàn.
Khoảng 90 triệu liều vắcxin đầu tiên sẽ cho phép các nước châu Phi, trong nửa đầu năm 2021, tiêm chủng cho khoảng 3% dân số thuộc diện có nguy cơ nhiễm COVID-19 ở mức cao, bao gồm nhân viên y tế, người cao tuổi và người mắc bệnh nan y.
Để thực hiện kế hoạch tiêm chủng cho ít nhất 20% dân số, châu Phi cần phải nhận được khoảng 600 triệu liều vắcxin vào cuối năm 2021.
Bà Moeti kêu gọi các nước châu Phi cần sẵn sàng và chủ động hoàn thiện kế hoạch tiêm chủng vắcxin COVID-19 cấp quốc gia. Các quy trình quản lý, hệ thống bảo quản lạnh và việc phân phối cần phải được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo vắcxin được vận chuyển an toàn từ các cảng nhập đến nơi sử dụng./.
Ca ngợi vai trò lãnh đạo của Đảng trong thành công chung của Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trên chặng đường 35 năm đổi mới.
Mỗi kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là một sự kiện có tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử đặc biệt, trong đó đánh giá kết quả hoạt động của đất nước và đề ra những chủ trương, đường lối trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa và kinh tế - xã hội...
Đó là chia sẻ của Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam, bà Irmina Perojo, khi Việt Nam đang diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc sáng 26/1. (Ảnh: Phạm Cường)
Bà Irmina Perojo ca ngợi quá trình chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam rất kỹ lưỡng. Dự thảo các văn kiện trình Đại hội đã được chuẩn bị rất công phu, bài bản, trí tuệ và thảo luận rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, "trong bối cảnh đại dịch phức tạp mà thế giới đang phải đối mặt như hiện nay, một thành công của Việt Nam là khả năng tổ chức một cuộc họp quy mô lớn, với sự hiện diện của hơn 1.500 đại biểu" - bà Irmina Perojo nhấn mạnh. Bà cho biết các nhà ngoại giao và đại diện của các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam rất vinh dự được chứng kiến cuộc họp chính trị vô cùng quan trọng này; đồng thời rất hài lòng khi có mặt tại một trong những quốc gia thành công nhất trong cuộc chiến chống COVID-19, với những thành tựu trong việc kiểm soát và ngăn chặn đại dịch và tinh thần đoàn kết vượt trội, hỗ trợ vật chất cho hàng chục quốc gia trên thế giới.
Theo bà Irmina Perojo, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công xứng đáng trên mọi lĩnh vực trong năm 2020, bất chấp dịch bệnh và thiên tai. Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; 30 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991; 10 năm thực hiện cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045. Bà Irmina Perojo chỉ rõ năm 2045 là "thời điểm nhân dân Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay).
Đề cập tới nội dung trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII, bà Irmina Perojo nhấn mạnh tới quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, cũng như việc Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ chính phủ điện tử, áp dụng tiến bộ công nghệ hướng tới việc đưa đất nước trở thành một quốc gia công nghệ thông tin ở khu vực trong tương lai.
"Các chiến lược của Đảng đã đưa Việt Nam trở thành một điển hình trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội một cách sáng tạo, phù hợp với đặc thù của đất nước, kết hợp phát triển thị trường với bình đẳng xã hội. Đảng sẽ tiếp tục bảo đảm sự phát triển trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cũng như văn hóa và các giá trị con người" - Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam nêu rõ.
Bà Irmina Perojo cũng chỉ ra rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam tăng cường tích cực các hoạt động quốc tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế, thúc đẩy hòa bình và đa phương hóa xuất sắc. Năm 2020 là một năm khởi sắc trong chính sách đối ngoại của đất nước Việt Nam, với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Với việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và 37, Việt Nam nhận được sự khen ngợi của các quốc gia thành viên, đối tác và tổ chức quốc tế đánh giá cao sự phối hợp và đi đầu trong việc thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN và thúc đẩy ứng phó chung với đại dịch trong khu vực.
Đề cập tới thành công của Việt Nam trong kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bà Irmina Perojo đánh giá công tác kiểm soát và ngăn chặn COVID-19 của Việt Nam là hình mẫu tham khảo cho nhiều quốc gia trên thế giới. Theo bà, thành công này "hội tụ trí tuệ của Đảng, sự quyết liệt của các cấp chính quyền trong việc giữ gìn sức khỏe cho nhân dân, sự nhanh chóng của Chính phủ trong việc áp dụng các biện pháp phù hợp cho từng giai đoạn, sự gắn kết giữa thể chế nhà nước với các bộ, ngành, kỷ cương và sự hợp tác của toàn xã hội".
Lưu ý thành công của Việt Nam đã được phản ánh trên các phương tiện truyền thông quốc tế tại Mỹ, Nga, Đức và các nước khác, bà Irmina Perojo cũng bày tỏ trong cuộc chiến chống COVID-19, Việt Nam đã ủng hộ thiết bị y tế và tài chính cho hơn 50 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó có cả các nước phát triển, đồng thời đánh giá cao tính hiệu quả của bộ kit chẩn đoán do Việt Nam sản xuất.
Theo Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cuba, với mục tiêu kép là đối mặt với đại dịch và đồng thời phát triển kinh tế, Việt Nam đã khép lại năm 2020 với triển vọng dịch bệnh được kiểm soát, tăng trưởng GDP hàng năm là 2,91%, một trong những mức cao nhất của thế giới trong một năm mà nền kinh tế các quốc gia bị rung chuyển bởi tác động của COVID-19. Bà Irmina Perojo nhấn mạnh: Điều đó "thể hiện thành công trong định hướng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sẽ tiếp tục dẫn đường cho đất nước đi đến thắng lợi trong những năm tới".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Dân vận là phải xắn tay áo lo việc cho dân Thủ tướng nêu rõ, các cấp chính quyền không được "khoán trắng" cho công tác dân vận; phải cùng xắn tay áo lo việc cho dân. Chiều 10/10, tại trụ sở Chính phủ, gặp mặt các điển hình "Dân vận khéo" toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ các cấp chính quyền không được "khoán trắng" cho công tác dân vận;...