Châu Phi biến thành đấu trường ngoại giao Trung-Nhật
Thủ tướng Nhật Bản công du 3 nước Châu Phi và thảo luận những hợp đồng dầu khí và than đá trị giá nhiều tỷ đô la.
Từ Johannesburg (Nam Phi), thông tín viên VOA Anita Powell tường thuật về cuộc chiến ngoại giao Trung-Nhật đang diễn ra ở Châu Phi.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nêu bật tầm quan trọng của chuyến công du 3 nước Châu Phi.
Qua việc cam kết tăng gấp đôi các khoản tín dụng cho các quốc gia Châu Phi lên tới 2 tỷ USD, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nêu bật tầm quan trọng của chuyến công du 3 nước Châu Phi. Đây là chuyến viếng thăm Châu Phi đầu tiên của một vị Thủ tướng Nhật Bản trong vòng 8 năm.
Theo tin tức báo chí, kinh tế là động cơ chính của chuyến đi của ông Abe. Nhật Bản là nước nhập khẩu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng nhiều nhất thế giới và tình hình năng lượng của nước này đã gặp khó khăn kể từ khi thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 làm cho sản lượng điện hạt nhân bị sút giảm. Vì thế cho nên, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy Thủ tướng Abe đến thăm Mozambique, cường quốc khí đốt đang trỗi dậy ở Châu Phi. Ông đã thảo luận với các giới chức ở đây về những dự án đầu tư nhiều tỷ USD.
Tuy nhiên, sự kình địch giữa hai cường quốc Châu Á đã nhanh chóng bộc lộ tại thủ đô của Ethiopia khi Trung Quốc công khai tỏ ý hoài nghi về những ý đồ của Nhật Bản trên lục địa Châu Phi. Hai nước có một lịch sử bất hòa và đang đối đầu với nhau một cách rất căng thẳng trong vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngưở Biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Tại Addis Ababa hôm 15/1, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp Châu Phi, ông Tạ Hiểu Dương, đã lên tiếng chỉ trích ý đồ của Nhật Bản ở Châu Phi. Về chuyến công du Châu Phi của Thủ tướng Abe, đại sứ Tạ Hiểu Dương dèm pha: “Ông Abe đã trở thành kẻ gây rối lớn nhất ở Châu Á. Vì vậy,…thế giới cần phải cảnh giác là ông thủ tướng này đang dẫn dắt nước ông đi trên một con đường rất nguy hiểm. Và cộng đồng quốc tế cần phải làm tất cả mọi việc để ngăn không cho Nhật Bản tiếp tục đi trên con đường này”.
Thủ tướng Abe thăm Mozambique, cường quốc khí đốt đang trỗi dậy ở Châu Phi.
Về phần mình,người Nhật Bản cũng đã chỉ trích ý đồ của Trung Quốc ở Châu Phi. Họ nói tới thành tích nhân quyền của Trung Quốc và đề cập tới việc Trung Quốc không đối xử tử tế với người lao động Châu Phi trong các dự án đầu tư khác nhau. Trong bài diễn văn tại hộ nghị của Liên hiệp Châu Phi ở Addis Ababa, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh tới điều mà ông gọi là “ngoại giao doanh thương” của Nhật Bản. Ông nói rằng các công ty Nhật Bản coi công nhân là tài nguyên quí giá nhất của họ và sự độc đáo này đã được chứng tỏ ở Châu Phi.
Ông Martyn Davies, giám đốc của công ty Frontier Advisory, chuyên nghiên cứu về các thị trường mới nổi, nói rằng quyền lợi của Nhật Bản ở Châu Phi tương tự với quyền lợi của Trung Quốc và các nước Châu Á khác. Theo ông Davies, Châu Phi lại một lần nữa trải qua một cuộc tranh giành ảnh hưởng của các nước trên thế giới, một cuộc tranh giành đã bắt đầu với chủ nghĩa thực dân nhưng giờ đây đang có một tầm cỡ khác. Ông nói: “…Đây là một cuộc tranh giành mới ở Châu Phi, cuộc tranh giành thứ ba. Cuộc tranh giành thứ nhất là về tài nguyên và lãnh thổ. Cuộc tranh giành thứ nhì có liên hệ tới sự gắn bó về ý thức hệ và về đồng minh chính trị. Và có lẽ đối với vụ tranh giành thứ ba này, chúng ta chưa thể xác định động cơ của nó là gì. Tôi nghĩ rằng phải chăng Trung Quốc là yếu tố xúc tác, là động cơ của việc này. Rõ ràng không phải là vì lãnh thổ, không phải vì tài nguyên. Có thể là vì dầu khí ở một mức độ nào đó.
Nhưng nếu bỏ qua dầu khí thì nó lại không phải là một cuộc tranh giành tài nguyên. Vậy thì điều gì thúc đẩy cho nó? Tôi nghĩ rằng cuộc tranh giành mới này… là địa chính trị. Tôi nghĩ rằng rốt cuộc thì mục đích của sự tranh giành là để chiếm người tiêu thụ, để tranh thủ trái tim, khối óc và cái ví tiền của những người tiêu thụ đang mỗi ngày một đông ở Châu Phi”.
Theo ĐS&PL
Thủ tướng Nhật kêu gọi đối thoại "thẳng thắn" với lãnh đạo Trung, Hàn
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 19/1 đã kêu gọi các đối thoại thượng đỉnh thẳng thắn với lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc để giải quyết các tranh chấp chủ quyền và lịch sử, vốn làm tổn hại tới các quan hệ giữa các nước láng giềng.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Các cuộc tranh cãi nảy lửa đã ngăn cản 3 nước láng giềng tổ chức các cuộc gặp cấp cao, khi Bắc Kinh và Seoul cáo buộc Thủ tướng Abe thiếu ăn năn về các việc làm sai trái của Nhật trong Thế chiến II.
"Chúng ta nên tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh và thảo luận thẳng thắn", ông Abe nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NHK hôm nay, 2 ngày sau khi ngoại trưởng Nhật kêu gọi các cuộc đối thoại tương tự.
Thủ tướng Abe, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đều lên nắm quyền khoảng 1 năm trước, nhưng các quan điểm khác biệt và tinh thần dân tộc ngày càng tăng tại 3 nước đã ngăn cản họ xích lại gần nhau.
Seoul và Bắc Kinh đã nổi giận vì chuyến thăm của ông Abe tới đền chiến tranh Yasukuni ở Tokyo. Trung Quốc và Hàn Quốc coi đền Yasukuni là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật.
Trong cuộc phỏng vấn với NHK, ông Abe đã tái khẳng định rằng ông tới thăm đền Yasukuni là để cam kết phản đối chiến tranh và để cầu nguyện cho những người bỏ mạng vì đất nước.
"Tôi muốn mọi người nghĩ xem điều này có sai trái hay không. Nếu họ nghĩ về điều này, tôi đoán rằng mọi hiểu lầm sẽ tan biến", ông Abe nói.
Hai cuộc tranh chấp lãnh thổ riêng rẽ vì các quần đảo tranh chấp tại Hoa Đông, mà Bắc Kinh và Seoul nói là bắt nguồn từ tham vọng đế quốc trước đây của Nhật, cũng làm tổn hai tới quan hệ của 3 nước.
Ông Abe nói rằng, một cuộc gặp thượng đỉnh giữa các bên nên được tổ chức vì các vấn đề này, nhưng nói thêm rằng Tokyo sẽ không đồng ý về bất kỳ nhượng bộ nào đối với các vấn đề tranh chấp như là điều kiện tiên quyết cho các cuộc thảo luận.
"Thật vô lý nếu Nhật Bản phải dẹp bỏ các rào cản cho các cuộc đối thoại thượng đỉnh", ông Abe nói.
Hôm 17/1, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida cũng nói các lãnh đạo 3 nước nên "nỗ lực để giải quyết các tranh cãi".
Kêu gọi trên được đưa ra sau khi Nhật Bản bác bỏ các bình luận của đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Phi trong đó ông gọi Thủ tướng Abe là "kẻ gây rối".
Theo Dantri
Nhật phản pháo vụ Trung Quốc gọi Thủ tướng Abe là "kẻ gây rối" Nhật Bản hôm nay đã bác bỏ một cuộc tấn công bôi nhọ trong đó một nhà ngoại giao Trung Quốc gọi Thủ tướng Shinzo Abe là "kẻ gây rối", nói rằng quan điểm của Bắc Kinh là sai trái và phớt lờ sự thật. Đại sứ Trung Quốc tại liên minh châu Phi Xie Xiaoyan cầm tấm ảnh chụp Thủ tướng Abe...