Châu Phi chưa sẵn sàng cho tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/11 cho biết châu lục này chưa sẵn sàng cho việc tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 và cần phải nhanh chóng cải thiện khả năng này trong bối cảnh triển vọng sớm có vaccine ngày càng hiện hữu sau những thông báo đầy hứa hẹn gần đây từ một số nhà sản xuất.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Nairobi, Kenya. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo đánh giá của WHO, mức độ sẵn sàng của châu Phi hiện chỉ vào khoảng 33%, thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu 80%. Tỷ lệ này được đưa ra dựa trên việc đánh giá cơ sở dữ liệu do 40 quốc gia châu Phi cung cấp.
Trước thực tế này, Giám đốc khu vực của WHO, Tiến sĩ Matshidiso Moeti, nêu rõ việc lập kế hoạch và chuẩn bị sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Trước mắt, mục tiêu đặt ra là phải phải tiêm phòng cho 3% dân số châu Phi từ nay đến tháng 3/2021 và nâng lên thành 20% đến cuối năm sau.
Cũng theo nữ Tiến sĩ Moeti, thiếu kinh phí, công cụ và phương tiện liên lạc với người dân là nguyên nhân chính gây khó khăn cho công tác tiêm phòng ở châu Phi, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng quốc tế. Ước tính chi phí tiêm chủng cho các nhóm dân số ưu tiên ở châu lục này sẽ vào khoảng 4,8 tỷ euro và châu Phi có thể hưởng lợi phần nào từ Cơ chế mua và phân phối vaccine (COVAX), cũng như từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB).
Theo thống kê, mặc dù châu Phi ít chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hơn nhiều châu lục khác với khoảng 2,1 triệu ca mắc và 50.000 ca tử vong, song tại đây đang trải qua các đợt bùng phát dịch cục bộ, đặc biệt ở khu vực phía Nam và khối Maghreb.
WHO: Dịch COVID-19 gây gián đoạn cung cấp dịch vụ y tế thiết yếu ở châu Phi
Ngày 5/11, bà Matshidiso Moeti - Giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) - cho biết đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn đáng kể việc cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu ở châu Phi, bao gồm việc tiêm chủng cho trẻ em và sinh sản tại các bệnh viện.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Nairobi, Kenya ngày 20/5/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong tuyên bố đưa ra tại thủ đô Nairobi của Ethiopia, bà Moeti khẳng định đại dịch COVID-19 đang tiềm ẩn những tác động nguy hiểm đối với sức khoẻ người dân ở Lục địa đen. Việc phải dồn hầu hết các nguồn lực y tế cho công tác đối phó với đại dịch và áp đặt các lệnh phong toả đang khiến cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng sâu sắc. Đó là chưa kể tới những tác động khác từ việc các chính phủ phải cơ cấu lại nguồn lực tài chính cũng như nguồn nhân lực để đối phó với đại dịch.
Trong một khảo sát mới đây do WHO thực hiện tại 14 quốc gia châu Phi, toàn bộ 5 chỉ số quan trọng (gồm khám bệnh ngoại trú, nhập viện, trợ giúp chuyên biệt cho sinh nở, điều trị sốt rét và cung cấp vaccine 5 trong 1) trong 9 tháng đầu năm nay đã giảm mạnh so với các năm trước. Cũng theo thống kê, đã có thêm 1,37 triệu em châu Phi không được tiêm vaccine lao; 1,32 triệu trẻ em dưới 1 tuổi bị bỏ lỡ mũi tiêm vaccine phòng sởi đầu tiên
WHO lo ngại nếu xảy ra một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới ở châu Phi, việc cung cấp các dịch vụ y tế quan trọng sẽ bị gián đoạn hơn nữa. Vì thế, khi dịch bệnh chưa quay lại và nhiều nước đang cho nới lỏng các biện pháp phòng dịch, chính phủ các nước cần đẩy nhanh việc thực hiện các chiến dịch tiêm chủng bổ sung.
Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng này tái diễn trong tương lai, các nước cần đầu tư tốt hơn cho hệ thống y tế, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, tăng cường giám sát dịch bệnh và tiến hành thu thập dữ liệu toàn diện.
Pakistan đóng cửa trường học Ngày 26/11, Pakistan đóng cửa các trường học và hoãn các kỳ thi nhằm kiềm chế số ca nhiễm mới bẹnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và số bệnh nhân nhập viện gia tăng ở nước này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Karachi, Pakistan. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đó, học sinh các cấp, kể cả...