Châu Âu trước nhu cầu bức thiết về ‘hộ chiếu vaccine’
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhu cầu về “hộ chiếu vaccine” cho phép công dân châu Âu đi lại trong lãnh thổ của Liên minh châu Âu (EU) ngày càng trở nên bức thiết.
Do đó, Ủy ban châu Âu đã đề xuất thiết lập một tài liệu mang tên “chứng chỉ xanh kỹ thuật số”, đưa ra cách tiếp cận thống nhất trên cấp độ châu Âu.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 20/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trên thực tế, Ủy ban châu Âu đã nhắm đến việc tạo ra một “hộ chiếu vaccine điện tử” ở cấp độ châu Âu vào năm 2019, song sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi tình hình. Đại dịch đã làm tê liệt toàn EU, khiến các quốc gia thành viên buộc phải thiết lập các hạn chế về di chuyển tự do của người dân. Vấn đề “hộ chiếu vaccine” đang trở thành một vấn đề bức thiết vì đây được coi là một công cụ tiềm năng cho phép người dân di chuyển tự do trong lãnh thổ của EU.
Nếu cuối năm 2020, EU cho rằng trước tiên cần phải tập trung vào chiến lược tiêm chủng trước khi đặt câu hỏi về những tác động lên việc di chuyển tự do, thì đến giữa tháng 1 năm nay, Ủy ban châu Âu đã phải thừa nhận và ủng hộ “bằng chứng tiêu chuẩn của việc tiêm chủng”. Quan điểm này được Hội đồng châu Âu ủng hộ trong Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 2, trong đó lãnh đạo 27 nước EU giao nhiệm vụ cho Ủy ban châu Âu thiết lập một đề xuất pháp lý. Đề xuất này đã được công bố vào ngày 17/3, liên quan đến việc tạo ra một “chứng chỉ xanh kỹ thuật số” ở cấp độ châu Âu.
Ủy ban châu Âu ưu tiên việc gọi là “chứng chỉ xanh” hơn là “hộ chiếu vaccine”. Đằng sau sắc thái ngữ nghĩa này, có hai vấn đề chính: Chứng chỉ này không phải là tài liệu thiết yếu để có thể đi lại trong lãnh thổ của EU – do đó nó không phải là hộ chiếu – và nó còn bao gồm các thông tin khác chứng minh sự miễn dịch của du khách ngoài việc được tiêm phòng, như xét nghiệm PCR và xét nghiệm huyết thanh. Cụ thể, chứng chỉ xanh kỹ thuật số này cho phép công dân châu Âu và công dân nước thứ 3 sống trên lãnh thổ của EU có thể chứng nhận sự miễn dịch theo 3 cách khác nhau: Được chủng ngừa, có kết quả âm tính bằng xét nghiệm PCR hoặc bằng xét nghiệm huyết thanh.
Video đang HOT
Hệ thống này cũng sẽ được mở rộng sang Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein. Cần lưu ý các nước thành viên sẽ được phép cấp “chứng chỉ xanh” cho cả những người đã tiêm loại vaccine chưa được Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban châu Âu (EC) cho phép. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ sẽ do các quốc gia thành viên quyết định, với các mức trần nhất định được xác định ở cấp độ châu Âu (chứng chỉ huyết thanh học không được sử dụng quá 6 tháng). Ủy ban quy định rõ chứng chỉ phải “tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tự do di chuyển.
“Chứng chỉ xanh” có sẵn ở dạng kỹ thuật số và được xác thực bằng mã QR để tránh gian lận và sự phát triển của thị trường chợ đen. Mỗi cơ sở cấp phiếu kết quả xét nghiệm, tiêm chủng đều có chữ ký số riêng. Những dữ liệu được xác thực này sau đó sẽ được mỗi nước thành viên biên soạn và bảo vệ.
Về phần mình, EC sẽ tạo ra một cổng thông tin tập trung liên kết tất cả các cơ quan quản lý có liên quan của các quốc gia thành viên, các trung tâm tiêm chủng đến cơ quan hải quan. Dữ liệu xuất hiện trên “chứng chỉ xanh” sẽ được viết bằng ngôn ngữ của quốc gia thành viên cấp nó cũng như bằng tiếng Anh.
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, “chứng chỉ xanh” này có thể có hiệu lực “vào mùa Hè”.
Từ quan điểm y tế, hiện vẫn còn 2 vấn đề chưa được ngã ngũ. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác mức độ những người được tiêm chủng có thể truyền virus hay không, cũng như không thể xác định chắc chắn thời gian miễn dịch được đảm bảo bởi 4 loại vaccine được cấp phép ở châu Âu (Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Janssen). WHO đã cảnh báo 2 lần về điểm này vào tháng 4 và 7/2020, khẳng định rằng “hộ chiếu vaccine” không thể nào được coi là hộ chiếu miễn dịch theo kiến thức khoa học hiện nay. Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học của Israel được công bố vào ngày 8/2 chỉ ra rằng tải lượng virus của những người được tiêm chủng trong 2 tuần đã giảm 75%.
Ngay cả trong mỗi quốc gia thành viên, sự phân biệt giữa những người đã được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng cũng có thể dẫn đến các hình thức phân biệt đối xử, bằng cách cho phép những người đã được tiêm ngừa đến nhà hàng và rạp chiếu phim, vốn bị cấm đối với những người không được tiêm chủng.
“Hộ chiếu vaccine” cũng đặt ra câu hỏi về vấn đề bảo vệ dữ liệu. Tháng 6/2020, người giám sát bảo vệ dữ liệu châu Âu Wojciech Wiewiórowski nhấn mạnh rằng việc cấu thành một hồ sơ dữ liệu như vậy có nguy cơ cao vi phạm các quyền cơ bản của người dân châu Âu và dẫn đến ý tưởng về một hình thức hộ chiếu vaccine “cực đoan”. Về phần mình, EC đảm bảo chỉ những dữ liệu y tế thiết yếu mới phải công khai cho mục đích tự do di chuyển, trong khi các thông tin khác sẽ phải được các quốc gia thành viên lưu giữ cẩn thận.
WHO và EMA dự kiến ra tuyên bố về vaccine AstraZeneca
Theo kế hoạch, ủy ban tư vấn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về an toàn vaccine và Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) sẽ ra tuyên bố về vaccine AstraZeneca trong ngày 16/3.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca tại trung tâm y tế ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện WHO đang xem xét các chứng cớ liên quan đến loại vaccine AstraZeneca trong cuộc họp với EMA diễn ra cùng ngày, sau khi một số nước, trong đó có Đức, Pháp, Italy, quyết định ngừng sử dụng loại vaccine này sau khi ghi nhận một số trường hợp xuất huyết, đông máu và giảm số lượng tiểu cầu sau khi tiêm.
Phóng viên TTXVN tại Berlin cho biết sau khi Bộ Y tế Đức tuyên bố tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca theo khuyến cáo của Viện Ehrlich Paul (PEI), hội nghị tiêm chủng bàn về việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, dự kiến được tổ chức vào tối 17/3 đã phải hoãn lại. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Chính phủ Đức cho rằng nước này cần chờ quyết định của EMA về vaccine của AstraZeneca.
* Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bảo vệ hiệu quả của vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất. Động thái trên diễn ra sau khi một số nước trên thế giới ngừng sử dụng loại vaccine này do lo ngại nguy cơ sinh cục máu đông.
Trong một bài viết đăng trên tờ The Times ngày 16/3, Thủ tướng Johnson khẳng định vaccine của AstraZeneca an toàn và phát huy tác dụng rất hiệu quả. Theo ông, vaccine này được sản xuất tại nhiều nơi từ Ấn Độ tới Mỹ và Anh và đang được sử dụng trên toàn thế giới.
Trước đó một ngày, phát biểu với báo giới, Thủ tướng Johnson khẳng định Cơ quan Quản lý dược phẩm và các sản phẩm y tế (MHRA) của Anh là một trong những cơ quan có kinh nghiệm và làm việc nghiêm túc nhất trên thế giới. Dẫn lời MHRA, ông cho biết không có lý do gì phải ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca này, cũng như tin tưởng vào hiệu quả của loại vaccine này trong việc giảm số bệnh nhân nhập viện cũng như những bệnh nhân diễn tiến nặng và tử vong.
Cùng ngày, Pháp bày tỏ hy vọng Liên minh châu Âu (EU) sẽ sớm làm sáng tỏ những nghi vấn về hiệu quả của vaccine AstraZeneca, trong bối cảnh giới chuyên gia cho rằng việc các nước ngừng sử dụng loại vaccine này có thể gây nguy cơ lớn hơn cho sức khỏe cộng đồng.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran mong muốn các nhà khoa học châu Âu sớm công bố quyết định, cho phép nước này nối lại chiến dịch tiêm ngừa COVID-19 bằng vaccine của AstraZeneca.
Nhà dịch tễ học Dirk Brockmann của Viện Robert Koch (Đức) cho rằng nguy cơ khi sử dụng vaccine của AstraZeneca là rất thấp khi so sánh tỷ lệ tử vong do mắc COVID-19 (1.000 ca/1 triệu người) với tỷ lệ gặp phản ứng bất thường do tiêm vaccine (1 ca/1 triệu người). Theo ông, ở các nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh nặng, nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn nhiều so với nguy cơ tử vong do vaccine, thậm chí là có thể cao hơn 100.000 lần.
Một số bác sĩ Đức cũng hoài nghi quyết định đình chỉ tiêm chủng vaccine của AstraZeneca. Chủ tịch Hiệp hội Y khoa thế giới Frank Ulrich Montgomery cho rằng "những người bị đông máu và thuyên tắc phổi không nhất thiết có liên quan đến tiêm chủng". Ông Montgomery lo ngại loại vaccine "thực sự tốt và hiệu quả này" không được người dân ở nhiều nước chấp nhận do việc ngừng tiêm chủng.
Cùng quan điểm trên, ông Christoph Spinner, bác sỹ cấp cao tại Phòng khám Đại học Kỹ thuật Munich khẳng định việc ngừng tiêm chủng vaccine của AstraZeneca là rất nghiêm trọng. Phát biểu trên DPA, bác sĩ Spinner nhấn mạnh hiện chưa có giả thuyết cụ thể dẫn đến tác dụng phụ đông máu. Theo ông, loại thuốc này là an toàn và quyết định đình chỉ tiêm chủng gây thiệt hại lớn đến niềm tin đối với vaccine.
Hà Lan đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca Hà Lan thông báo đình chỉ tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca trong hai tuần sau báo cáo về các "phản ứng phụ" ở Đan Mạch và Na Uy. "Dựa trên thông tin mới, cơ quan quản lý dược phẩm Hà Lan đã khuyến cáo đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca như một biện pháp phong ngừa và chờ điều tra thêm", Bộ Y tế...