Cháu bắt đầu ngấm buồn, ngấm cô đơn, ngấm nguội lạnh của chính chồng mình!
Bắt đầu vào tuổi 40 cháu mới đủ chín chắn và cả bức xúc để viết cho cô những dòng này. Có thể cô sẽ trách mắng, cũng có thể cô khuyên hướng giải quyết dứt khoát mà cũng có thể nhắc nhở ôn hòa, thôi thì…vầy khác nọ kia, nhưng cháu vẫn thích viết hết suy nghĩ cho cô.
ảnh minh họa
Cô kính mến!
Học đại học sư phạm xong, đám cưới của chúng cháu diễn ra ngay, vì yêu nhau từ năm thứ nhất, khi cưới, đứa con đã thành hình. Chồng không cùng ngành, làm ăn tháo vát, nghĩ, ở nhà nuôi con lớn chút hẵng hay. Không ngờ con gái đầu mới đi mẫu giáo, cháu đã có bầu. Khi ấy cháu linh cảm mình chỉ có một tương lai là nội trợ, nuôi con khỏe dạy con ngoan.
Thời gian nước chảy qua cầu, cháu vào tuổi ba mươi, đàn bà hai con, chồng đưa chừng ấy cho xài, đưa bao nhiêu biết bấy nhiêu, bỉm sữa, điện nước, ứng xử bên chồng bên vợ, cháu được họ hàng hai bên phong là “tiến sĩ nội tướng học”. Chồng con cả, hai em trai hai em gái, chuyện gì cũng đến tay chị dâu. Nhà chồng còn ông bà nội, mẹ chồng làm dâu mấy chục năm rồi, mẹ có kêu ca gì đâu! Chỉ ba mẹ cháu là khóc thầm, đứa con sáng giá của họ đã ngồi trong bóng tối.
Bây giờ đứa con gái đầu của cháu sắp vào đại học, có thể sẽ du học nếu cháu săn được học bổng, đứa con trai út cũng vào lớp 10. Mẹ chưa già mà con đã lớn bổng, chỉ ăn một bữa cùng nhau với ba mẹ buổi tối, những bà nội trợ như cháu chắc chắn sẽ thấy ngày rộng tháng dài, vô vị, vô nghĩa. Công nhận chồng cháu giỏi so với trang lứa của anh và anh biết cháu giỏi không thua gì nếu lăn ra đời. Có một cam kết không thành văn giữa anh và cháu: vợ học lái xe lấy bằng hẳn hoi cho vợ vui nhưng không được lái dù nhà có ô tô, vợ có iPad nhưng chỉ đọc báo, lướt web nhưng không lập e-mail, vì vậy Facebook là chuyện tào lao, của bọn đàn bà con gái nhàn cư, hư thân mất nết!
Đã là cái thời smartphone gắn bó với con người không khác gì điện thoại cục gạch hồi trước thôi. Nhưng anh đã từng tặng cháu chiếc điện thoại có nhiều hạt tấm kim cương, cháu giữ như trang sức, hai đứa con giúp mẹ mọi việc giao tiếp, gọi xe, tất cả. Thực sự cháu thấy mình đang đứng bên lề nhìn chồng nhìn con trôi về tương lai, thực sự như vậy đó cô.
Rồi sẽ là năm mươi tri thiên mệnh, xuống dốc. Sáu mươi hết đời, cháu bắt đầu ngấm buồn, ngấm cô đơn, ngấm chán, ngấm nguội lạnh của chính chồng mình. Cháu hèn và kém cỏi chứ không sáng giá, sắc sảo, chất lượng gì đúng không cô?
———————
Cháu thân mến!
Video đang HOT
Thật ra, cô đã viết nhiều cho độc giả trang này về mô hình khá phổ biến ở các nước đã được gọi là văn minh, rằng phụ nữ Mỹ, phụ nữ Nhật…học đại học để ở nhà nuôi con khỏe dạy con ngoan. Vậy thì ở ta, cháu đâu có cá biệt và lạc hậu?
Nhưng rất khác ở chõ này: cô đến nhà một phụ nữ Mỹ ở Kansas miền trung Mỹ, bà ấy có 5 đứa con, chồng là nghệ sĩ ảo thuật. Riêng thư viện ở tầng hầm của bà ấy sang trọng, nhiều sách hơn thư viện huyện (từng có) ở ta. Bà ngưỡng mộ những nhân vật như Luther King, Mandela, Ghandi, Dostoievski…thế là những bức chân dung to của họ trên tường. Bà có những người bạn thiện nguyện, mời khách nước ngoài của thành phố đến ăn ở nhà mình cũng là một trong những hoạt động thiện nguyện của nhóm bạn bà.
Vậy đó. Sống có ích hay không là ở mình. Phải có e-mail, phải có smartphone, phải giữ gìn điện thoại đính hạt kia nhưng như vậy không có nghĩa là mình không biết gọi xe giá rẻ, không biết Facebook là gì, không thể ôm vô-lăng để chở các con đi đâu đó…Nhất định không để ai áp đặt, ấy là nguyên tắc cho phụ nữ hiện đại. Chồng giỏi, chồng có công kiếm mồi (kiếm tiền) nhưng vợ phải song hành trên con đường hiện đại với chồng.
Rõ ràng cháu đã đứng lại bên lề như cháu cảm thấy. Cháu đã an phận thì nói làm gì. Ở nhà cũng phải có hội nhóm, đi tập thể dục, đi nhảy, đi nấu nướng, đi ăn uống, đi làm hừ thiện…Cháu chịu cảnh cá chậu chim lồng, không đúng sao? Cháu buồn, cháu chán, cháu cô đơn, đó là quá trình mà cháu không biết hình dung. Có muộn không, không gì muộn cả, cháu mới bốn mươi, người 70 tuổi vẫn đi học tiếng Anh và họ cảm thấy không muộn gì cả.
Vươn lên đi cháu, lấy lại cuộc sống của chính mình đi cháu, cháu mới đi có nửa chặng đời mình, 20 năm chồng vợ con còn nhỏ, 20 năm chồng vợ đứng tuổi và già. Hãy chuẩn bị để mình đừng bị quá đát, ra rìa, hãy chuẩn bị nếu không đừng uất ức khi thấy chồng rời xa mình cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Theo Nongnghiep
Bốn mươi có còn đủ sức 'gạ' chồng?
Mà ngẫm lại, mấy cặp vợ chồng ngoài bốn mươi như mình, nghĩa là gần hai mươi năm "ăn hoài một món" cũng ngán thiệt...
Trong một cuộc trà dư tửu hậu, bất chợt tôi nghe chồng nói với cánh "đàn em":
- Muốn biết đàn bà "muốn" hay không có gì là khó! Cứ chiều tối đẹp đẹp thơm thơm đi qua đi lại trước mặt mình là biết... sắp khổ rồi!
Đàn em cười rần rần rồi cũng có cậu cắc cớ:
- Anh làm sao mà khổ? Rồi làm sao hết khổ?
- Gần hai chục năm hôn nhân, ăn hoài có một món thì làm sao không khổ? Muốn hết khổ thì phải đổi khẩu vị chứ!
- A... thì ra anh dám...! Em méc chị thì anh sẽ tan xương!
- Mày ngon thì méc đi! Chính chị mày đổi khẩu vị đó.
Trời ơi, chuyện giường chiếu vợ chồng mà anh khoe khoang thế này thì... chiều nay biết tay ta nhé người ơi!
Ảnh minh họa
Mà ngẫm lại, mấy cặp vợ chồng ngoài bốn mươi như mình, nghĩa là gần hai mươi năm "ăn hoài một món" cũng ngán thiệt. Hồi đó còn e thẹn, còn ảnh hưởng suy nghĩ đàn bà mà chủ động thì "mất giá" hết. Hoặc chồng sẽ đánh giá là "già đời" nên có yêu thương ham muốn mà cứ chờ đợi... chờ đợi... ơn "mưa trời" để rồi có đủ vui hay không cũng không dám bày tỏ.
Rồi dù sau cũng có con cái rồi, lại "giữ kẽ" sợ con thấy nọ kia. Tiếp tục o ép cảm xúc đến khi con lớn cũng có nghĩa là mình bước vào tuổi "đã toan về già" thì coi như cũng... phí của trời luôn. Ấy là chưa kể nhiều cặp phải sống chung với cha mẹ, anh em. Nhà cửa hạn hẹp, không gian riêng không có, gánh nặng áo cơm trì níu kéo tuột yêu thương chìm xuống cuối ngày để "có cũng được không có cũng chả sao". Miễn ngày có ba bữa ăn, việc làm ổn định, chồng không lăng nhăng, vợ không lười biếng, con khỏe mạnh lớn khôn là coi như viên mãn rồi.
Thế rồi khi con vào cấp ba, có nghĩa là chúng đã có thế giới riêng của chúng. Mình cũng tạo được nhà riêng, bây giờ không gian mênh mông chả sợ hạn hẹp chốn đông người, không lo mẹ già em dại dòm ngó nhưng sao bỗng dưng vợ chồng mỗi người một góc. Vợ ôm điện thoại cười rúc rích, chồng nằm với laptop hết xem bóng đá tới xem phim, đọc báo rồi cười hố hố một mình
"Gạ" chồng từ màu son. Ảnh minh họa
Hôn nhân không nhạt nhẽo cũng chả mặn nồng rồi tự hỏi rằng: hai mươi năm chồng vợ, con hai đứa lớn khôn, nhà cửa đã có đủ. Thế mình đã "lên đỉnh" lần nào chưa ta? Cảm giác đó có như sách báo nói? Là chồng đổ mồ hôi như tắm, vợ nghe luồng điện lạnh toát sống lưng rồi cả hai chìm vào thế giới không trọng lực?
Ờ... hình như chưa có. À mà chắc có, lần nọ lần kia có vồ vập hùng hục lao vào nhau mấy lần nhưng ở nhà bếp con mèo chạy rớt cái mâm, con chuột tha khúc xương vướng chân giường đánh "ầm" làm tan hết bao cảm xúc.
Vậy là mình phải cứu nguy chính mình thôi. Trước tiên là đăng ký lớp thể dục thẩm mỹ. Eo ơi... ngày đầu mặc cái áo thể thao, nhìn chiếc "nây" bụng lộ ba ngấn mà phát hoảng. Còn khuôn ngực thì dù áo có gọng nâng "hết nấc" nhưng sao cứ nhão nhoè ra vậy. À... hai đứa con, mỗi đứa bú hết 24 tháng mà "hàng họ" còn nguyên hình nguyên số sao được.
Tập xong khóa thẩm mỹ thì về quyết bỏ điện thoại qua một bên. Mạnh dạn nhé, đừng để thế giới ảo cướp hết giá trị thật của cuộc sống nữa. Sau giờ cơm tối, mọi liên lạc bên ngoài sẽ cắt hết, chỉ còn với gia đình. Rồi mạnh dạn nữa, sắm cho mình bộ nội y bạc triệu đi, chai nước hoa "nhỏ nhưng có võ" và xức ít xíu thôi, vào sau gáy ấy.
Và chiếc giường thơ mộng.
Rồi giả vờ cúp cầu dao diện và hốt hoảng la lên: "Chết! không chừng cháy cầu chì". Hai con cũng "a" thật to từ trong phòng của chúng.
Ông chồng tất nhiên phải bỏ laptop mà đi về phía chiếc đèn sạc hay để trên tủ lạnh, vừa đi vừa nói "Hai đứa ngồi yên, ba đi đốt đèn đây". Mình đứng ngay tủ lạnh chứ đâu, chụp tay chồng, cố gắng đứng sát vào anh để mùi dầu thơm và hơi da thịt mát lạnh chạm vào người anh ấy kèm lời thì thầm "Em tắt đèn đó".
Chẳng có ông chồng nào... ngốc đến nỗi mà không hiểu chuyện. Và rồi ông cũng bật đèn sạc lên và sau đó thì... đi đến cầu dao điện, kéo lên cho sáng nhà sáng cửa nhưng ông thì... biến mất trong vòng tay con "hồ ly" rồi.
Chẳng biết nhờ khóa thể dục thẩm mỹ hay vì đã bớt những lo âu của cơm áo gạo tiền cuộc sống mà chồng tôi cũng bắt đầu bắt chước tắt nguồn điện thoại, máy tính mỗi sau giờ cơm tối. Có thể nắm tay nhau đi dạo mát, có thể nằm bên nhau khơi gợi những yêu thương, có thể cùng các con bàn về một đề tài nào đó hot nhất trong cuộc sống.
Khi người ấy chịu cách "đổi khẩu vị" của mình thì tôi bảo rằng: "Mai mốt dành dụm tí tiền em sẽ đi phẫu thuật ngực cho nó đẹp như gái mười tám". Chồng quát lên "Rồi sau đó là cấm sờ vào hiện vật phải không? Thôi nhé, có sao để vậy cho tui, chứ bà mẹ hai con, bốn mươi tuổi mà ngực như mười tám thì dị hợm lắm à".
Hai vợ chồng lại lăn vào cuộc "gạ" nhau dù "bên này" vòng một có xấu xí chút, "bên kia" bụng "sáu múi gom thành một" và tóc của cả hai cũng bắt đầu óng ánh vài sắc trắng.
Theo Báo Phụ Nữ
Vì sao ngày nay có quá nhiều đôi trung niên hoặc trẻ nữa bỏ nhau? Lá thư này vì vậy không xin cô bất cứ chuyện gì từ gia đình nhỏ của cháu mà chỉ muốn nghe cô, vì sao các đôi vợ chồng lứa của chúng cháu sẵn sàng ly dị để rồi, cũng quay về công thức cũ là chồng vợ phải bao dung... ảnh minh họa Cháu là người sống theo mô hình chồng đi...