Châu chấu phá hoại hàng ngàn hecta lúa và hoa màu ở bắc Lào
Dịch châu chấu và sâu keo mùa thu đang phá hoại hơn 1.600 ha lúa và hoa màu tại tỉnh Luangphabang và đang lan sang các tỉnh lân cận ở khu vực bắc Lào.
Ông Sivon Vongkhanchan, Phó giám đốc sở Nông lâm tỉnh Luangphabang cho biết, dịch châu chấu và sâu keo xuất hiện cách nay một tháng tại 6 huyện, sau đó lan nhanh ra toàn tỉnh và các tỉnh xung quanh. Châu chấu và sâu keo đã phá hủy hơn 1.600 ha lúa và hoa màu của tỉnh Luangphabang.
Hàng nghìn hecta hoa màu của các tỉnh bắc Lào bị châu chấp phá hoại.
Ngành nông lâm đã hướng dẫn người dân sử dụng thuốc trừ sâu và các biện pháp thủ công để trừ diệt nhưng hiệu quả không cao, do tốc độ sinh sản của côn trùng khá nhanh và xuất hiện đồng loạt ở nhiều vùng khác nhau.
Cùng với Luangphabang, tỉnh Huaphan cũng phát hiện gần 150 địa điểm xuất hiện tình trạng côn trùng phá hoại mùa màng.
Nạn châu chấu xuất hiện tại Lào từ năm 2014. Bắt đầu từ tỉnh Luangphabang, sau đó lan sang các tỉnh Huaphan và Phongsaly. Từ đó đến nay, hầu như năm nào dịch châu chấu cũng xuất hiện, phá hoại hàng trăm nghìn ha lúa và hoa màu của người dân. Chỉ tính riêng năm ngoái, châu chấu đã gây thiệt hại năng suất cho hơn 92.000 ha hoa màu của người dân 8 tỉnh bắc Lào, chủ yếu là ngô ngọt.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, chỉ một tháng kể từ khi dịch bùng phát đến nay, khoảng 27.000 ha lúa và hoa màu ở các tỉnh bắc Lào bị châu chấu phá hoại. Đáng ngại là các tỉnh bắc Lào như Xiangkhouang, Luangphabang, Huaphan đều tiếp giáp với Việt Nam./.
Giông lốc, mưa đá nghiêm trọng tại Lào khiến 7 người chết
Mưa đá và lũ quét mấy ngày qua đã gây thiệt hại nặng cho các tỉnh Bắc Lào.
Hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy, 7 người dân thiệt mạng và một số người khác bị thương.
Gió lốc làm đổ nhà của của người dân ở Xiengkhoang.
Những trận mưa đá kéo dài diễn ra ở các tỉnh Luongnamtha, Phongsaly, Xiengkhoang khiến hàng trăm ngôi nhà bị sập, hàng nghìn héc ta hoa màu bị hư hỏng. Trong đó, thiệt hại nặng nhất về tài sản là huyện Kham của tỉnh Xiengkhoang, với hơn 120 ngôi nhà bị đổ sập. Tại tỉnh Phongsaly, gió lốc cũng làm hư hại gần 100 ngôi nhà.
Mưa lớn kéo dài còn gây ra lũ quét trên các nhánh sông Mekong thuộc địa phận tỉnh Luang Prabang làm chết 7 người và một số người khác bị thương trong hai tuần qua.
Cục khí tượng thủy văn Quốc gia Lào dự báo từ ngày mai 8/5 đến ngày 10/5, các tỉnh vùng đông bắc Lào như Huaphan, Xiengkhoang có thể xảy ra hiện tượng giông lốc và sấm sét, người dân cần cảnh giác với điều kiện thời tiết khắc nghiệt này để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Sau Tết té nước (giữa tháng 4) là bắt đầu mùa mưa ở Lào. Mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thường xuyên khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa, nhưng do địa hình đồi núi hiểm trở, người dân sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào thường xuyên phải đối mặt với những hiểm nguy do các hiện tượng mưa đá, giông lốc và lũ quét gây ra.
Chưa đối phó xong Covid-19, Pakistan lo dịch châu chấu sa mạc Chính phủ Pakistan đã bắt đầu triển khai các biện pháp đối phó với dịch châu chấu sa mạc, lo ngại thảm họa này có thể xóa sổ ngành nông nghiệp. Dịch châu chấu sa mạc tới gần trong bối cảnh Pakistan vẫn chưa kiềm chế được sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Chủ tịch đảng Nhân dân Pakistan (PPP) Bilawal Bhutto-Zardari...