Cháu bé 10 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo lại bị mẹ bỏ rơi
“Cháu không sợ đau, không sợ bệnh, chỉ sợ mẹ không quay về. Cháu ước được lành bệnh, được đá bóng như các bạn cùng xóm và ước ao đêm nằm được mẹ kể chuyện cho cháu nghe …”
Đó là những lời tâm sự thấm đẫm nước mắt của cậu bé Ngô Thái Phát ( SN 2004) con trai anh Ngô Thái Hải ( SN 1977) trú tại thôn Lương Hội, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Sinh ra trong gia đình nghèo tại vùng quê luôn bị thiên tai tàn phá, cuộc sống của anh Hải đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi với bạn bè cùng trang lứa. Đến năm 2003 – cái tuổi mà đám bạn anh đã có vài đứa con thì anh Hải mới kết hôn cùng cô gái trong vùng là chị Trần Thị T.( SN 1983). Đến năm 2004, vợ chồng anh sinh được đứa con trai đầu lòng. Tưởng rằng niềm vui đó sẽ xua dần những nỗi lo về cái đói, cái nghèo của gia cảnh. Nào ngờ đứa con trai vừa sinh ra lại mắc chứng bệnh jleostomy ( rò đường tiêu hóa tiết niệu). Cháu Phát phải cắt bỏ mấy đoạn ruột già. Vậy là cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại phải chạy ăn từng bữa trong lúc đứa con mắc bệnh hiểm nghèo. Số tiền chạy chữa cho con lên đến hàng trăm triệu đồng. Đến năm 2006 người vợ của anh cũng vì không chịu được nỗi khổ cực này đành bỏ lại hai bố con để đi theo người đàn ông khác.
Mang căn bệnh hiểm nghèo, Phát lại thiếu hơi ấm của người mẹ nên đã 10 tuổi nhưng thân hình của cháu như đứa trẻ lên 5, bị gầy gò ốm yếu, chỉ nặng chưa đầy 19kg.
Trước tình cảnh không có lấy một tấc đất để cắm dùi, anh Hải đành dựng túp lều vịt để ở và lao động tần tảo khắp nơi để có tiền mua thuốc thang cho đứa con tội nghiệp. Có lúc anh phải đành lòng bấm bụng gửi lại đứa con cho bố mẹ già đã ngoài 70 tuổi để vào tận miền Nam làm công nhân.
Mang căn bệnh hiểm nghèo lại không được chăm sóc, thiếu hơi ấm của người mẹ nên 10 tuổi thân hình của cháu Phát như đứa trẻ lên 5, bị gầy gò ốm yếu, chỉ nặng chưa đầy 19kg.
Có mặt tại gia đình anh Hải vào một buổi xế chiều đầu mùa nắng oi bức. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là đứa bé đang ngồi trước hiên nhà với khuôn mặt rầu rỉ. “Nó lại nghĩ về mẹ nó đấy chú à, chắc chiều nay nó lại bỏ bữa tối vì nhớ mẹ” – anh Hải phân bua rồi kể tiếp: “Đợt trước đúng vào ngày trung thu, tui thấy con ra trước hiên nhà ngồi với khuôn mặt đó, gặng hỏi mãi nó không nói gì, tối đó cháu cũng không ăn cơm và lên giường nằm trùm chăn. Đến lúc ông nội hỏi nó mới chịu nói: “Cháu ước được một lần mẹ cháu mua cho cháu được chiếc đèn lồng, cháu ước được cha và mẹ đưa cháu đi chơi như các bạn, nói rồi nó lại khóc, tui thương cháu quá, liền bảo: sáng mai bố sẽ nhờ bà đi mượn tiền mua cho con cái đèn. Nó bảo tôi đừng nói bà mua, bà lấy đâu ra tiền lại bắt bà đi mượn rồi nợ tiền như bố nợ người ta biết lấy chi mà trả. Nghe con nói tôi nghẹn đắng cả cổ họng chú à”.
Nếu không có một phép nhiệm màu thì suốt cuộc đời Phát phải gắn bên người với chiếc túi đựng phân.
Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, sự sống hằng ngày của cháu Phát lúc nào cũng phải gắn liền với chiếc túi đựng phân. Nhưng Phát lại có niềm đam mê được đến lớp, được học các phép tính, được tô vẽ những nét chữ. Suốt 4 năm qua Phát luôn đạt học sinh giỏi xuất sắc của trường và luôn dẫn đầu trong bảng thành tích học tập của lớp. Khi tôi hỏi về bệnh tình của Phát, dường như tôi đã chạm vào nỗi đau được chôn kín trong lòng em bấy lâu. Phát im lặng rồi cúi mặt xuống đất, đôi mắt của em ngân ngấn hai hàng lệ: “Cháu không sợ đau, cháu không sợ bệnh, nhưng cháu sợ mẹ sẽ không quay về nữa. Cháu ước được khỏi bệnh, được đá bóng như các bạn cùng xóm. Nhưng thứ Cháu muốn nhất là lúc đi học về được nghe mẹ nói là mẹ yêu con và đêm nằm cháu muốn được mẹ ôm vào lòng rồi kể chuyện cổ tích cho cháu nghe như các bạn trong lớp”, nói rồi Phát bật khóc.
Nhận xét về cậu học trò bất hạnh này, cô giáo Nguyễn Thị Xuân, Chủ nhiệm lớp 4E trường tiểu học Ngô Đức Kế cho biết: ” Phát là cậu học trò có nghị lực rất cao, sức khỏe của em tuy yếu nhưng học lực luôn đạt loại xuất sắc. Gia đình của Phát quá nghèo túng nên nhà trường luôn dành một suất học bổng cho em. Tuy kinh phí hạn hẹp nhưng ngoài ra vẫn thường hỗ trợ thêm sách vở, giấy bút để động viên em đến trường không phải nghỉ học”.
Video đang HOT
Mặc dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng năm học nào Phát cũng luôn đạt học sinh giỏi
Được biết cuộc sống của hai bố con anh Hải đang dần đi vào ngõ cụt khi mà bệnh tình của cháu Phát đang ngày càng nặng cần được mổ nhưng trong nhà không có lấy một đồng xu dính túi. Đã thế ông nội của cháu cũng đang mắc chứng bệnh tiểu đường. Mỗi ngày chi phí thuốc men cho hai ông cháu cũng mất đến hàng trăm nghìn đồng. Cạnh đó số nợ ngân hàng của gia đình anh Hải cả nợ gốc và tiền lãi nay đã lên đến gần 300 trăm triệu đồng.
Nói về hoàn cảnh gia đình cháu Phát, ông Nguyễn Văn Hùng xóm trưởng xóm Lương Hội cho biết: “Gia đình anh Hải thuộc diện đặc biệt khó khăn trong xã, con lại mang bệnh hiểm nghèo. Mẹ của cháu thì đã bỏ đi từ lâu, cuộc sống của cha con đang đi vào ngõ cụt không có lối thoát”.
Theo DT
Nghẹn đắng "thư gửi mẹ đã qua đời" của bé gái 8 tuổi
"... Mỗi đêm nằm ngủ, con lại nhớ mẹ nhiều lắm mẹ à. Giá như cô tiên cho con một điều ước thì con chỉ ước sao mẹ được trở về với con thôi!...". Đó là những dòng thư "gửi mẹ" đã qua đời của bé Nhi đang phải chịu cảnh mồ côi bố mẹ.
Bé Vân Nhi mồ côi cha từ nhỏ, mẹ mới qua đời đột ngột, giờ cháu đang sống trong thiếu thốn tứ bề.
Từ lúc lọt lòng, Nhi đã sớm phải chịu cảnh mồ côi cha, sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Tương lai phía trước của Nhi càng mịt mù hơn bao giờ hết bởi mẹ em lại đột ngột bỏ em về thế giới bên kia sau những năm tháng lâm bạo bệnh.
Đó là hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương của cô bé Vân Thị Hoài Nhi (8 tuổi, trú tại xóm 5, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) mà chúng tôi muốn nhắc tới. Tìm đến xã Nghi Tiến - một xã vùng biển của huyện Nghi Lộc, hỏi nhà bé Nhi người dân ở đây không ai là không biết đến hoàn cảnh éo le mà em đang phải gánh chịu. "Các anh cứ đi đến cuối làng, nhà cái Nhi nằm sát với ngọn đồi. Khổ thân con bé, từ nhỏ nó đã không có cha, giờ mẹ nó lại mới mất nên suốt ngày nó đau buồn lắm, cứ thui thủi một mình ở trong nhà", bà Đô - một người hàng xóm bé Nhi kể chuyện.
Bước vào căn nhà nhỏ bé trống hươ trống hoác, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là bé gái với nước da ngăm đen đang ngồi ở góc giường. Đôi mắt em đỏ hoe, thẫn thờ nhìn bàn thờ vẫn còn nghi ngút khói hương. Từ lâu, căn nhà vốn đã ít tiếng cười nói thì nay lại càng trở nên lạnh lẽo và u buồn hơn bởi chị Nguyễn Thị Xuân (52 tuổi) - mẹ của bé Hoài Nhi vừa mới mất chưa đầy một tháng. Thấy chúng tôi đến nhà, bà con hàng xóm cũng sang nhà Nhi chia sẻ cùng cuộc đời lắm gian truân, cơ cực của mẹ con chị Xuân.
"Giá như cô tiên cho con một điều ước thì con chỉ ước sao mẹ được trở về với con thôi !.."
Chị Xuân sinh ra trong gia đình nghèo có 8 anh chị em ở một xã vùng biển huyện Nghi Lộc. Nhà đông con, chồng lại mất sớm để lại gánh nặng mưu sinh trên vai mẹ chị Xuân. Dù có làm quần quật quanh năm nhưng cái đói, cái nghèo cứ bám riết lấy gia đình chị. Đến tuổi trưởng thành, do mắc bệnh thấp khớp đi lại vất vả và mặc cảm với cuộc sống khó khăn nên chị Xuân không lấy chồng mà ở vậy. Sống trong cảnh "chăn đơn, gối chiếc" thiếu thốn tình cảm nên năm 1994, chị xin một bé trai về nuôi. Đến năm 2005, chị Xuân xin thêm bé Hoài Nhi về nuôi nấng cho có anh có em.
Được mẹ cất cho một mảnh đất nhỏ trong vườn, chị Xuân dựng chiếc lều tạm bợ cho 3 mẹ con để có chỗ chui ra chui vào tránh mưa nắng. Các anh chị em của chị Xuân đều ở xa và hoàn cảnh ai cũng đều khó khăn nên chẳng giúp được gì cho mẹ con chị. Cuộc sống ba mẹ con chị phụ thuộc vào hai sào ruộng khoán, mùa được mùa mất nên nghèo khó cứ bủa vây lấy gia đình chị. Nuôi con ăn học vất vả, căn bệnh cũ tái phát nặng hơn và thêm một số bệnh như viêm đa khớp, lao phổi nên sức khỏe của chị ngày một suy kiệt dần. Những ngày đi viện của chị tính ra còn nhiều hơn những ngày ở nhà. Thương mẹ, cậu con trai đầu Nguyễn Văn Yên phải bỏ học giữa chừng từ năm lớp 9 đi làm thuê kiếm tiền lo thuốc men cho mẹ và em gái.
Từ ngày mẹ mất, anh trai đi làm ăn biệt tích chỉ còn một mình Hoài Nhi trong căn nhà lạnh lẽo
Gần Tết Giáp Ngọ, chị phải cầm cố số đỏ, vay mượn 20 triệu đồng cho con trai đầu đi xuất khẩu lao động đánh bắt cá ở Đài Loan với hy vọng cuộc đời đỡ vất vả hơn. Thế nhưng, từ ngày đi lao động ở nước ngoài, thông tin của con trai chị "bặt vô âm tín". Một mình chăm mẹ bệnh tật nên việc học của Nhi nhiều lúc cũng bị gián đoạn. Ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" nhưng sau mỗi giờ lên lớp, em lại đạp xe hơn 4 cây số về nhà để nấu cơm, giặt giũ giúp mẹ.
Cách đây chưa đầy một tháng, trong một đêm trời trở rét, sau những cơn ho ra máu dữ dội, chị Xuân ngã vật từ giường xuống nền nhà. Nghe tiếng kêu khóc thảm thiết của bé Nhi, hàng xóm chạy sang vội vàng đưa chị đi cấp cứu nhưng đã quá muộn. Chị ra đi đột ngột không kịp để lại một lời trăng trối cho đứa con thơ dại. Cho đến lúc mất mà chiếc quan tài của mẹ chị năm nay đã gần 90 tuổi phải "dành phần" cho chị vì trong gia đình không có nổi tiền mua quan tài. Món nợ trên 50 triệu đồng tiền thuốc men chữa bệnh chị vay mượn ngân hàng cũng không biết đến bao giờ mới trả hết được.
Từ ngày chị mất, thương bé Nhi sớm phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, bà con xóm giềng thay phiên nhau cưu mang em qua bữa. Bà Phan Thị Hương - hàng xóm bé Nhi ngậm ngùi chia sẻ: "Hoàn cảnh cháu Nhi đáng thương lắm các chú ạ. Ngày nó ra đời nó đã không có cha, giờ mẹ cháu lại không may đột ngột qua đời vì mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến cuộc sống của cháu rơi vào tình cảnh khó khăn. Từ ngày chị ấy mất, cháu hay khóc một mình vì tủi thân. Không biết rồi tương lai của cháu biết bấu víu với ai khi không có người thân bên cạnh?".
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Văn Đức - phó Chủ tịch UBND xã Nghi Tiến cho biết: "Hoàn cảnh gia đình chị Xuân thuộc hộ nghèo của xã nhiều năm nay. Bản thân chị lại mắc căn bệnh hiểm nghèo, phải đi bệnh viện chữa trị nên rất tốn kém chi phí; mới đây chị lại không may qua đời. Về phía chính quyền địa phương, chúng tôi cũng đã thăm viếng và chia sẻ nhưng chủ yếu về mặt tinh thần. Hiện tại, tình cảnh của cháu Nhi rất lo lắng và đáng thương vì cháu đang học lớp 3, lại mồ côi cả cha lẫn mẹ không có ai chăm sóc đang rất cần tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng".
Hỏi chuyện cô bé Nhi, đôi mắt em đỏ hoe và chỉ chực trào nước mắt khi chúng tôi nhắc đến mẹ của em. Trên bàn thờ chị Xuân ngoài mấy quả chuối, cánh hoa tươi là một bức thư mà bé Nhi viết khi gửi cho mẹ kể từ ngày mẹ mất. Hoài Nhi bảo, bức thư này con viết bỏ lên bàn thờ mẹ những mong một ngày nào đó, những lời con nói từ trong bức thư sẽ trở thành hiện thực, chỉ mong mẹ trở về với con thôi. Bức thư Hoài Nhi viết có đoạn: "Từ lúc con lọt lòng con đã không biết đến mặt cha, một mình mẹ rau cháo nuôi con. Bây giờ, mẹ lại ra đi đột ngột rồi con biết ở với ai. Mỗi đêm nằm ngủ, con lại nhớ mẹ nhiều lắm mẹ à. Giá như cô tiên cho con một điều ước thì con chỉ ước sao mẹ được trở về với con thôi!...".
Những dòng chữ nắn nót, xúc động được viết cẩn thận trong bức thư "gửi mẹ" đẫm nước mắt đặt trên ban thờ của cô bé học sinh lớp 3 khiến chúng tôi không thể cầm lòng. Chiều muộn, căn nhà nhỏ sát biển mịt mù sương giăng, ngoài biển sóng vẫn gào thét ầm ầm. Xen lẫn tiếng gió rít từng hồi qua từng rặng phi lao là tiếng khóc hờ não nề nhớ thương mẹ của bé Hoài Nhi làm chúng tôi ám ảnh suốt trên con đường về...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1354: Cháu Vân Thị Hoài Nhi (8 tuổi, xóm 5, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An)
Điện thoại: 01688.053.453 - Ông Hoàng Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Doãn Hòa - Nguyễn Phê
Theo Dantri
Sẽ kiểm soát được bệnh sởi trong tháng 4-2013 Ngày 11-3, tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, với việc triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng bệnh sởi và tiêm vét vaccine sởi, TP Hà Nội sẽ kiểm soát được bệnh sởi trong tháng 4-2013. Theo ông Hoàng Đức Hạnh, từ...