Cháu dâu, thím chồng và cộng đồng “500 chị em” tranh cãi gay gắt đầu năm vì câu hỏi: Đây là tôm hay tép?
“Bà thím hỏi mình cháu mua con tép này à. Mình mới nói cháu mua con tôm này về làm mắm. Bà bảo mình con này con tép. Mình bảo con này rõ ràng là con tôm sao lại bảo là tép”.
Việt Nam là một đất nước đa văn hóa, mỗi vùng mỗi miền không chỉ có cách phát âm ngôn ngữ khác nhau mà còn có nhiều thuật ngữ khái niệm để chỉ chung một sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, nếu thấu hiểu đặc tính vùng miền này thì có lẽ sẽ chẳng có gì đáng nói, còn không, ắt hẳn sẽ có nhiều cuộc tranh luận nổ ra. Đơn cử như mới đây, có một câu chuyện đầu năm khá thú vị xoay quanh đề tài trên đã khiến cho cộng đồng “500 chị em” MXH phải vò đầu bứt tóc.
Câu chuyện được một nàng dâu trẻ tức tối đăng đàn kể như sau: “Tức quá! Các cụ phân giải hộ em với ạ. Chuyện là như thế này. Sớm nay em đi ship cho chị trong làng cái váy cho bà ấy diện Tết. Trên đường về thì gặp người ta bán con tôm như trong hình. Quê em thì vẫn gọi là con tôm (tôm to thì gọi tôm càng, nhỏ hơn gọi tôm gạo, bé tí gọi tôm rong). Hí ha hí hửng đi về nhà thì gặp bà thím họ hà.ng xa bên chồng về quê ăn Tết đến chơi. Bà quê Thái Bình nhé.
(Ảnh minh họa)
Bà thím hỏi mình cháu mua con tép này à. Mình mới nói cháu mua con tôm này về làm mắm. Bà bảo mình con này con tép. Mình bảo con này rõ ràng là con tôm sao lại bảo là tép. Tép là loại giống con cá nhưng nó nhỏ mới gọi là tép. Còn con này là con tôm nhỏ chứ đâu phải con tép.
Mình bảo tôm, bà bảo tép. Bà bảo mình chả biết cái gì mà còn cãi bà. Bảo: “Tao hơn mày hai chục tuổi đầu mà tao lại không biết con nào là tôm con nào là tép à. Trứng lại cứ đòi khôn hơn vịt. Các cụ bảo rồi biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe”.
Rõ ràng em nói đúng mà. Tức quá các bác ạ. Các bác cho em hỏi con này gọi là tôm hay là tép ạ. Hôm nay em phải hỏi cho ra ngô ra khoai mới được ạ. Chứ em điên lắm rồi”.
Câu chuyện mang nhiều năng lượng tiêu cực xoay quanh cuộc tranh cãi giữa cháu dâu và thím chồng bên trên sau khi đăng đàn được ít lâu đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Bên dưới phần bình luận, rất đông chị em thuộc mọi vùng miền khác nhau cũng tranh thủ “tràn” vào lý giải, tranh luận qua lại rất xôm tụ.
(Ảnh minh họa)
“Bạn nói sai rồi. Con này là con tép. Miền Bắc có vùng gọi mớ cá nhỏ là mớ tép. Nhưng mà đúng thì con tôm bé xíu không có càng này gọi là con tép nhé”.
“Miền Trung gọi con này là tép. Nó không lớn nữa chỉ vậy thôi. Con tôm thì có con nhỏ con lớn, còn tép thì cỡ này là hết”.
“Quê mình thì đây là tôm. Tép là con cá nhỏ. Bạn nói rất đúng. Nhưng thực tế dân ta nhiều người cứ nói đó là tép. Bó tay luôn”.
Tuy nhiên, giữa nhiều ý kiến trái chiều như bên trên, cũng có rất đông chị em khác hiểu về đặc tính vùng miền địa phương nên liền đứng ra giải bày: “Tôm hay tép là do mình thích thì gọi cần quái gì ai tham gia. Con tôm hùm tui bảo là con tép thì làm gì được tui”, “mệt mỏi các mẹ, mỗi vùng miền mỗi khác nhau, tranh cãi vớ vẩn quá”, “quan trọng gì chuyện này cho mất hòa khí, thím bảo tép thì mình cứ nói tép đi cho đỡ cãi nhau, chứ tôm tép gì chả được, mỗi vùng mỗi khác”…
Hiện tại, câu chuyện tôm tép đầu năm này vẫn còn đang thu hút thêm rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Riêng chị em, chị em thấy cuộc tranh luận này như thế nào?
Theo helino
Người đàn ông nghèo bắt ong trên cột điện bị giật vắt vẻo trên dây cao thế, lại gần quá bàng hoàng
Hình ảnh người đàn ông bị điện giật chết thương tâm trên cột điện cao thế gây tranh cãi với nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Cuộc sống mưu sinh của những người lao động chân tay luôn tồn tại những mối nguy hiểm đáng sợ. Với một số người thiếu hiểu biết, họ sẵn sàng tìm đến những nơi có thể kiếm kế sinh nhai, bất chấp những rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng. Mới đây, hình ảnh một người đàn ông ở Phú Thọ bị điện giật chết khi trèo lên cột điện cao thế để bắt ong thu hút sự quan tâm của dư luận cũng như cộng đồng mạng.
Hình ảnh người đàn ông bị điện giật chết khi trèo lên cột điện cao thế để bắt ong
Theo thông tin chia sẻ công khai trên Facebook của một số người có mặt tại hiện trường, nạn nhân trèo bắt ong bị điện giật quê ở Đoan Hùng - Phú Thọ. Còn sự việc thương tâm xảy ra trên khu vực thôn Văn Lâm, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Chỉ vì công việc mưu sinh, người này không lường trước mối nguy hiểm sẽ xảy ra mà trèo lên cột điện để bắt ong.
Ai cũng biết sự nguy hiểm của cột điện cao thế, thậm chí những công nhân điện lực khi cần sửa chữa điện, ngoài việc đảm bảo sự an toàn về đường truyền, họ còn được trang bị đồ bảo hộ cực kỳ kỹ càng để tránh những rủi ro không may có thể xảy ra. Ấy vậy mà người đàn ông trong sự việc gây xôn xao này lại cứ thế trèo lên, để xảy ra sự việc đau lòng.
Bài viết chia sẻ thông tin sự việc thương tâm nhận được sự chú ý của dân mạng
Hình ảnh chiếc xe máy cũ của nạn nhân vụ điện giật
Dù biết là mưu sinh vất vả nhưng nạn nhân quá mạo hiểm khi trèo lên cột điện cao thế
Ngay sau khi bài viết được chia sẻ trên facebook, dân mạng nhanh chóng bày tỏ thái độ trước việc làm không an toàn của người đàn ông đi bắt ong. Dẫu biết vì cuộc sống mưu sinh khốn khó, vất vả nhưng cột điện cao thế nguy hiểm đến mức nào là điều ai cũng rõ, thế nhưng người này vẫn không tự bảo vệ được sự an toàn của bản thân, để xảy ra sự việc quá đau lòng.
Đây cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn coi thường tính mạng của bản thân để bất chấp làm những việc nguy hiểm. Luôn trang bị những hiểu biết cơ bản nhất để đảm bảo an toàn là điều cực kỳ quan trọng với mỗi người.
Một số bình luận của dân mạng trước thông tin về vụ việc
Clip: Người đàn ông bắt ong trên cột điện cao thế bị điện giật chết
Theo Blogtamsu
Sơn Ngọc Minh - cựu thành viên nhóm nhạc Vmusic "có tâm" review phim nhưng lai gây tranh cãi Mới đây, Sơn Ngọc Minh đã viết hẳn một dòng trại thái "rất có tâm" trên facebook để review về các bộ phim Việt đang hot hiện nay. Với tính cách thẳng thắng, nam ca sĩ đã không ngần ngại bày tỏ rõ ràng quan điểm cá nhân của mình về các bộ phim này. Khi review phim Việt theo ý kiến cá...