Châu Phi mất đất
Xu hướng các nước giàu đổ xô mua đất nông nghiệp tại Châu Phi đang khiến tình trạng khủng hoảng lương thực và nạn đói thêm trầm trọng tại châu lục đen.
Bé Mihag Gedi Farah – một nạn nhân của nạn đói ở Châu Phi.
Theo Tổ chức Worldwatch tại Washington ngày 27.7, tình trạng chiếm dụng đất tại Châu Phi đang gia tăng khi các quốc gia giàu tại Trung Đông và Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, tìm kiếm các vùng đất nông nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước. Song, các thoả thuận mua bán đất quốc tế này đã đẩy người dân Châu Phi vào tình trạng mất đất đai, không việc làm, khiến khủng hoảng lương thực tại đây thêm trầm trọng.
Video đang HOT
Worldwatch đã thăm dò ý kiến của hơn 350 hiệp hội nông dân, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính quyền và các nhà khoa học trong vòng 17 tháng qua. “Mọi người luôn nói rằng Châu Phi cần phải tự nuôi sống mình. Họ không thể làm điều đó khi người Trung Quốc hay Saudi Arabia đang lấy dần đi những mảnh đất tốt nhất cho cấy trồng lương thực” – ông Danielle Nierenberg – giám đốc một dự án của Worldwatch – cho hay.
Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế cho biết, có 15 – 20 triệu hécta đất tại vùng hạ Sahara Châu Phi đã bị các nhà đầu tư nước ngoài mua mất từ khoảng năm 2006-2009. Song, các nhà đầu tư lại cho rằng các thoả thuận đất đai đã giúp giảm bớt khủng hoảng lương thực thế giới bằng cách khai thác tiềm năng nông nghiệp “không được sử dụng” và cung cấp cho các nước nghèo tiền, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác để cải thiện an ninh lương thực.
“Nếu thực sự các chính phủ đại diện cho quyền lợi của công dân, các thoả thuận đổi tiền lấy đất này có thể tăng cường thịnh vượng, an ninh lương thực cho cả hai bên – ông Robert Engelman (Giám đốc điều hành Worldwatch) nhận định – Nhưng điều này lại thường không xảy ra”.
Trong khi đó, nạn đói đang trở thành ác mộng đối với người dân tại khu vực Sừng Châu Phi. Chính quyền cảnh báo khoảng 800.000 trẻ em có thể sẽ chết vì đói tại khu vực. Liên Hợp Quốc (LHQ) ước tính có khoảng 11 triệu người tại Đông Phi đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, trong đó 3,7 triệu người Somalia là những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo Lao Động
Đợt cứu trợ hàng không đầu tiên của LHQ tới Somali
Chuyến hàng đầu tiên gồm 14 tấn lương thực đủ phân phát cho 3.500 trẻ em trong vòng 1 tháng và vài ngày tới sẽ có thêm hàng trăm tấn hàng nữa
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của LHQ vừa cho biết, các chuyến bay chở hàng nhân đạo của LHQ ngày 27/7 đã tới thủ đô Mogadishu của Somali để cứu trợ nạn đói. Đây là đợt cứu trợ hàng không đầu tiên kể từ khi LHQ tuyên bố có nạn đói tại hai khu vực của nước này hồi tuần trước.
Số hàng viện trợ này được chuyển đến sau chặng "dừng chân" ở Kenya. LHQ còn lập 16 trung tâm phát chẩn tại thủ đô Mogadishu. Người phát ngôn của tổ chức này, anh Davis Or cho biết: "Chuyến hàng đầu tiên gồm 14 tấn lương thực đủ phân phát cho 3.500 trẻ em trong vòng 1 tháng và vài ngày tới sẽ có thêm hàng trăm tấn hàng nữa. Hy vọng rằng, 80 tấn hàng nhân đạo sau đó, sẽ đến được thủ đô Mogadishu và sẽ được phân bổ tới các trung tâm cứu đói với ưu tiên trước mắt là trẻ em suy dinh dưỡng".
Trong khi đó, chính phủ Venezuela cùng ngày cho biết, một chuyến bay chở 50 tấn hàng gồm lương thực, nước uống, thuốc men đã lên đường tới Somali. Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Nội vụ nước này - ông El Aissami cho biết: "Xét tình hình nghiêm trọng hiện nay tại Somali, chính phủ Venezuela quyết định không chỉ viện trợ bằng vật chất mà còn hỗ trợ khẩn cấp 5 triệu USD tiền mặt cho Somali thông qua Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO). Ngoài ra, Bộ Y tế Venezuela còn cử các nhóm chuyên gia kỹ thuật đến đó để đánh giá mức độ nạn đói và cung cấp cho họ mọi sự giúp đỡ cần thiết".
Hiện có khoảng 3,7 triệu người Somali (gần nửa dân số nước này) đang có nguy cơ bị chết do đói. Hai tháng qua, có khoảng 150.000 người chủ yếu từ hai tỉnh miền nam là Bakun và Hạ Saben kéo về tỵ nạn ở thủ đô Mogadishu để tìm kiếm lương thực - thực phẩm, nơi tạm trú và những trợ giúp khác.
Ngày 25/7 tại Roma (Italy), các cơ quan của LHQ đã nhóm họp bàn về phản ứng khẩn cấp và tìm nguồn vốn trợ giúp trực tiếp khu vực này. LHQ cho rằng, cần ít nhất 1,6 tỷ USD nữa mới mong giải quyết được tình hình./.
Theo VOVnew
Thảm cảnh trẻ em chết đói hàng loạt Tại quốc gia đang bị hạn hán hoành hành - Somalia, cứ 6 phút lại có một em nhỏ chết đói. Điều này cũng có nghĩa mỗi ngày có khoảng 250 em nhỏ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng qua đời, UNICEF cho hay. Tuy nhiên, các lãnh chúa ở Somalia lại tuyên bố, thông tin về nạn đói là một sự...