Cháu cầm trịch không có nghĩa là riết róng về tiền với vợ!
Vợ cháu luôn kêu cháu gia trưởng, khó nhằn. Chúng cháu lấy nhau đúng 10 năm, hai con có nếp có tẻ. Cháu ở Bắc, bố mẹ vào Nam sớm, bà con họ hàng cũng vào trong này rất đông. Ở ngoài ấy chỉ còn mồ mả ông bà, tổ tiên. Vợ cháu người miền Tây (cháu đọc cháu biết cô cũng người miền Tây), cô ấy có những đặc điểm mà cháu đánh giá cao là bếp núc giỏi, thảo thơm, mềm mỏng.
ảnh minh họa
Cô kính mến!
Cháu xin lỗi cô nếu có nói gì về vợ thì không phải cháu nghĩ người miền Tây đều thế cả. Cháu sinh ra trong gia đình bố mẹ là viên chức, nhưng ông bà nội ngoại đều gốc nông thôn. Ở trong máu, theo cháu định nghĩa, đã là người căn cơ bài bản rồi. Vợ cháu cũng là con nhà nông đấy thôi. Phải thừa nhận Bắc khác Nam khác ở chỗ cung cách làm ăn dẫn đến cung cách sống. Mỗi khi có chuyện phải đề cập đến sự khác đó là chúng cháu cãi nhau, vợ vùng vằng, có lần dữ dội chạy về tố với ba má là cháu nói nọ nói kia.
Cô ạ, bên nhà vợ cháu ai cũng làm ăn lớn. Không ai nhặt nhạnh như người của nhà cháu đâu. Vuông tôm, ao cá, ô tô, hô-bo, cầm cố ngân hàng, nợ chồng chéo nhau, rối mù cô ạ. Nhiều phen chúng cháu vạ lây, vì vợ cháu phải cứu nhưng chúng cháu đều làm công ăn lương, sau khi mua nhà tách riêng thì có mấy đâu. Lúc cháu biết vợ cháu đã giúp ba má cô ấy những đồng cuối cùng chúng cháu tích lũy được, cháu điên tiết quá. Làm sao cứu được người nuôi cá đã mang nợ vài tỷ đồng? Cuối cùng cũng phải treo ao, như phương án cháu đã đề xuất. Treo ao, báo với ngân hàng hết sức chi trả, họ xiết ao, mặc, thì đã không sa lầy như vậy.
Video đang HOT
Từ khi đó cháu cảnh giác, cháu tuyên bố quỹ riêng. Bố mẹ cháu ủng hộ ngay. Cháu biết cuộc sống vợ chồng không còn như xưa nữa. Vợ cháu tủi hờn, khóc lóc, tố giác với ba má vợ, cháu mặc, cháu phải cầm trịch cái gia đình của mình. Nhưng lạ lắm cô, nhà vợ cháu nợ thì nợ thế, giỗ vẫn làm to, vẫn ăn nhậu rịch tang. Nay thì đã phục hồi ao và đã lại làm ăn dính đến bạc tỷ nữa rồi.
Cháu giữ khoảng cách là đúng, phải không cô? Nhưng cô vợ ngày trước thảo thơm không còn, làm gì, cho ai cái gì bên nhà cháu cô ấy đều để cho cháu chi hết, không tham gia, không ý kiến. Vợ chồng hai quỹ, khó chịu thật, không điều hòa được nhưng giao cho vợ như là giao trứng cho ác vậy cô.
———————
Cháu thân mến!
Quả tình, ngay cả người miền Tây cũng khác nhau nhiều. Ví như dân sông Tiền đậm văn hóa miệt vườn như nhà văn Sơn Nam định nghĩa, cần cù, chừng mực, ưa phương châm liệu cơm gắp mắm. Ví như dân Cần Thơ, có văn hóa sông sâu nước ngọt nhưng vẻ ngoài đã thô sơ hơn, thị dân rõ. Ví như mạn Sóc Trăng Bạc Liêu pha trộn thêm văn hóa Hoa kiều và văn hóa Khmer bản địa nên người Kinh ở đây gân guốc, ăn to nói lớn, nhà cửa dễ thấy vẻ trọc phú. Đến Rạch Giá Cà Mau thì khác nhiều, sóng gió, dân vạm vỡ ăn xài, tiền không đếm mà để thành bó trong túi xách vào chợ cứ rút ra tiêu pha.
Vậy đó, có lẽ vợ cháu quê U Minh? Gì thì gì, dân ở đâu cũng có mặt mạnh và điểm yếu. Sự thảo thơm và giỏi giang bếp núc cháu từng ngợi ca và tận hưởng, đúng không? Cũng chính vì sự thảo thơm ấy mà vợ cháu mới vét tiền cứu ba má mình khi họ lâm nợ. Nếu nhà cháu gặp sự cố có thể liên quan đến tịch biên, pháp luật…cháu có cứu không? Sao ba mẹ có thể bán nhà, cầm cố nhà để cứu con khi nó gặp hạn mà mình là con mình lại tính toán, thủ thế quá?
Cô công nhận dân trong này làm ăn to, quan hệ bát ngát và giỗ chạp linh đình. Trước hết, phải suy ra văn hóa đạo hiếu giỗ lễ của toàn dân Kinh của mình khiến hao tài tốn của dữ dội. Nhà nào đông và ôm bàn thờ, coi như nhà đó khỏi cất đầu lên được luôn. Đã vậy, do ngày xưa, bà con ở xa nhau, đi lại khó, sản vật lại sẵn, mỗi lần giỗ chạp là mấy ngày, dầm dề, thừa mứa. Thời thế thay đổi, con người là loại khó thay đổi nhất. Vẫn làm ăn lớn,vẫn tiệc tùng ê hề, vẫn cười khi mang nợ, đã bị hất xuống ruộng mà vẫn nghĩ sẽ lên bờ, không sao cả!
Do thiên nhiên quá ưu đãi, thổ nhưỡng sinh ra tính khí vùng miền. Nhưng vì vợ vét túi một lần cho nhà bên cô ấy mà cháu tuyên bố quỹ riêng thì vợ nghĩ như là cấm vận, trừng phạt. Chắc đã có những đêm cấm vận, những lần chồng đi mà không thích vợ đi cùng, mua sắm, chi tiêu đùn đẩy kín hoặc đùn đẩy thẳng mặt, khó chịu vô cùng. Đúng, cuộc sống đã khác, hạnh phúc sẽ đội nón ra đi.
Nền tảng của siêng năng, thơm thảo cần phải giữ và được di truyền như nếp nhà cho con. Cháu cầm trịch không có nghĩa là riết róng về tiền với vợ. Nên nghĩ thêm, cân nhắc, thận trọng, nhất là chuyện liên quan đến bên này và bên kia. Coi chừng đã mất vợ ngay trong nhà, dù cô ấy không có ai, không ngoại tình, không hư hốt.
Theo Nongnghiep.vn
Chồng cặp kè nhiều người nhưng nói đó không phải ngoại tình
Tôi đòi ly dị, anh nói ngoại tình là tình cảm phải sâu nặng, anh chỉ quen một hai bữa như thế thôi.
ảnh minh họa
Tôi 28 tuổi, chồng hơn 6 tuổi, quen nhau vì hai gia đình biết từ trước. Sau khi yêu được 3 năm chúng tôi cưới và nay đã có hai bé trai. Chồng tôi là con một gia đình trí thức, khá giả, anh cũng là con trai một. Hồi mới yêu anh, ai cũng mừng cho tôi vì anh có vẻ bề ngoài rất trí thức, cư xử khôn ngoan, chừng mực. Hầu như ai gặp cũng khen. Mới 34 tuổi anh đã đảm nhiệm một vị trí tương đối quan trọng trong công ty. Cuộc sống của hai vợ chồng tôi khá êm đềm, về kinh tế có hai bên gia đình hỗ trợ nữa nên tôi không chịu nhiều áp lực. Sau khi sinh bé thứ hai tôi đi làm lại, cũng tranh thủ tập thể dục, làm đẹp nên nhiều người nhận xét là không nói ra thì không ai biết tôi đã có chồng.
Về phần chồng tôi, anh tuy là con một nhưng cũng biết làm khá nhiều việc trong nhà, đặc biệt anh thương hai con, thời gian tôi ở cữ anh là người thức bế con cho tôi ngủ, những lúc nhà quá nhiều việc anh còn giặt giũ, phụ vợ cho con ăn. Trong cuộc sống vợ chồng chúng tôi khá hòa hợp, vì còn trẻ nên thường gần gũi khoảng 3 lần/tuần. Anh cũng không hề ngại ngùng khi chở vợ đi mua sắm, chờ tôi thử đồ... Anh có cách nói năng rất nhẹ nhàng, mềm mỏng, gia đình nhà ngoại cũng không chê anh ở bất cứ điểm gì. Tôi đã luôn nghĩ như vậy nếu không có một ngày tôi cầm nhầm điện thoại của anh đi làm. Xin không kể ra cụ thể sự việc sau đó, chỉ biết rằng từ việc cầm nhầm điện thoại đó mà tôi biết chồng có bồ ở ngoài đã lâu. Việc cặp bồ của chồng tôi không giống như những người khác. Với vị trí đang đảm nhiệm, anh có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều cô gái trẻ, thường là để đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp theo chu kỳ ở công ty. Những đợt như vậy anh thường tiếp cận với một, hai cô; tán tỉnh và có quan hệ tình cảm với họ. Với vẻ ngoài và vị trí anh đang có, anh cũng thừa nhận với tôi là chưa có cô nào từ chối anh cả. Họ thường gặp nhau kiểu như vậy rồi sau ai về nhà nấy, anh cũng không liên lạc gì.
Tại thời điểm tôi phát hiện ra thì anh đã quen với 5, 6 cô gái kiểu như vậy rồi (hoặc cũng có thể nhiều hơn mà tôi không biết). Tôi chỉ ngạc nhiên là vì sao anh có nhiều quan hệ tình cảm ở ngoài như vậy mà trước đây chưa bao giờ tôi thấy anh có điện thoại hay tin nhắn lén lút khi đang ở nhà? Khi tôi khóc lóc đòi ly dị thì anh nói không ngoại tình, vì ngoại tình là tình cảm phải sâu nặng, anh chỉ quen một hai bữa như thế thôi, còn anh không lưu luyến gì với ai, anh cũng không bao giờ bỏ vợ. Anh hứa không bao giờ như vậy nữa. Tôi có nên tha thứ cho chồng không?
Theo VNE
Đàn bà thông minh khuất phục đàn ông bằng trí tuệ, đàn bà yếu đuối dùng nước mắt để khuất phục đàn ông Đàn ông đa phần đều sợ nước mắt của người phụ nữ, nhất là người phụ nữ họ yêu. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thích điều đó, đàn ông chưa bao giờ thích việc "dùng nước mắt để đe dọa" của phụ nữ. Nếu được hỏi đàn ông không thích điều gì ở người phụ nữ, trong số những câu...