Châu Phi có 18 tỷ phú USD trong danh sách mới nhất 2021 của Forbes
18 tỷ phú của châu Phi có tổng khối tài sản tích lũy là gần 74 tỷ USD, so với hơn 73 tỷ USD của 20 tỷ phú trong năm 2020, chỉ tăng nhẹ với khoảng 400 triệu USD.
Tỷ phú người Nigeria Aliko Dangote vẫn là người giàu nhất châu Phi năm thứ 10 liên tiếp. (Nguồn: Reuters)
Tạp chí kinh doanh Forbes đã sửa đổi danh sách những người giàu nhất châu Phi năm 2021, theo đó châu lục này hiện chỉ còn 18 tỷ phú với tổng khối tài sản tích lũy là gần 74 tỷ USD.
Trong khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động của một số người trong số họ, nhưng một số người khác đã trở nên giàu có nhờ giá cổ phiếu tăng vọt.
Bất chấp đại dịch COVID-19, các tỷ phú châu Phi, cũng được coi là tỷ phú toàn cầu, vẫn không trở nên nghèo đi. Trái lại, một số người trong số họ thậm chí còn giàu lên.
Trong khi số lượng tỷ phú USD châu Phi giảm từ 20 người vào đầu năm 2020 xuống còn 18 người vào đầu năm 2021 nhưng trên thực tế, tài sản của họ vẫn tiếp tục tăng mặc dù là không nhiều.
Như vậy, 18 tỷ phú của châu lục này có tổng khối tài sản tích lũy là gần 74 tỷ USD, so với hơn 73 tỷ USD của 20 tỷ phú trong năm 2020, chỉ tăng nhẹ với khoảng 400 triệu USD.
Video đang HOT
Một điều đáng chú ý là danh sách các tỷ phú châu Phi của Forbes chỉ tính đến những người trong số họ đang cư trú ở châu Phi, nơi có công ty và cổ phần đặt tại châu Phi, ngoại trừ tỷ phú gốc Sudan Mo Ibrahim, công dân Anh và tỷ phú Mohamed Al-Fayed, một người Ai Cập.
Xét về quốc gia, Nam Phi và Ai Cập có nhiều tỷ phú nhất ở châu Phi với năm tỷ phú đối với mỗi quốc gia, tiếp theo là Nigeria với ba người và Maroc là hai người.
Tỷ phú người Nigeria Aliko Dangote vẫn là người giàu nhất châu Phi năm thứ 10 liên tiếp với khối tài sản ước tính khoảng 12 tỷ USD. Tài sản của người này đã tăng gần 20%, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của giá cổ phiếu Dangote Cement, công ty hàng đầu của tập đoàn thuộc sở hữu của vị tỷ phú Nigeria. Tiếp theo là tỷ phú Nassef Sawiris (người Ai Cập), với khối tài sản trị giá khoảng 8,5 tỷ USD. Vị trí tỷ phú giàu thứ ba châu Phi thuộc về ông Nicky Oppenheimer (người Nam Phi) với tổng giá trị tài sản 8 tỷ USD.
Ông Nicky Oppenheimer là người thừa kế cổ phần của công ty kim cương DeBeers trước khi bán 40% cổ phần của công ty này cho “gã khổng lồ” khai thác AngloAmerican với giá trên 5 tỷ USD vào năm 2012.
Vị trí thứ tư cũng thuộc về một người Nam Phi là tỷ phú Johann Rupert với khối tài sản trị giá hơn 7 tỷ USD. Một người Nigeria khác giữ vị trí thứ năm, ông Mike Adenuga, có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và dầu mỏ với khối tài sản ước tính khoảng 6,3 tỷ USD.
Vị trí thứ sáu vẫn tiếp tục thuộc về một tỷ phú Nigeria khác, ông Abdulsalam Rabiu, người đã cũng tận dụng lợi thế giá cổ phiếu tăng vọt của BUA Cement Plc, công ty do Rabiu và con trai của ông sở hữu 97%, niêm yết vào tháng 1/2020 trên sàn chứng khoán Lagos và tài sản của ông đã tăng thêm 77% lên mức 5,5 tỷ USD.
Tại khu vực Maghreb, tỷ phú người Algeria Issad Rebrab vẫn là người giàu nhất khu vực này với khối tài sản ước tính gần 5 tỷ USD. Giữ vị trí thứ bảy trong danh sách, ông Issad Rebrab là chủ của tập đoàn Cévital, một tập đoàn của ngành nông sản thực phẩm, một nhà phân phối và dịch vụ lớn. Vị tỷ phú này vẫn sở hữu một khối tài sản gần như bằng với năm 2020.
Chính quyền tân Tổng thống Biden tiếp tục thúc đẩy chính sách "Mua hàng Mỹ"
Ngày 25/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường mua sắm liên bang đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký một sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 21/1/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 25/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường mua sắm liên bang đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất, đồng thời tuyên bố đây là một bước đi hướng tới việc xây dựng lại "xương sống của nước Mỹ" và củng cố tầng lớp trung lưu.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden khẳng định: "Hôm nay, chúng ta đang làm việc để xây dựng lại xương sống của nước Mỹ - sản xuất, nghiệp đoàn và tầng lớp trung lưu", đồng thời cho rằng lý do cần làm việc này là để người dân Mỹ không đứng ngoài cuộc trong cuộc đua trong tương lai.
Theo Tổng thống Biden, để đảm bảo tương lai được tạo nên từ Mỹ, quốc gia này không chỉ cần giành được việc làm đã mất mà còn cả việc làm cũng như các ngành công nghiệp trong thời gian sắp tới.
Đây là một phần quan trọng để xây dựng nền kinh tế của Mỹ tốt đẹp hơn với sự tham gia của tất cả thành phần, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang bị tổn hại nặng nề hiện nay.
Ông Biden cũng cho biết tầng lớp trung lưu đã xây dựng đất nước này và nghiệp đoàn xây dựng tầng lớp trung lưu, vì vậy cần đầu tư vào nhóm này một lần nữa.
Lệnh hành pháp này là một bước đi trong kế hoạch kinh tế rộng lớn hơn mà ông Biden đã đưa ra trong chiến dịch thúc đẩy các ngành công nghiệp của Mỹ và giúp chấm dứt sự phụ thuộc của quốc gia này đối với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài vào thời điểm các công ty Mỹ đang bị tác động nặng nề của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ những điểm yếu trong chuỗi cung ứng của Mỹ, vì vậy rất cần thiết để nước này tự sản xuất thiết bị bảo hộ và các nguồn cung cấp thiết yếu.
Kế hoạch dài hạn của chính quyền mới sẽ liên quan đến việc chính phủ liên bang đầu tư vào hàng hóa do Mỹ sản xuất để xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Mỹ và mua xe điện sạch để thúc đẩy tạo việc làm.
Theo các quan chức chính quyền, sắc lệnh chưa được Nhà Trắng công bố này nhằm củng cố các quy định của Đạo luật Mua hàng hóa Mỹ, theo đó yêu cầu các cơ quan liên bang mua sản phẩm do Mỹ sản xuất.
Sắc lệnh này sẽ giúp Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng có vai trò cấp cao mới để giám sát việc thực hiện sáng kiến "Sản xuất tại Mỹ" của chính quyền mới nhằm cắt giảm sự miễn trừ không cần thiết cấp cho các cơ quan mua sản phẩm sản xuất ở nước ngoài.
Ngoài ra, nó cũng chỉ đạo các quan chức tạo ra một trang mạng (website) để việc miễn trừ có thể được xem xét công khai nhằm giúp các doanh nghiệp khác cạnh tranh.
Sắc lệnh này cũng nhằm mục đích tăng các yêu cầu về hàm lượng nội địa và cải thiện cách thức đo lường hàm lượng nội địa để chặn các kẽ hở bị các công ty lợi dụng./.
Thủ tướng Séc kêu gọi đoàn kết, kiên trì ứng phó với dịch COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 1/1, trong bài phát biểu nhân dịp Năm mới 2021 được nhiều cơ quan truyền thông sở tại đưa tin, Thủ tướng Séc Andrej Babis cảm ơn các tầng lớp trong xã hội đã nỗ lực tham gia vào công cuộc ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của quốc gia Trung...