Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện ở Cao Bằng quy mô lớn, xem xét công bố dịch
Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa thông tin, đàn châu chấu tre lưng vàng ở Lạng Sơn có quy mô nhỏ.
Tại tỉnh Cao Bằng, quy mô lớn hơn gấp nhiều lần.
Thống kê sơ bộ cho thấy diện tích tre vầu và cây trồng bị ảnh hưởng do đàn châu chấu tre lưng vàng tấn công ở Lạng Sơn khoảng 10ha.
Còn tại tỉnh Cao Bằng, châu chấu tre lưng vàng tấn công diện tích cây vầu khoảng 500ha.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, đơn vị đang chủ động phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng, để có các biện pháp phòng chống phù hợp.
Video đang HOT
Trước đó, UBND tỉnh Cao Bằng cũng đã có báo cáo và khả năng tỉnh này sẽ công bố dịch. Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ đánh giá quy mô ổ dịch châu chấu tre lưng vàng có đủ điều kiện để công bố dịch hay không.
Cũng theo ông Nguyễn Quý Dương, về biện pháp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng, chỉ có cách phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ.
Thời điểm này, châu chấu mới giai đoạn châu chấu non, chưa có cánh, nên hiệu quả phun phòng trừ rất tốt.
Nếu sang tháng 7, khi bộ cánh châu chấu hoàn thiện, tốc độ di chuyển của chúng nhanh hơn thì thiệt hại càng lớn, lúc đó việc phun thuốc bảo vệ thực vật không những giảm tác dụng mà còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
Châu chấu tre lưng vàng không những tấn công cây trồng mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân
“Châu chấu tre lưng vàng là loài sinh vật có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hại lớn, khó kiểm soát. Khi đến giai đoạn trưởng thành, chúng có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn, di cư đi tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng.
Hiện tượng châu chấu tre lưng vàng đang bùng phát vẫn là quy luật phát sinh gây hại hằng năm.
So với cùng kỳ các năm trước, diện tích nhiễm châu chấu hiện nay cao hơn năm 2023 và năm 2022 nhưng thấp hơn năm 2021 (trên 1.000ha) và thấp hơn nhiều so với năm 2016 (3.700ha)” – ông Bùi Xuân Phong, Trưởng Phòng bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết thêm.
Việc diệt trừ và ngăn chặn châu chấu tre lưng vàng cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật cấp tỉnh, huyện và phối hợp với chính quyền cấp xã, thôn bản, kiểm lâm, bộ đội biên phòng, người dân trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin ổ châu chấu non, diệt trừ càng sớm càng tốt.
Đàn châu chấu dày đặc tràn qua nhà dân, phá hoại hoa màu ở Lạng Sơn
Đàn châu chấu tre từ trên rừng bất ngờ di chuyển xuống khu vực dân cư tại xã Thiện Hòa (huyện Bình Gia, Lạng Sơn) đậu kín nhà dân và tấn công hoa màu.
Ngày 29/5, người dân xã Thiện Hòa (huyện Bình Gia, Lạng Sơn) cho biết, những ngày gần đây trên địa bàn xuất hiện đàn châu chấu tre lưng vàng từ trên rừng di chuyển xuống. Đàn châu chấu đậu dày đặc tại nhiều nhà dân và tấn công hoa màu.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều ruộng ngô đã bị đàn châu chấu phá hoại. Cây cảnh trong nhà dân cũng bị châu chấu ăn cụt lá.
Châu chấu ăn cụt lá cây cảnh trong nhà dân ở xã Thiện Hòa. Ảnh: Hoàng Khởi
Theo anh Hoàng Khởi (ở xã Thiện Hòa), đàn châu chấu chưa có dấu hiệu giảm số lượng, chúng tập trung nhiều hơn vào buổi tối nên nhiều nhà dân phải đóng cửa sớm để tránh bị bay vào nhà.
Châu chấu đậu dày đặc ở bờ tường. Ảnh: Hoàng Khởi
"Châu chấu đậu tập trung trên các cành cây, bờ tường. Tôi và người dân trong xã mỗi ngày đều đi bắt châu chấu để ăn hoặc bán với giá khoảng 30 nghìn đồng/kg", anh Khởi cho biết.
Châu chấu phá hoại hoa màu. Ảnh: Hoàng Khởi
Trao đổi với VietNamNet, ông Lý Việt Hưng (Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn) xác nhận, hiện tại đang có nạn châu chấu tại huyện Bình Gia. Sở NN&PTNT đã phối hợp với lực lượng chức năng huyện Bình Gia khoanh vùng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn nhằm tránh thiệt hại về hoa màu của người dân.
Châu chấu xuất hiện từ nhiều ngày trước và chưa có dấu hiệu giảm số lượng. Ảnh: Hoàng Khởi
Người dân xã Thiện Hòa bắt châu chấu về ăn hoặc bán. Ảnh: Hoàng Khởi
Cuồng phong, mưa đá khiến 9 người thương vong, gần 7.000 ngôi nhà hư hỏng Hiện tượng mưa đá, dông lốc ở Bắc Bộ mấy ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của người dân. Dông lốc khiến hàng ngàn ngôi nhà tốc mái, hư hỏng. Ảnh minh họa Ngày 22/4, Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) báo cáo, tính đến hết ngày 21/4, mưa đá,...