Cháu bé bị u nguyên bào võng mạc được chữa khỏi kỳ diệu
Cháu bé 3 tuổi bị bệnh lý u nguyên bào võng mạc được chữa bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân.
Với thành công từ kỹ thuật này, Bệnh viện Trung ương Huế tự tin để tiếp tục thực hiện nhiều ca ghép để giành lại sự sống cho bệnh nhi không may mắn.
Bệnh nhân Hồ Thị Trúc (3 tuổi; người dân tộc Vân Kiều; ngụ tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện vào ngày 13-4 sau thời gian điều trị bị bệnh lý u nguyên bào võng mạc bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân.
Chăm sóc bệnh nhân
Tháng 9-2020, Trúc vào viện trong tình trạng sốt cao, mắt phải lồi to, sưng đau hàm má phải, ăn uống kém. Trẻ được tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm và được chẩn đoán u nguyên bào võng mạc di căn tủy xương, di căn gan, bệnh kèm theo nhiễm trùng huyết.
Trúc được điều trị ngay kháng sinh, truyền dịch để điều trị tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã chủ trì cuộc họp đa chuyên khoa để lên kế hoạch điều trị.
Bệnh nhi Hồ Thị Trúc ngày xuất viện
Video đang HOT
Với bệnh lý u nguyên bào võng mạc di căn, cần phải tiến hành ghép tế bào gốc mới có thể cứu được cháu.
Vào thời điểm đó, tại Việt Nam vẫn chưa có trung tâm nào thực hiện ghép tế bào gốc để chữa trị bệnh này. Vì vậy, Bệnh viện Trung ương Huế đã lên kế hoạch điều trị với các bước: ổn định nhiễm trùng, hóa trị theo phác đồ nguy cơ cao, phẫu thuật bóc mắt bệnh trong giữa quá trình điều trị hóa chất. Tiếp đó thu hoạch tế gốc, tiến hành điều trị hóa chất liều cao-ghép tủy và tiến hành điều trị xạ trị cho bệnh nhân.
Thu tế bào gốc
Trong quá trình thực hiện ghép tủy, việc sử dụng hóa chất liều cao Thiotepa- Carboplatin và Etoposide, bệnh nhân bị loét niêm mạc đường tiêu hóa nặng, biến chứng sốc nhiễm trùng. Với đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, giàu y đức, đến nay bệnh nhân Trúc được điều trị khỏi.
Tiến hành thu tế bào gốc
Bệnh viện Trung ương Huế khẳng định đây là đơn vị y tế đầu tiên thực hiện kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân cho bệnh nhi bị bệnh lý u nguyên bào võng mạc tại Việt Nam.
Với kỹ thuật này thì tỉ lệ sống và lành bệnh cho các cháu bị u nguyên bào võng mạc di căn không thâm nhiễm hệ thần kinh trung ương lên đến 80%.
Qua thành công này, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết rất tự tin và sẽ tiếp tục thực hiện nhiều ca ghép tủy tự thân để mang lại sự sống cho các bệnh nhi.
Gia đình bé trai ở Quảng Trị yêu cầu bệnh viện trả lời về cái chết của con
Người nhà bé Đ. đã làm đơn yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị trả lời rõ về cái chết của con.
Đã 5 ngày từ khi bé P.T.Đ (sinh năm 2017) qua đời, người nhà bệnh nhi vẫn bức xúc, cho rằng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã tắc trách dẫn đến cái chết của cháu bé.
Người thân bên bàn thờ cháu Đ.
Bé Đ. là con của anh Phan Minh V. (sinh năm 1991) và chị Trần Thị T. (sinh năm 1996), trú tại Khu phố An Hòa 1, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh.
Chị T. cho biết, 23h ngày 10/3, gia đình đưa cháu Đ. vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trong tình trạng sốt 38,5 độ.
Cháu Đ. được bố trí nằm ở tầng 5 phòng Hồi sức cấp cứu, Khoa Nhi. Từ 23h tối 10/3 cho đến chiều 11/3, các bác sĩ chỉ cho uống thuốc hạ sốt.
Người nhà cho biết, lúc nhỏ, cháu Đ. bị viêm phế quản 1 lần, ngoài ra không có tiền sử bị bệnh gì.
"Sáng sớm 11/3, cháu Đ. kêu đói, nhưng cứ ăn thì nôn, xuất hiện máu trong nước bọt", chị T. kể lại.
Chị T. cho hay, chiều 11/3, bác sĩ tiêm cho cháu Đ. mũi an thần và mũi hạ sốt. Một lúc sau, gia đình thấy cháu Đ. trợn mắt, trán nóng nhưng người lạnh.
Gia đình cho biết thêm, khi gia đình xin chuyển tuyến, các bác sĩ không đồng ý. Đến 15h30, Đ. được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Tại đây, các bác sĩ nói cháu đã tử vong trước đó khoảng 1,5 tiếng.
Gia đình rất bức xúc trước cái chết của cháu Đ.
Bà nội của Đ. nói: "Tôi đưa cháu vào viện trong tình trạng tươi tỉnh đến hôm sau, cháu đã tím tái".
Người thân của cháu Đ. mong muốn bệnh viện trích xuất camera cho gia đình và các cơ quan chức năng đánh giá các bác sĩ có tắc trách hay không.
Gia đình cũng muốn bệnh viện gặp mặt trao đổi, giải thích rõ nguyên nhân cái chết của cháu bé và trả lời vụ việc bằng văn bản trong thời gian sớm nhất.
Ông Trương Xuân Nhuận, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, bệnh viện đã nhận được đơn đề nghị từ gia đình bệnh nhi. Trong vòng 30 ngày, bệnh viện sẽ trả lời về vụ việc.
"Ngày 15/3, bệnh viện đã thành lập hội đồng chuyên môn và đến trao đổi với gia đình. Đơn vị đang đợi các nhân viên y tế liên quan tường trình lại", ông Nhuận nói.
4 nhân viên y tế hiến máu cho nữ bệnh nhân nguy kịch 4 nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vừa hiến máu cấp cứu cho người bệnh qua cơn nguy kịch. Nam bác sĩ hiến máu cho nữ bệnh nhân. Ảnh: BVĐK tỉnh Quảng Trị. Ngày 20.8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tiếp nhận bệnh nhân Lê Thị H (trú tại xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh, tỉnh...