“Cháu không phải là người Hà Nội à?”
Khi tôi nói ra tên trường đó ở Thanh Hóa, bác mới trợn tròn mắt lên hỏi: “Cháu không phải người Hà Nội à?”. Rồi thì, “Đã không phải người Hà Nội rồi, lại còn là người Thanh Hóa”, làm tôi thực sự hết sức bất bình.
Tôi tự nhận mình không phải là cô gái đến mức tồi. Tôi có ngoại hình ưa nhìn, học vấn tốt, công việc tốt. Thế nhưng tôi lại bị gia đình chồng tương lai phải đối vì lý do quê hương, gốc gác. Điều đó xỉ nhục vô cùng tới lòng tự tôn dân tộc của tôi.
Ngay từ hồi nhỏ xíu, tôi đã luôn có gắng học tập thật giỏi. Tôi mong muốn được thành người vợ đảm như mẹ tôi và có 1 người chồng tốt như bố tôi. Cuộc sống của tôi cứ màu hồng trôi đi như vậy, với vô vàn giấy khen, bằng khen treo trong nhà. Ngoài học giỏi, tôi còn hát hay và đàn cũng giỏi, khả năng vẽ tranh cũng rất khá.
Khi lớn lên, có nhận thức nhiều hơn, tôi biết người ta không ưa người dân quê tôi. Thấy các anh chị học trên Hà Nội về nói mọi người trên ấy nói: “Người Thanh Hóa hầu như ai cũng là người xấu, cái đất chó ăn đá, gà ăn sỏi, chỉ chuyên đi lợi dụng người khác…”.
Tôi vô cùng buồn vì chuyện đó. Tôi không hiểu sao mọi người lại có thể đánh đồng nhận xét và ghét chúng tôi theo trào lưu như vậy. Ở đâu cũng có người nọ người kia, ghét như vậy liệu có bất công cho chúng tôi không.
Khi anh bảo đưa tôi về ra mắt gia đình, tôi rất tự tin rằng mình sẽ để lại thiện cảm tốt với gia đình anh. Vậy mà… (Ảnh minh họa)
Từ xưa đến nay, tôi chỉ thấy quê tôi là vùng quê nghèo, nhưng mọi người rất đoàn kết và có ý chí vươn lên. Nhà ai cũng cố gắng cho con cái học hành giỏi giang. Rồi tôi lại nghĩ có thể các anh chị ấy làm gì khiến cho người ta ghét, hoặc là các anh chị nói quá lên thôi. Nhưng lên Hà Nội rồi tôi mới biết đó cũng là sự thật.
Tốt nghiệp cấp 3 với giải nhì toán quốc gia, tôi được tuyển thẳng vào Đại học Ngoại Thương. Cùng với khả năng thuyết trình tiếng Anh tự tin và ngoại hình xinh xắn, tôi nhanh chóng trở thành thành viên cốt cán của Câu lạc bộ tiếng Anh của trường.
Lên Hà Nội, mỗi lần giới thiệu mình quê Thanh Hóa, tôi thấy mọi người có 1 chút thay đổi trong nét mặt thật, hoặc là do tôi quá để ý nên tự nghĩ ra thế.
Tôi cũng thấy mọi người không thích giọng quê tôi, nên ngay từ lúc nên Hà Nội, tôi cũng đã có gắng sửa giọng nói. Tôi nghĩ đơn giải thôi, tốt nhất là nên nhập gia tùy tục, tôi đổi giọng nói, cùng với ngoại hình khá dễ thương. Mới tiếp xúc với tôi lần đầu rất nhiều người còn nghĩ tôi là người gốc Hà Nội.
Ngay từ ngày còn là sinh viên, tôi đã làm thêm ở 1 công ty truyền thông có tiếng, cũng là nhờ có 1 người anh giới thiệu. Rồi thực tập tôi cũng thực tập tại đó luôn, kết thúc khóa thực tập thì tôi được nhận vào đó làm. Nên tuy mới ra trường nhưng tôi đã có hơn 2 năm kinh nghiệm ở đó.
Rồi khi đó, T – người yêu tôi hiện nay cũng thi đỗ vào đó. Anh là người gốc Hà Nội, có chút gì đó hiền lành và công tử, mà tôi thì lại không thích những người như vậy lắm. Rồi sau 2 năm kiên trì theo đuổi và nhận thấy sự thay đổi từ anh, tôi cũng đồng ý làm bạn gái. Tính đến nay tôi đã ra trường được 3 năm và chính thức nhận yêu anh được hơn 1 năm.
Video đang HOT
Hiện nay, vì đã có kinh nghiệm 5 năm tại công ty, nên thành quả công việc của tôi tại công ty cũng được đền bù xứng đáng. Lương của tôi mỗi tháng trung bình trên dưới 50 triệu, vì thỉnh thoảng tôi cũng hay nhận làm thêm MC, hoặc dịch tài liệu… Về khoản thu nhập và chi tiêu tôi nghĩ mình không phải băn khoăn lắm.
Về tính cách, tôi thấy mình năng động và thoải mái, nên cũng được nhiều bạn bè yêu quý. Về ngoại hình tôi cũng rất ưa nhìn và cũng thường xuyên tập thể dục nên tôi có thân hình khá khỏe khoắn và cân đối. Về nội trợ tôi cũng khá khéo tay, ngoài những món ăn gia đình đơn giản, tôi cũng có theo học mấy khóa nấu ăn và làm bánh.
Về gia đình tôi cũng rất cơ bản, mẹ tôi là giáo viên, bố tôi là giảng viên tại 1 trường ở quê. Vậy nên khi anh bảo đưa tôi về ra mắt gia đình, tôi rất tự tin rằng mình sẽ để lại thiện cảm tốt với gia đình anh.
Ấy vậy mà khi về ra mắt bố mẹ anh, lúc đầu hai bác rất hồ hởi kéo tôi vào, nói đây là lần đầu tiên thằng T ra mắt bạn gái, hỏi nó cái gì nó cũng cười và nói: bí mật, để bố mẹ hỏi trực tiếp. Tôi cũng rất vui mừng vì không ngờ bố mẹ anh lại dễ gần vậy. Tôi trổ tài cắm hoa và làm 1 số món ăn, thấy hai bác đều gật gù rất vui vẻ.
Hai bác hỏi cháu hiện nay đang sống ở đâu, tôi trả lời cháu ở Cầu Giấy. Bác hỏi về công việc của tôi, về sở thích của tôi và hoàn cảnh gia đình. Thấy bác giật gù ra chiều rất đồng ý.
Nhưng đến lúc bác hỏi, “bố cháu dạy tại trường nào ấy nhỉ?”. Và khi tôi nói ra tên trường đó ở Thanh Hóa, bác mới trợn tròn mắt lên hỏi: “Cháu không phải người Hà Nội à?”. Rồi thì, “Đã không phải người Hà Nội rồi, lại còn là người Thanh Hóa”, làm tôi thực sự hết sức bất bình. Từ lúc ấy cho đến lúc tôi về, không khí gia đình trầm hẳn.
Tôi cũng nghe lời anh và đã cố gắng đến nhà anh thêm vài lần nữa. Nhưng chỉ thấy bố anh còn có chút lay chuyển, chứ mẹ anh giờ lại ghét tôi ra mặt (Ảnh minh họa)
Đến hôm sau, nhìn mặt người yêu, tôi bắt anh ấy phải nói có chuyện gì. Cuối cùng anh nói “bố mẹ anh không đồng ý vì 2 đứa bằng tuổi”. Nhưng chắc chắn là khi tôi nói tuổi của tôi bằng anh, hai bác vẫn vui vẻ bảo thế mới trị được chồng.
Tôi gặng hỏi mãi bắt anh nói thật. Anh đành phải nói rằng bố mẹ phản đối vì tôi là người Thanh Hóa. Bố mẹ anh sợ tôi sau này sẽ chiếm đoạt gia tài của anh và thành người phản trắc.
Thật sự tôi rất sốc, anh nói để anh nói chuyện với bố mẹ, anh chỉ lấy mình tôi làm vợ thôi. Tôi cũng nghe lời anh và đã cố gắng đến nhà anh thêm vài lần nữa. Nhưng chỉ thấy bố anh còn có chút lay chuyển, chứ mẹ anh giờ lại ghét tôi ra mặt. Bà nói tôi đừng đóng kịch nữa, “T nó ngốc, chồng bác ngốc không nhận ra chứ bác thì không qua mặt được đâu”.
Giờ tôi không biết phải làm sao? Tôi yêu T, nhưng mẹ anh ấy không đồng ý tôi và tôi có cố gắng cũng chỉ làm mọi chuyện xấu đi. Chả lẽ tôi phải từ bỏ tình yêu của mình chỉ vì lý do gốc gác quê hương tôi?
Theo VNE
Sống chung một nhà với... yêu râu xanh
Làm dâu, nhiều người phụ nữ đã ức chế, khổ sở vì những kẻ "yêu râu xanh" là người thân của chồng. Chuyện tế nhị, thật khó để thổ lộ, chia sẻ cùng người đầu ấp tay gối. Và vì thế, sự việc cứ ngày một trầm trọng.
Bi "sam sơ" ngay trong nhà
Lấy chồng, chị Đặng Vương Phương Trâm, (ngụ Củ Chi, TP.HCM) theo về làm dâu nhà chồng, sống dưới một mái nhà với 8 người nữa, đều là anh, em ruột, dâu rể nhà chồng. Bất tiện, phiền phức, ra riêng thì không thể vì hai vợ chồng không đủ điều kiện kinh tế.
Nhưng đâu chỉ có nỗi mệt mỏi vì những va chạm lặt vặt giữa dâu với nhà chồng, giữa những cặp vợ chồng cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Một lần đang tắm, chị Trâm phát hiện mình bị "theo dõi". Cảm giác có người đang nhìn lén mình, chị khoác vội tấm khăn, mở cửa nhà tắm nhìn ra thì thấy bóng người đàn ông chạy vụt đi.
Sự thương tổn về mặt tinh thần, cảm thấy mình bị xúc phạm đến nhân phẩm, các nạn nhân có thể mắc các hội chứng suy nhược, đau đầu, mệt mỏi...
Chị bàng hoàng không nhìn rõ là anh kế hay anh hai của chồng. Nhưng từ đó, đi tắm chị đành cẩn thận nhìn trước ngó sau.
Chưa kể, nhà thì chật, phòng vợ chồng không có, chỉ có cái giường treo tấm rèm ngăn cách, thế mà các ông anh chồng cứ viện cớ này cớ nọ, ngang nhiên vén rèm hỏi han, mấy lần suýt bắt gặp chị thay đồ.
Nhiêu lân, quan rem lai thât chặt đê không ai keo đươc thi chi lai cam giac như ai đang len nhin qua ke rem... Chuyện gây mệt mỏi, ức chế, nhưng chưa có gì nghiêm trọng nên chị không dám kể với chồng.
Chị Lê Mỹ Ly, ngụ Xuân Lộc, Đồng Nai thì phát khổ vì cậu em chồng. Có lần, đi làm về sớm, chị phát hiện ra cậu em mới lớn đang lục lọi, giấu giếm gì, cuối cùng hoá ra là... đồ lót của chị. Vì tế nhị và cũng sợ chồng phiền lòng nên chị không kể với chồng, thế nhưng chú em ngày càng quá đáng, tìm mọi cách để xáp vào chị, rồi những cử chỉ đụng chạm, vờ như vô tình làm chị rất tức giận.
Một lần, chú em chồng vờ như đi không thấy đường, vấp té để nhào vào ôm chị, chị Ly đã tức giận hất ra và chửi thẳng mặt, chuyện sàm sỡ mới bớt đi, hay nói đúng hơn là chuyển từ công khai sang... lén lút.
Anh chồng, em chồng còn dễ đối phó, chứ như chị Phan Thị Huyền (Thống Nhất, Đồng Nai) mới khổ. Bố chồng chị có cái tính rất quái ác là mỗi lần chị cho con bú, ông đều tìm cách quanh quẩn để... xem cho bằng được. Nhà chật, mà muốn cho con bú, chẳng lẽ cứ phải chờ ông bà đi vắng?
Chị nói thẳng với bố chồng thì ông thản nhiên tra lơi: Bố xem con cho thằng bé bú có đúng cách không. Trẻ con mà không cho bú đúng cách thì sặc sữa, không đủ thì nó còi xương. Chị nghe đành chịu thua ông bố chồng...
Chuyện những nàng dâu phải khổ sở vì máu "ba lăm" của những người nhà chồng là không hiếm. Vì hoàn cảnh, họ phải chịu đựng mà không thể ra riêng, thế nhưng, liệu cách xử sự im lặng, đè nén có phải là giải pháp tốt nhất?
Khi uất ức dồn nén
Chị Lê Mỹ Ly ở Xuân Lộc, vì ngại đã không dám kể với chồng về những cư xử trái đạo lý của em chồng "yêu râu xanh" mà chị suýt phải hối hận vì điều này. Vào đêm chồng và mẹ chồng chị đi ăn cưới người bà con ở huyện khác chưa về kịp, chỉ còn chị và em chồng ở nhà.
Nửa đêm, em chồng nồng nặc mùi rượu xông vào buồng chị định "làm bậy". May mắn chị tông cửa chạy ra và kêu cứu hàng xóm được, nếu không, chuyện không hay có thể sẽ xảy ra.
Ngay sau đó, chồng chị Ly đã tống cổ đứa em trai đồi bại sang nhà chị gái ở. Anh vừa an ủi lại vừa trách vợ: Anh cũng có biết tính nó không đàng hoàng, nhưng nghĩ em là chị dâu nó thì nó cư xử đúng mực, ai ngờ... Sao những lần nó cư xử tệ em không kể với anh để anh trị ngay từ đầu thì làm gì có chuyện này xảy ra?
Con chi Phương Trâm, sau môt thơi gian dai sông chung vơi sư sam sơ, rinh mo cua nhưng ông anh chông, chi nay sinh cam giac bât an, sơ hai khi sông trong nha chông. Khi không co chông ơ nha, chi lam gi cung phai nhin ngo, dao dac, hê co tiêng đông nhe la thot tim, ăn măc thi kin công cao tương đên mưc qua đang. Chi khi nao chông vê chi mơi thây cam giac nhe nhom va đôi chut thoai mai.
Môt thơi gian dai như vây, chi măc chưng rôi loan thân kinh nhe, sinh ra nhưng ao giac kho chiu va luôn trong trang thai hôi hôp, căng thăng. Cuôi cung, chi đanh thô lô hêt vơi chông va xin chông ra riêng keo chi không con chiu đưng đươc nưa.
May ma chông chi đa hiêu, chia se va cung chi chuyên ra ơ tro. Kê tư ngay ra riêng, không phai sông chung môt mai nha vơi cac ông anh chông "dê xôm", chi thây minh nhe ca ngươi, vui ve hăn, du đơi sông co kho khăn hơn vi phai ganh tiên nha.
Hâu qua cua viêc bi sam sơ, quây rôi la không nho, nhât la khi "thu pham" lai la ngươi thân trong nha. Bơi thê, giai phap đâu tiên ma chi em nên lưa chon, la chia se, tâm sư hêt vơi ban đơi đê cung nhau giai quyêt, đưng đê đên khi sư đa muôn, tâm ly rơi vao khung hoang thi hanh phuc cung mât theo.
Theo cac chuyên gia tâm ly, khi những hành vi quây rôi, sam sơ như trên lặp đi lặp lại, ngươi phu nư se từ trạng thái xấu hổ, bực mình, khó chịu chuyển sang sợ hãi, hoang mang, rơi vào khủng hoảng tinh thần và có những ám ảnh thường xuyên về "yêu râu xanh". Họ mất sự tự tin và lòng tin vào người khác.
Rồi dần dà sự mất thoải mái kèm sợ hãi sẽ tạo nên một yếu tố mới xen lẫn vào đời sống làm thay đổi tâm lý của họ. Sự chịu đựng, ấm ức, buồn tủi làm đầu óc họ bị căng thẳng, dẫn đến trầm cảm, bi quan, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng làm việc.
Sự thương tổn về mặt tinh thần, cảm thấy mình bị xúc phạm đến nhân phẩm, các nạn nhân có thể mắc các hội chứng suy nhược, đau đầu, mệt mỏi... Cộng thêm với sự im lặng, không phản ứng lại, thậm chí thỏa hiệp, để lại những ẩn ức không được giải tỏa nên những hội chứng trên càng thêm trầm trọng. Ngoài tác động đến tâm lý, viêc bi quây rôi, sam sơ con ảnh hưởng đến sức khỏe người bị hại. Những tác động tâm lý có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày, tăng huyết áp, rối loạn chức năng sinh lý, lãnh cảm ở phụ nữ.
Theo VNE
Bị cắm sừng vẫn nghĩ vợ mình chung thủy Thỉnh thoảng vợ lại nhắn tin với người yêu cũ trong tận Sài Gòn. Có lần anh ta ra ngoài này vì công việc, họ đi chơi chung mà tôi không được biết. Về sau tôi nhìn thấy ảnh chụp chung thì vợ chỉ nói là đi chơi bình thường. Vào một ngày đẹp trời tôi chợt nhận ra những điều trước đến...