Cháu bé 4 tuổi chết oan trong giấc ngủ trưa vì thiếu một chỗ nằm
Trong chiếc đò chưa đầy 3m2, 6 nhân khẩu ấy sống chung với nhau suốt mấy chục năm nay. Nỗi đau tang tóc ập đến với gia đình họ chỉ trong vài phút.
Lằn ranh giữa sự sống cái chết nhanh cứ như một cái chớp mắt. Do thiếu chỗ nghỉ trưa, chị bất đắc dĩ phải đưa đứa con gái 4 tuổi xuống móng cầu Hương Cần để ngủ. Thật không may, khi trong cơn ngủ say, cháu bất ngờ trở mình và bị rơi xuống dòng sông Bồ, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi, để lại nỗi đau tê buốt cho những đấng sinh thành.
6 nhân khẩu cựa mình trên mạn thuyền 3m2
Sự việc đau lòng trên xảy ra đối với gia đình vợ chồng anh Trần Văn Thiệp (50 tuổi) và chị Trương Thị Hạnh (42 tuổi), trú tại thôn Giáp Trung, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế).
Trao đổi với PV, anh Trần Văn Thiệp nước mắt dàn dụa cho biết: “Trước đó, vào khoảng 13h30′ ngày 3/9/2013, trong khi cả nhà đang nghỉ trưa trên chiếc ghe nhỏ, thì vợ tôi (chị Hạnh – PV) phải âm thầm đưa đứa con 4 tuổi là cháu Trần Thị M. (con gái út) lên móng cầu Hương Cần thuộc địa bàn xã Hương Toàn để tìm chỗ ngủ.
Thời tiết hôm đó khá nóng bức, do nắng. 6 nhân khẩu chen chúc nhau trên một cái thuyền 3m2, không có một chỗ trống để đặt lưng. Sau khi dỗ con ngủ xong, vợ tôi tranh thủ chợp mắt một lát thì dậy vì cháu tiểu tiện ước hết cả áo quần. Lúc vợ tôi vào ghe lấy áo quần để thay cho con, khi quay ra thì phát hiện cháu đã bị rơi xuống nước. Vợ tôi hô hoán lên, khiến tôi giật mình tỉnh giấc”.
Đám tang của cháu Trần Thị M. được dựng lên bên một mô đất sát mép sông.
Nghe tiếng kêu cứu của vợ chồng anh Thiệp, xóm làng sống gần đó đều ùa ra bờ sông, để chung tay cùng gia đình tìm kiếm thi thể của cháu. Đến chiều tối cùng ngày, mọi nỗ lực tìm kiếm vẫn vô vọng, vì nước quá sâu và chảy xiết.
Sau một thời gian dài nỗ lực tìm kiếm, đến sáng ngày 4/9, thi thể cháu bé mới nổi lên mặt nước, cách vị trí rơi gần 3km, về phía hạ nguồn con sông Bồ. “Đau đớn quá anh chị ơi, chỉ trong tích tắc chưa đầy 2 phút mà con tôi đã từ bỏ bố mẹ nó ra đi, khi tuổi đời còn quá nhỏ. Cứ nghĩ đến tiếng cười của con mà tôi đau không thấu được”, anh Thiệp lau những dòng nước mắt cứ trào ra từ đôi mắt đã đỏ hoe.
Có mặt tại đám tang của cháu Trần Thị M., chúng tôi chứng kiến cảnh ảm đạm thê lương. Chiếc quan tài đựng thi thể cháu bé vắn số được đặt trên một mô đất ven sông Bồ của khu tái định cư vạn đò xã Hương Toàn, nơi mà cả gia đình họ hàng anh Thiệp đang sinh sống. Cách đó không xa, chiếc đò nhỏ chưa đầy 3m2 của gia đình anh Thiệp, chị Hạnh neo đậu, kiếm sống qua ngày.
Video đang HOT
Trong không khí ảm đạm, nỗi tang tóc bao phủ, chiếc đò ngang chòng chành, hiu hắt, ảm đạm đến thê lương. Người đến viếng không khỏi chạnh lòng, xót xa. Không thương cảm sao được khi mà ngay cái chỗ ngủ cũng không được an toàn, thì lấy đâu ra một chỗ đưa tiễn linh hồn xấu số cho tử tế. Càng nghĩ, càng lạnh lòng người sống. Chiếc quan tài của cháu bé đặt sát mép sông, sóng nước cứ dập dềnh gần đó, sao cứ trôi nổi, nhói buốt vào lòng người chứng kiến. Gia đình đã tiến hành mai táng cho nạn nhân vào sáng 7/9 theo phong tục tập quán của xứ Huế.
Xảy ra chuyện đau lòng vì chậm được… lên bờ?
Trò chuyện với PV, ông Trần Văn Đạt (60 tuổi, anh trai đầu của anh Thiệp) cho biết, trước đây thôn Giáp Trung có rất nhiều hộ dân vạn đò sinh sống trên sông nước, thuộc khu vực gần cầu Hương Cần. Để đảm bảo an toàn tính mạng và cuộc sống ổn định cho dân vạn đò như chúng tôi đây, thì cách đây hơn 20 năm, thực hiện theo chủ trương tái định cư vạn đò, chính quyền xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, nay là thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế), đã phân bổ cư dân chúng tôi lên định cư tại khu đất ven sông gần cầu Hương Cần để sinh sống. Tuy nhiên, đối với gia đình Thiệp, vì lúc đó chưa có vợ và ở chung với gia đình bố mẹ nên chưa được thuộc diện cấp đất.
Sau khi được cấp đất vài năm, anh Thiệp lập gia đình và sinh con đẻ cái. Nhưng do gia đình quá đông, anh em sống trong một ngôi nhà nên chỉ vợ chồng anh Thiệp phải quay lại sống trên sông nước. Chiếc đò – nơi chui ra chui vào của gia đình anh Thiệp là “của hồi môn” bố mẹ để lại. Từ đó đến nay cũng gần 20 năm trôi qua, nhưng chưa được một lần chính quyền quan tâm để ý cấp đất cho gia đình anh Thiệp.
Vì thế, đời sống kinh tế của gia đình anh Thiệp gặp rất nhiều khó khăn, con cái không được đến trường chu toàn. Cô con gái đầu chỉ học được đến lớp 8 buộc phải nghỉ giữa chừng để xin vào làm công ty may mặc. Với đồng lương ít ỏi, nhưng cháu cũng cố gắng để phụ giúp bố mẹ kiếm tiền nuôi các em ăn học. Thế nhưng, các cháu còn lại cũng không được đến trường theo như ý muốn vì kinh tế gia đình vẫn đang phải chạy ăn từng bữa. Vợ chồng anh Thiệp nổi tiếng chăm chỉ, làm lụng cả ngày với công việc chài lưới đánh cá trên sông. Có ngày đi bủa lưới đánh cá cả đêm, vợ chồng anh chỉ bán được 30- 40 nghìn đồng. Bản thân anh Thiệp cũng thường xuyên ốm đau triền miên. Công việc bôn ba suốt ngày đêm như vậy, thế mà cái nghèo vẫn đeo đuổi dai dẳng gia đình anh trong suốt gần 20 năm nay.
Cũng theo bà con hàng xóm tới thăm viếng cháu Trần Thị M. cho biết thêm, đã nhiều lần gia đình anh Thiệp làm đơn kiến nghị lên ban chấp hành thôn Giáp Trung và UBND xã Hương Toàn xin được cấp đất lên bờ sinh sống. Nhưng không hiểu sao đến nay, đơn thư vẫn chưa được chính quyền sở tại giải quyết. Nhiều người dân nơi đây còn cho rằng, nếu cứ để vợ chồng anh Thiệp lênh đênh trên sông nước như vậy thì sẽ không bao giờ thoát khỏi được kiếp nghèo khó. Rồi đây, tính mạng của 5 con người sống trên một mạn thuyền nhỏ ấy luôn bị ám ảnh từ sự ra đi của cháu M.. Đó là chưa nói, về mùa mưa bão, sự sống còn của họ bị đe dọa ở cấp độ rất nguy hiểm.
Con đò nhỏ với 6 phận người nay chỉ còn lại 5…
Những câu hỏi lơ lửng trên đầu 5 thân phận
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tho – Chủ tịch UBND xã Hương Toàn cho biết: “Đối với trường hợp gia đình vợ chồng anh Thiệp, lãnh đạo đã biết cách đây mấy chục năm về trước và chính quyền cũng lo lắng cho sự an toàn của gia đình, nhất là vào mùa mưa bão. Đồng thời, cứ bắt đầu vào mùa mưa bão hàng năm, chúng tôi đến di tản đưa gia đình lên chỗ cao trú ẩn để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, anh Thiệp xuống sinh sống dưới nước với chiếc ghe nhỏ nhoi như vậy là do một phần anh em trong gia đình không được hoà thuận cho lắm, những người này luôn ép vợ chồng anh Thiệp vào đường cùng”(?!)
Vị cán bộ này còn khẳng định: “Anh chị ấy chưa một lần làm đơn gửi đến UBND xã. Anh Thiệp chỉ gặp trực tiếp nói anh Thọ – cán bộ xã tạo điều kiện cho vợ chồng họ có miếng đất để ở. Do vậy xã cũng chưa kiến nghị lên UBND thị xã Hương Trà. Tuy nhiên, lãnh đạo xã đã dự tính cấp đất ở cho gia đình anh Thiệp với một lô đất rộng chừng 70m2, phía sau khu quy hoạch, sau khi phân lô bán đấu giá tại khu dân cư xứ Đề Ấn. Nhưng do vướng di dời đường điện, nên cuối năm nay mới được triển khai được. Tuy nhiên, khi chính quyền xã lấy đất nông nghiệp để cấp đất ở cho anh Thiệp thì người dân không đồng tình ủng hộ”.
Thông tin hai chiều đã thể hiện rõ sự bất nhất, không biết thực hư thế nào. Để trả lời dân nói đúng hay chính quyền làm đúng, rất cần có sự vào cuộc của các ban ngành chức năng. Mùa mưa bão cũng sắp về, tính mạng của 5 con người trên chiếc ghe 3m2 ấy vẫn chưa mua được cho mình một tấm vé an toàn. Không biết nỗi đau mất người thân xảy ra ngày hôm nay có còn tái lặp trong tương lai? Câu hỏi vẫn đang treo lơ lửng trên đầu con sóng.
Ước mong có một mảnh đất cắm dùi Ôm quan tài của đứa con xấu số, chị Trương Thị Hạnh (mẹ cháu M. – PV) cất giọng nói thều thào, yếu ớt, mắc nghẹn trong cổ họng: “Các anh chị thương vợ chồng chúng em thì xin giúp cho gia đình sớm được lên bờ định cư với. Nay đứa con gái út tội nghiệp của vợ chồng em đã chết, nhưng còn mấy đứa khác nữa, mai này không biết thế nào. Đã nhiều lần vợ chồng em làm đơn kêu cứu đến UBND xã, nhưng họ nói “không có quỹ đất và không có quyền cấp đất cho anh chị”…?.
Theo Người đưa tin
Vô tình hại bạn, hai thợ săn tự tử rúng động Tây Nguyên
Phát hiện lực lượng kiểm lâm đi tuần, ba thợ săn B., G. và O. liền giấu súng vào bụi cây. Khi thấy lực lượng kiểm lâm khuất bóng, O. vào bụi tìm kiếm khiến khẩu súng cướp cò làm O. chết ngay tại chỗ.
Quá hoảng loạn và sợ đi tù, B., G. bàn nhau uống thuốc diệt cỏ tự tử. Vụ việc gây rúng động dư luận người dân tỉnh Đăk Lăk và khắp các tỉnh Tây Nguyên.
Những cái chết "lãng xẹt"
Chiều 31/8, đường vào buôn Mnang Dơng (xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk) ngập trong giấy tiền âm phủ được người thân của hai nạn nhân Y O. Mdrang (33 tuổi) và Y G. Soao (31 tuổi, cùng ngụ buôn Mnang Dơng) rải khi tiễn đưa cả hai về nơi an nghỉ cuối cùng. Hòa cùng dòng người dân đi đưa tang, PV cảm nhận được nỗi đau xót cùng cực của thân nhân nạn nhân trước cái chết bất ngờ của người thân.
Theo thông tin ban đầu, do nhiều ngày không vào Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin để săn thú rừng, vào ngày 27/8, B. (38 tuổi, ngụ buôn Mnang Byă), O. và G. cùng bàn nhau sẽ lén lút tìm đường vào rừng để săn thú cải thiện bữa ăn cho gia đình. Vào khoảng 7h30 ngày 28/8, cả ba hẹn ngay đầu buôn, mang theo súng kíp tự chế và lương thực băng theo đường mòn tiến vào VQG Chư Yang Sin. Sau gần 4 - 5 tiếng đi lang thang trong rừng, cả ba không tìm thấy bóng dáng của một con thú nào.
Buôn Mnang Dơng ngập chìm trong tang thương sau khi vụ việc xảy ra.
Đang trong tâm trạng chán chường thì cả ba bất ngờ phát hiện có lực lượng kiểm lâm VQG Chư Yang Sin đi tuần tra bảo vệ rừng. Ngay lập tức, cả ba giấu súng kíp tự chế vào bụi cây rồi tìm chỗ ẩn nấp. Sau khi lực lượng kiểm lâm đi khỏi, cả ba rời chỗ ẩn nấp và tìm đến bụi cây tìm khẩu súng giấu lúc nãy để tiếp tục đi săn. Vài phút sau, chỉ có B. và G. tìm thấy súng, còn O. vẫn loay hoay với khẩu súng trong bụi rậm. Khi B. và G. vừa lên tiếng giục thì không may cò súng vướng vào bụi dây leo gây nổ, đạn bay thẳng vào người khiến O. chết ngay tại chỗ.
Thấy bạn săn trúng đạn chết bất ngờ, B. và G. hốt hoảng vứt súng xuống đất rồi ôm chặt lấy thi thể O.. Sau một hồi ngồi bàn tính với nhau, B. và G. liền quyết định khiêng O. về một chòi rẫy của G. rồi tính tiếp. Do quá mệt khi vượt một quãng đường rừng khá xa, G. bảo B. lấy rượu uống. Càng uống rượu và nhìn cái xác, cả hai càng hoảng loạn và lo sợ bị công an bắt sẽ phải đi tù và cũng không biết phải giải thích với buôn làng thế nào về cái chết của O.. Biết không còn con đường nào để thoát tội, B. và G. bàn nhau lấy thuốc diệt cỏ để tự tử. Tìm kiếm trong căn chòi, G. phát hiện một chai thuốc diệt cỏ còn nguyên. Sau khi uống nửa chai thuốc diệt cỏ, G. liền đưa phần chai còn lại cho B.. Thấy G. gục xuống đất, B. cũng nốc cạn và ngã lăn xuống đất bất tỉnh.
Sáng 29/8, do chưa thấy chồng đi rừng về, chị H' N. Mdrang (29 tuổi, vợ của G.) đi lên chòi canh rẫy. Khi chị N. vừa đặt chân lên tới chòi canh thì bàng hoàng phát hiện B. và G. đang ôm bụng quằn quại, la hét đau đớn. Thấy chai thuốc độc nằm bên cạnh G., chị N. đoán chồng và bạn vừa uống thuốc diệt cỏ tự tử, liền gọi điện báo tin cho người dân trong buôn lên đưa B. và chồng đi bệnh viện cấp cứu. Đi ra ngoài chòi canh tìm nước cho B. và chồng uống, chị N. càng bàng hoàng khi thấy thi thể của anh O. tím ngắt. Không thể đứng vững trước những cú sốc quá lớn, chị N. thất thần đứng như trời trồng. Sau đó B. và G. được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu, còn thi thể O. được đem về buôn tổ chức mai táng. Tuy nhiên, trên đường đưa đi cấp cứu, G. đã tử vong, riêng B. vẫn còn thoi thóp.
Anh B. vẫn chưa hết hoang mang về vụ việc.
Và bi kịch của người sống sót
Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định cả hai nạn nhân đều uống thuốc diệt cỏ với lượng lớn vào người. Bằng các biện pháp y khoa, các bác sĩ tiến hành súc ruột và truyền dịch giúp cho B. sớm hồi phục. Đến ngày 30/8, B. đã được xuất viện về nhà.
Vẫn chưa hết hoang mang, bàng hoàng trước vụ việc, B. cho biết: "Từ khi tỉnh dậy, biết O. và G. đã chết khiến tôi vô cùng đau lòng. Khi cầm chai thuốc diệt cỏ uống, tôi cứ nghĩ mình đã chết rồi, không ngờ bây giờ lại sống. Tôi nhớ, sau khi uống thuốc diệt cỏ được một thời gian ngắn, tôi và G. bắt đầu đau bụng dữ dội, miệng sùi bọt mép. Nằm rên la cả đêm, đến rạng sáng thì rơi vào trạng thái lơ mơ. Thời điểm vợ của G. đến, tôi vẫn nhìn thấy, sau đó là người dân trong buôn...".
Theo tìm hiểu của PV, hai nạn nhân O. và G. đều đã có vợ con. Tuy nhiên, do không biết cách làm ăn, cả O. và G. đều thuộc diện hộ nghèo tại địa phương, điều kiện kinh tế gia đình vô cùng khó khăn. Hàng ngày, O. và G. phải đi làm thuê, làm mướn cho người khác để kiếm tiền lo cho gia đình. Mỗi khi rảnh rỗi, O. và G. lại cùng vài người khác trong buôn săn bắt thú rừng để bán cho người khác lấy tiền mua gạo ăn. Bên cạnh đó, gia đình của B. cũng nằm trọng diện hộ nghèo tại địa phương. Điều kiện kinh tế của B. cũng không khác gì O. và G.
Trao đổi với PV, đại diện UBND xã Yang Mao cho biết, sau khi vụ việc đau lòng xảy ra, chính quyền địa phương đến thăm hỏi các nạn nhân và hỗ trợ cho gia đình người chết một bao gạo để họ có lương thực tổ chức tang lễ cho người thân, người còn sống được hỗ trợ 200 ngàn đồng để mua thức ăn bồi bổ cho cơ thể.
Tiếp tục điều tra các nghi vấn liên quan
Chiều 29/8, công an xã Yang Mao cho biết khi nhận được tin báo của người dân về vụ việc, lực lượng công an xã có mặt tại hiện trường để làm rõ vụ việc. Kết quả ban đầu cho thấy, O. bị súng cướp cò gây tử vong tại chỗ, còn G. chết do ngộ độc thuốc diệt cỏ. Hiện vụ việc đang được công an huyện Krông Bông điều tra, làm rõ.
Theo Người đưa tin
Đâm liên tiếp 2 xe tải, tài xế mắc kẹt trong cabin Vụ tai nạn khá nghiêm trọng xảy ra ngày 29/8 tại đường tránh TP Huế, đoạn qua thôn Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế. Vào 6h30' sáng 29/8, trên đường tránh TP Huế, xe tải BKS 35N-9026 do tài xế Đinh Văn Năng (SN 1988, trú huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) điều khiển theo hướng Bắc Nam...