Châu Nam Cực xuất hiện ‘tuyết dưa hấu’
Trời ấm lên kích thích một loại tảo chứa sắc tố đỏ sinh sôi mạnh và khiến băng tuyết chuyển màu khác thường.
Tảo Chlamydomonas nivalis khiến một phần băng tuyết Nam Cực chuyển đỏ. Ảnh: Bộ Khoa học và Giáo dục Ukraine.
Bộ Khoa học và Giáo dục Ukraine đăng lên mạng xã hội ảnh chụp hiện tượng tuyết dưa hấu, hay tuyết máu, tại châu Nam Cực hôm 24/2. Trung tâm Khoa học Quốc gia Ukraine cho biết, tảo Chlamydomonas nivalis là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Chlamydomonas nivalis là một loại tảo xanh nhưng chứa thêm sắc tố đỏ để bảo vệ chúng khỏi bức xạ tia cực tím. Khác với hầu hết tảo nước ngọt, chúng phát triển ở những khu vực lạnh giá. Màu đỏ hấp thụ ánh nắng Mặt Trời, khiến tuyết tan và cung cấp thêm nước cho tảo phát triển. Hiện tượng tuyết dưa hấu cũng xảy ra ở Bắc Cực, dãy núi Alps và một số vùng núi khác.
Theo các nhà khoa học, thời tiết ấm khác thường ở châu Nam Cực đã thúc đẩy hiện tượng này xảy ra sớm hơn. Đầu tháng 2, nhiệt độ tại trạm nghiên cứu Esperanza ở châu Nam Cực đạt mức cao kỷ lục là 18,3 độ C.
Chlamydomonas nivalis “ngủ đông” trong những tháng trời lạnh. Nhưng khi mùa xuân đến, ánh nắng, nước tan từ băng tuyết và chất dinh dưỡng dồi dào kích thích chúng sinh sôi.
Thu Thảo
Cát biết hát, thác máu và những bí ẩn thế giới ít người biết
Vụ nổ bất ngờ tại hồ Nyos, Cameroon năm 1986 khiến hàng ngàn người gánh chịu hậu quả là một trong những bí ẩn của Thế giới. Đến nay, các nhà khoa học cho rằng lý do là hồ nước này chứa khí ga cực nguy hiểm.
Có thể bạn chưa biết, Mauna Kea ở Hawaii mới là đỉnh núi cao nhất thế giới, chứ không phải đỉnh Everest. Mauna Kea có tổng độ cao lên tới hơn 14.4 km.
Thác máu ở Nam Cực là một trong những bí ẩn của thế giới, thoạt nhìn chẳng khác nào poster phim kinh dị. Theo các nhà khoa học, thác này bắt nguồn từ một hồ nước ngậm sắt cực lớn, tạo thành màu đỏ như vậy.
Hệ thống cấp nước cổ đại nhất thế giới còn được gọi là Qanat, được người Ba Tư dùng để cung cấp nước uống, tưới tiêu từ 3000 năm trước.
Được gọi là hồ TNT (thuốc nổ) bởi hồ Nyos, Cameroon từng bất ngờ tạo nên một vụ nổ vào năm 1986, khiến 1770 người phải gánh chịu hậu quả. Các nhà khoa học cho biết hồ này chứa những thứ khí ga cực nguy hiểm phía dưới.
Không phải sa mạc Sahara, thung lũng McMurdo ở Châu Nam Cực mới là vùng đất khô cằn nhất thế giới. Vì chưa hề có mưa trong hơn 2 triệu năm qua, nơi đây không khác gì bề mặt sao Hỏa.
Một trong những bí ẩn thế giới gây sốc nhất: Trái Đất từng có màu tím. Nhiều nhà khoa học khẳng định cây cỏ từ 400 triệu năm trước không có màu xanh như bây giờ.
Cát cũng biết hát khi các tinh thể cát va chạm, cọ sát nhau trong quá trình di chuyển. Khối lượng cát càng nhiều thì "dàn đồng ca" này càng ngân vang.
Cấu trúc Richat, hay còn được biết đến là "Con mắt của châu Phi" có kích thước lớn đến nỗi các Phi Hành Gia còn dùng nó để định hướng. Cấu trúc này tạo nên do sự xói mòi, không liên quan gì đến các vụ va chạm thiên thạch.
Đây là những hòn đá...biết đi tại Thung lũng Chết, Mỹ. Chúng tự di chuyển vì địa hình hoặc gió thổi.
Cánh rừng cong ở Ba Lan là một trong những bí mật thế giới chưa được giải đáp. Nhiều người tin rằng chúng có hình dáng vậy vì bão lũ, hoặc do con người bẻ cong từ khi cây còn bé, thậm chí có người nghĩ chúng bị dính "lời nguyền".
Trên thế giới có tồn tại một hiệp hội có tên "Hội Trái Đất phẳng". Họ tin rằng Trái Đất là một đĩa phẳng, Cực Bắc chính là tâm và Châu Nam Cực thì không tồn tại.
Hiện tượng cát biết hát ở những sa mạc lớn trên thế giới. Nguồn: Youtube
Mộc Nhiên
Khám phá những loài sinh vật 'độc nhất vô nhị' dưới đáy Châu Nam Cực Châu Nam Cực vốn là nơi rất ít người từng đặt chân đến nên những sinh vật nằm dưới đáy sâu tại đây đều được coi là độc nhất vô nhị. Những sinh vật cực kỳ hiếm hoi này được phát hiện bởi Tiến sĩ Susanne Lochart trong chuyến đi tới Nam Cực của bà. Nhờ thiết bị lặn chuyên dụng, Tiến sĩ...