Cháu nội dòng họ Vương kêu cứu vì bị tước quyền sử dụng tòa dinh thự
Ông Vương Duy Bảo đề nghị Thủ tướng giải quyết trả lại mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương ở Hà Giang.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ngày 16.8 có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo tổng quan quá trình xử lý, giải quyết kiến nghị của ông Vương Duy Bảo (cháu nội ông Vương Chính Đức) về các vấn đề liên quan đến tòa dinh thự họ Vương tại xã Sa Phìn, huyện Đồng Văn. Trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa dinh thự này. Các đơn vị báo cáo Thủ tướng trước 31.8.
Ngày 21.7, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tòa dinh thự họ Vương. Trong đơn, ông Bảo nhắc lại năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết làm anh em với ông Vương Chí Sình (Vương Chính Đức).
Khu phòng làm việc và tiếp khách trong dinh thự họ Vương. Ảnh: Hachi8
Tòa dinh thự họ Vương được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Tuy nhiên, đến năm 2002 gia đình họ Vương mới biết quyết định này, khi nhà chức trách Hà Giang đến đưa những người đang sống trong dinh thự ra ngoài để trùng tu làm bảo tàng.
Trước sự việc trên, đại diện gia đình họ Vương gửi đơn đến lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Bộ trưởng Văn hóa thời kỳ đó. Bộ Văn hóa sau đó kết luận, quyết định công nhận di tích của Bộ không quốc hữu hóa dinh thự, không tước quyền sở hữu của những người trong gia đình họ Vương.
Nhưng mới đây gia đình ông Vương Duy Bảo biết thêm UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012.
Theo ông Bảo, thông tin này khiến bà con, họ hàng trong gia đình họ Vương rất bức xúc. “Để tránh sự việc dẫn đến những diễn biến xấu, tôi đại diện chủ sở hữu họ Vương khẩn thiết mong Thủ tướng giúp giải quyết sự việc trên để trả lại quyền sử dụng mảnh đất, gắn với tòa dinh thự đã hơn 100 năm nay của họ Vương chúng tôi”, ông Bảo viết trong thư.
Tháng 6.2018, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thứ trưởng Văn hóa Đặng Thị Bích Liên đề nghị làm rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đối với khu di tích dinh thự họ Vương được thực hiện thế nào?
Video đang HOT
Bộ Văn hóa chuyển đơn này đến tỉnh Hà Giang và Sở Tài nguyên Môi trường có văn bản trả lời. Sở xác nhận khu dinh thự họ Vương đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.
Sở Tài nguyên Môi trường Hà Giang khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng Văn hoá Thông tin là “hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật”.
Tuy nhiên, ông Vương Duy Bảo khẳng định việc tỉnh Hà Giang tước đoạt quyền sử dụng đất gắn với tòa dinh thự họ Vương của gia đình ông là bất hợp lý và sai luật. “Sổ đỏ dinh thự này phải cấp cho chúng tôi bởi những người dòng họ Vương đã sinh sống ở đó hàng trăm năm nay”, ông Bảo khẳng định.
Theo Viết Tuân (VnExpress)
Hàng trăm người "phong tỏa" nhà máy xử lý rác suốt hơn nửa tháng
Sáng 15/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã có buổi đối thoại với người dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) sau hơn nửa tháng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đức Phổ bị hàng trăm người dân "phong tỏa".
Kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, người dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) yêu cầu phải di dời nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đi nơi khác. Nếu không di dời thì nhà máy chỉ được tiếp nhận, xử lý rác thải trên địa bàn xã Phổ Thạnh và hơn 22.000 m3 rác tồn đọng trước khi nhà máy được xây dựng.
Sáng 15/8, hàng trăm người dân xã Phổ Thạnh đến dự buổi đối thoại với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
Dù cơ quan chuyên môn khẳng định vị trí xây dựng nhà máy cách khu dân cư gần nhất trên 500m là đúng quy định, tuy nhiên người dân cho rằng khoảng cách này vẫn quá gần; khiến không khí ở các khu dân cư lân cận nhà máy xử lý rác bị ô nhiễm.
"Chúng tôi rất cảm thông với chính quyền nhưng thực tế là khoảng cách từ nhà máy đến khu dân cư quá gần nên mùi hôi ảnh hưởng đến người dân. Người dân chúng tôi thật sự lo ngại về lâu dài không khí và nguồn nước ngầm sẽ bị ảnh hưởng", ông Nguyễn Xuân Ba bày tỏ.
Người dân xã Phổ Thạnh cho rằng khoảng cách từ nhà máy xử lý rác đến các khu dân cư quá gần nên lo sợ môi trường sống bị ô nhiễm
Cùng nỗi lo đó, ông Ngô Văn Liêu cho rằng: địa bàn xã Phổ Thạnh đất chật, người đông; đặc biệt là khu vực thôn La Vân, Thạch By nằm sát biển nên nguồn nước hầu hết bị nhiễm mặn. Vì vậy, người dân lo ngại việc đặt nhà máy xử lý rác tại khu vực này khiến nguồn nước ngầm đang sử dụng bị ô nhiễm.
"Chỉ một vài khu vực có nguồn nước ngọt lại đi xây nhà máy gần đó. Sau này nguồn nước bị ô nhiễm dân chúng tôi lấy nước ở đâu sử dụng?", ông Liêu bày tỏ.
Hầu hết ý kiến người dân tham dự buổi đối thoại yêu cầu chính quyền phải di dời nhà máy xử lý rác đến địa điểm khác vì lo ngại ô nhiễm môi trường.
"Nhà máy phải di dời còn lượng rác tồn đọng trước khi có nhà máy người dân chúng tôi sẽ cùng nhau xử lý. Nếu không di dời thì chỉ được tiếp nhận rác tại xã Phổ Thạnh, không được đưa rác nơi khác đến", nhiều người dân quả quyết.
Thông tin với người dân, ông Nguyễn Thịnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, nhấn mạnh: quy trình, thủ tục xây dựng và hoạt động của nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đức Phổ đúng quy định nên không có cơ sở để di dời nhà máy này.
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ngoài việc xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đức Phổ, nhà máy còn xử lý trên 22.000 m3 rác tồn đọng từ năm 2005.
Nếu hố rác tồn đọng không được xử lý sớm và đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Riêng khoảng cách từ nhà máy đến khu dân cư gần nhất trên 500 m là đúng quy định, đảm bảo quy chuẩn cho nhà máy xử lý rác hoạt động.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng chỉ đạo các cơ quan chức năng phải giám sát, đảm bảo hoạt động của nhà máy xử lý rác không ảnh hưởng đến đời sống người dân
Thay mặt chính quyền, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng chia sẻ nỗi lo với người dân, mong muốn người dân đồng thuận với chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý rác thải.
Đối với lo ngại của người dân, ông Căng yêu cầu chủ đầu tư nhà máy xử lý rác phải tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Đồng thời cam kết sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động xử lý rác thải của nhà máy để không gây ảnh hưởng đến người dân.
"Trước mắt chủ đầu tư phải xử lý ngay nước rỉ từ hố rác tồn đọng không để thấm xuống mạch nước ngầm. Cái này cần làm ngay và tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí cho việc này. Sở Tài nguyên - Môi trường, Công an tỉnh phải kiểm tra, giám sát thường xuyên đảm bảo nhà máy thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường", ông Căng nhấn mạnh.
Đến trưa ngày 15/8, hàng trăm người dân vẫn chặn đường vào nhà máy xử lý rác
Tuy vậy, người dân xã Phổ Thạnh không đồng tình với kết luận của người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Ngãi. Đến trưa ngày 15/8, người dân vẫn tiếp tục chặn đường vào nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đức Phổ.
Quốc Triều
Theo Dantri
Những dự án BĐS nào bị "bêu" tên tại phiên giải trình của Hà Nội? Hàng loạt chủ đầu tư được đánh giá là có năng lực trên địa bàn TP.Hà Nội đã được các đại biểu bêu tên vì sử dụng đất, triển khai dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai. Sáng 13.8, Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân...