Châu Âu xoay xở thế nào nếu Nga khóa van cấp khí đốt vào mùa đông?
Căng thẳng giữa Nga và châu Âu không ngừng leo thang làm dấy lên viễn cảnh Moscow có thể sử dụng “lá bài” khí đốt với châu lục này.
Nga gần đây đã phần nào giảm bớt khí đốt cấp cho châu Âu khiến các quốc gia bị ảnh hưởng (Ảnh: Reuters).
Trong thời gian qua, Nga tuyên bố vì lý do kỹ thuật mà họ đã giảm bớt lượng khí đốt bơm sang châu Âu, khiến một số nước phải phát đi báo động về nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong khi đó, châu Âu cáo buộc động thái của Nga là vì lý do chính trị.
Diễn biến nói trên cho thấy tầm quan trọng của khí đốt Nga với nhiều quốc gia EU. Nó cũng khiến Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo châu Âu cần phải chuẩn bị ngay lập tức cho viễn cảnh Nga có thể khóa hoàn toàn van khí đốt sang châu lục trên vào mùa đông.
Tuần trước, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom cho biết, họ đã giảm 60% dòng khí đốt chảy qua đường ống “Dòng chảy Phương Bắc 1″ vì hoạt động sửa chữa. Moscow cáo buộc lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến các tuabin của Nga bị mắc kẹt ở Canada và dẫn tới vấn đề về kỹ thuật.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, Nga có thể muốn giảm cấp khí đốt cho châu Âu trong một nỗ lực ngăn họ lấp đầy các kho dự trữ vào mùa đông.
Động thái của Nga làm giá khí đốt tăng vọt và cũng như việc cắt giảm nguồn cung ở Italy, Áo, Séc và Slovakia. Khí đốt cũng đã bị ngừng cung cấp cho một loạt quốc gia khác bao gồm Ba Lan, Bulgaria, Pháp và Hà Lan. Một vụ nổ tại một cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) khu vực Texas – nơi vận chuyển khí đốt đến châu Âu – cũng đã làm giảm nguồn cung tới châu lục này.
Theo Guardian, cho tới mùa đông năm nay, châu Âu không thể thay thế khí đốt của Nga. Nga cung cấp 40% khí đốt cho châu Âu, nên những các động thái như tích trữ khí đốt hoặc tăng cường nhập khẩu LNG từ một số quốc gia khác khó có hiệu quả hoàn toàn trong ngắn hạn. Bản thân các nhà lãnh đạo EU tới nay vẫn chưa thể ban lệnh cấm vận khí đốt của Nga vì nó được coi là không thực tế và có thể gây chia rẽ về mặt chính trị.
Thay vào đó, các quốc gia châu Âu đang chạy đua để lấp đầy các kho lưu trữ của họ sớm hơn bình thường so với các năm trước. Các hầm lưu trữ dưới lòng đất của châu Âu hiện đã đầy 57%. Ủy ban châu Âu đã yêu cầu mỗi quốc gia đạt tích trữ 80% lượng khí đốt vào đầu tháng 11, và Đức hướng tới mục tiêu 90%. Tuy nhiên, nếu không có khí đốt của Nga, các mục tiêu này sẽ khó đạt được.
“Cách duy nhất để họ đến gần mục tiêu là trả giá rất cao”, nhà phân tích dầu khí Nathan Piper của Investec cho biết.
Chính phủ các nước châu Âu đang hướng tới Mỹ để cung cấp lượng LNG lớn hơn, nhưng đồng nghĩa với giá cao hơn. Anh cũng có thể tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang EU hơn nữa thông qua các hệ thống kết nối.
Châu Âu cũng đang cố gắng nhập thêm khí đốt từ Na Uy và Azerbaijan thông qua các đường ống, đồng thời tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Trong bối cảnh, các nỗ lực thay thế khí đốt Nga của châu Âu là bất thành, kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất là các doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp quy mô sử dụng năng lượng. Tại Đức, quốc gia có 35% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất thép sẽ phải đối mặt với sức ép.
Chuyên gia Nathan Piper dự đoán, chính phủ các nước châu Âu có thể sẽ phải đặt hạn mức sử dụng năng lượng, nếu không, giá khí đốt sẽ tăng lên tới mức sử dụng năng lượng sẽ không có giá trị về mặt kinh tế.
“Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh, Nga vẫn là một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy. Giờ đây, điều này có nguy cơ sẽ không còn xảy ra nữa”, ông Piper cảnh báo.
Quyết định tăng sản lượng dầu của OPEC+ không thể 'cứu vãn' giá xăng
Quyết định tăng sản lượng ít ỏi của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) không thể đưa thế giới vượt qua cơn khát dầu.
Logo của OPEC bên ngoài trụ sở chính của tổ chức tại Vienna, Áo tháng 3/2022. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, tổ chức OPEC ngày 30/6 thông báo sẽ duy trì chính sách tăng sản lượng dầu đã lên kế hoạch vào tháng 8 tới, là tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày thay vì tăng 432.000 thùng/ngày như trước đây. Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá mức tăng này không thể làm giảm giá xăng đang tăng vọt và tình trạng lạm phát mà khủng hoảng năng lượng gây ra cho nền kinh tế toàn cầu.
Quyết định tăng sản lượng dầu này được coi là thiện chí mà nước đứng đầu OPEC Saudi Araba gửi tới Tổng thống Mỹ Joe Biden. Chính quyền Mỹ trước đó đã thông báo về kế hoạch chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Joe Biden tới khu vực Trung Đông và một trong những điểm dừng chân là Saudi Arabia. Trước sức ép trong nước, Tổng thống Biden nhiều lần hối thúc các nước sản xuất dầu tăng sản lượng nhằm giúp hạ giá xăng dầu đối với những người điều khiển phương tiện ở Mỹ.
Hiện giá xăng dầu trên toàn thế giới cao chưa từng có. Ngày 14/6, giá xăng trung bình trên toàn quốc ở Mỹ đã nhảy vọt mức cao nhất từ trước đến nay là 5 USD/gallon (3,78 lít).
Về lý thuyết, OPEC có thể giúp hạ giá xăng nhờ vào việc tăng sản lượng. Tuy nhiên, đến ngay cả các nước sản xuất dầu cũng đang rất chật vật để sản xuất đủ định mức mà tổ chức quy định.
Nigeria và Angola là hai nước từ lâu không sản xuất đủ dầu theo mức đặt ra. Trong khi đó, Nga cũng hụt sản lượng do các khách hàng phương Tây không mua dầu của họ vì lo sợ các lệnh trừng phạt hoặc không muốn liên quan đến xung đột ở Ukraine. Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng của OPEC đã giảm 2,8 triệu thùng/ngày so với mức thỏa thuận vào tháng Năm.
Nhà phân tích hàng hóa Carsten Fritsch tại Commerzbank nhận xét: "Chỉ có rất ít nước thành viên có khả năng sản xuất đủ hạn ngạch. Câu hỏi đặt ra là liệu các quốc gia có năng lực dự phòng như Saudi Arabia hay Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất có được phép để thay các nước kia hoàn thành mục tiêu hay không".
Đổ lỗi cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine là nguyên nhân khiến giá năng lượng toàn cầu tăng, tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm bảy nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong tuần này, Mỹ đã gây sức ép lên các đối tác thiết lập một giá trần đối với dầu Nga. Washington hy vọng rằng cách làm này vừa duy trì được nguồn cung dầu toàn cầu vừa hạn chế được nguồn thu của Moskva.
Liên minh châu Âu cũng đã thông qua lệnh cấm đối với 90% lượng dầu nhập khẩu của Nga vào cuối năm nay.
Châu Âu đứng trước nguy cơ 'sụp đổ năng lượng chung' Tình trạng thiếu khí đốt có thể đẩy các nước châu Âu vào hoàn cảnh "ngay cả khi có tiền cũng không mua được điện". Hệ thống đường ống dẫn khí trên đất liền từ Nga sang Đức Nord Stream 2 ở Lubmin, Đông Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh truyền hình RT, Thủ tướng Montenegro Dritan Abazovic ngày 27/6 cảnh báo việc...