Châu Âu trước làn sóng người tị nạn mới
Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleiman Soilu tuyên bố, trong 2 ngày (29/2 – 1/3), Ankara mở toang biên giới phía Tây, khoảng 100 nghìn người tị nạn, chủ yếu là người nhập cư từ Syria sẽ tràn vào Hy Lạp.
Người tị nạn quyết vào các nước EU bằng mọi giá. Ảnh: Reuters
Chính quyền Hy Lạp phủ nhận điều này, còn châu Âu lo sợ sẽ lặp lại tình trạng căng thẳng như mùa thu năm 2015, khi hơn triệu người di cư bất hợp pháp từ Trung Đông đến các nước EU. Người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel đã quyết định đích thân nghiên cứu tình hình ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp.
Khi Ankara “buông” đoàn người tị nạn
Vào ngày 29/2, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ quyết định không giữ thêm người tị nạn, những người tìm cách vào các nước EU.
Người tị nạn chủ yếu đến từ Syria và Afghanistan, hiện đang nằm trong khu vực của thành phố Edirne, trên biên giới với Hy Lạp và Bulgaria, nơi có trạm kiểm soát Pazarkule, còn được gọi là cửa ngõ của châu Âu.
Theo lời ông Soulu thì 76 nghìn người đang chuẩn bị vượt qua biên giới. Trong khi đó, Tổ chức Di cư Quốc tế đưa ra con số thấp hơn, khoảng 13 nghìn người. Có vẻ như đây mới chỉ là khởi đầu, người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện vào khoảng 3 triệu. Người di cư đi bằng bất cứ đường nào miễn là vào được EU.
Ngày 29/2, cảnh sát Hy Lạp đã phải dùng hơi cay để đẩy lùi hơn 4.000 người định vượt biên trái phép tại biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Rạng sáng ngày 1/3, các lực lượng biên phòng Hy Lạp đã chặn gần 10 nghìn người có ý định vượt biên tại Evros, khu vực trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bối cảnh ấy, người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng với Thủ tướng Hy Lạp đã đến biên giới Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Ba (3/3) để nghiên cứu những gì đang diễn ra tại đây. Thủ tướng Hy Lạp đã đưa ra hai lời kêu gọi.
Thứ nhất, ông cảnh báo những người tị nạn rằng trong trường hợp phá vỡ biên giới, họ sẽ được đưa trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ hai, ông kêu gọi các nước EU giúp giải quyết tình hình hiện tại. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đáp lại lời kêu gọi của Kyriakos Mitsotakis, bày tỏ “sự đoàn kết đầy đủ” với Hy Lạp, Bulgaria và hứa sẽ cung cấp cho họ tất cả sự hỗ trợ có thể.
Video đang HOT
Nhưng Áo đã phản ứng mạnh mẽ nhất với cuộc khủng hoảng di cư mới nổi.
“Không nên lặp lại tình huống như năm 2015… Nếu việc bảo vệ ở đó thất bại, Áo sẽ tự bảo vệ biên giới của mình” – Thủ tướng Áo Sebastian Sebastian Kurtz viết trên Facebook.
Mở cửa biên giới, Thổ Nhĩ Kỳ gây áp lực với EU
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh tình hình nghiêm trọng hơn ở tỉnh Idlib của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng, đất nước của ông không có nghĩa vụ phải tiếp đón hàng trăm nghìn người tị nạn, chủ yếu đến từ Syria. Ông Erdogan cáo buộc EU không “giữ lời”.
Chúng tôi sẽ không giữ cửa biên giới – ông Erdogan tuyên bố.
Không thể không thừa nhận rằng những tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là hoàn toàn có cơ sở. Năm 2015, cuộc khủng hoảng di cư đã được giải quyết phần lớn nhờ vào Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này đã cam kết chấp nhận những người tị nạn bị trục xuất khỏi các nước EU để ngăn chặn dòng người di cư mới vào châu Âu.
Để đổi lấy điều này, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được hỗ trợ tài chính lớn. Chưa hết, điều quan trọng nhất là EU hứa sẽ tăng cường các cuộc đàm phán về chế độ miễn thị thực với Thổ Nhĩ Kỳ, mở đường cho nước này gia nhập Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, trong những năm qua, Ankara đã nhiều lần phàn nàn rằng không đủ số tiền hỗ trợ cho việc duy trì người tị nạn.
Ngoài ra, mọi hoạt động của quỹ ủy thác hỗ trợ người tị nạn Syria mà không có sự tham gia của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Ủy ban châu Âu và các quốc gia tài trợ chính chịu trách nhiệm phân phối tiền. Các cuộc đàm phán về việc gia nhập EU đã dừng lại vào năm 2019, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành 66 trong số 72 tiêu chí cần thiết để được hưởng chế độ miễn thị thực.
Vấn đề ở chỗ, các nước EU bày tỏ sự không hài lòng với chính sách đối nội của Tổng thống Erdogan. Ông Erdogan bị buộc tội vi phạm nhân quyền và đàn áp những người bất đồng chính kiến với lý do chống lại những người khởi xướng một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2016.
Năm 2017, Thủ tướng Đức Angela Merkel thậm chí đã lên tiếng ủng hộ việc chấm dứt đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc gia nhập EU. Trong bối cảnh ấy, Recep Tayyip Erdogan quyết định xem xét lại nghĩa vụ của mình đối với người tị nạn lần đầu tiên.
Nhưng tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại quyết định mở cửa biên giới cho người tị nạn vào lúc này?
Theo các nhà phân tích, Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi quan điểm của mình trong cuộc khủng hoảng di cư liên quan tới tình hình ở Syria. Trước đó, ông Erdogan đã tuyên bố rằng sự gia tăng số lượng người tị nạn liên quan đến “các cuộc tấn công của chế độ Syria ở Idlib”.
Ông Erdogan có hy vọng đặc biệt vào khu vực này và đã lên kế hoạch đưa người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ vào Idlib. Giờ đây, kế hoạch này bỗng tan thành mây khói bởi cuộc đối đầu với Nga và quân đội chính quyền Bashar Assad. Trong bối cảnh ấy, theo ông Erdogan, EU không có lý do gì để đứng ngoài cuộc.
Duy Long (TH)
Theo giaoducthoidai.vn
Bên trong trại tị nạn Hy Lạp đang 'bên bờ vực thảm họa'
Trại tị nạn trên các đảo của Hy Lạp đang "bên bờ vực thảm họa" bởi sự quá tải và điều kiện mất vệ sinh, ủy viên cơ quan nhân quyền châu Âu cảnh báo hôm 31/10.
Hy Lạp lại trở thành điểm đến chính cho những người tị nạn vào châu Âu, và nước này đang phải vật lộn để hỗ trợ khoảng 100.000 người di cư và tị nạn.
Bà Dunja Mijatovic, Ủy viên Nhân quyền Hội đồng châu Âu, cho biết sau chuyến thăm năm ngày tới Hy Lạp, rằng "các biện pháp khẩn cấp" là cần thiết để giải quyết "điều kiện tuyệt vọng" mà người di cư ở đây đang sống. Bà Mijatovic bày tỏ sự "khủng khiếp" bởi điều kiện mất vệ sinh nơi những người tị nạn đang sinh sống trên các đảo.
Lều tạm, nơi sinh sống của những người di cư và tị nạn.
Theo Mijatovic, có khoảng 100.000 người tị nạn và di cư ở Hy Lạp. Mặc dù người dân thường xuyên di chuyển trên đất liền, nhưng có hơn 34.000 người sống trong các trại đảo Hy Lạp đông đúc. Chính phủ Hy Lạp cam kết chuyển 20.000 người trong số này đến các trại trên đất liền trước cuối năm nay.
Bà nhấn mạnh không có chăm sóc y tế và hệ thống vệ sinh tại các trại đã quá tải. Mọi người xếp hàng trong nhiều giờ để nhận được thực phẩm và vào nhà vệ sinh.
Các gia đình phải đập vỡ đá để có một khoảng trống trên sườn đồi làm nơi tạm trú, thường làm bằng cây họ tự chặt. Cuộc sống ở đây trở thành một cuộc đấu tranh sinh tồn đúng nghĩa.
"Tình hình của những người di cư, gồm cả những người xin tị nạn, ở quần đảo Aegean của Hy Lạp xấu đi đáng kể trong 12 tháng qua", bà nói. "Những gì chúng ta chứng kiến thực tế cho thấy rằng nhân quyền đang không được tôn trọng. Đây là một tình huống không thể chấp nhận được".
Bà Mijatovic kêu gọi các nhà chức trách Hy Lạp đẩy nhanh việc chuyển người ra khỏi các hòn đảo và tăng cường công suất các bệnh viện địa phương. Bà cũng kêu gọi các quốc gia EU khác cung cấp nhiều hơn là chỉ hỗ trợ tài chính, bằng cách chấp nhận nhiều người xin tị nạn, đặc biệt là trẻ vị thành niên không có người đi kèm hiện có số lượng hơn 4.000.
Chính phủ bảo thủ mới của Hy Lạp, nhậm chức hồi tháng 7, tuyên bố sẽ thắt chặt các quy tắc tị nạn, tăng cường tuần tra hải quân để ngăn chặn tàu thuyền di cư và đưa 10.000 người trở lại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm tới.
Quốc hội Hy Lạp dự kiến phê chuẩn luật di cư mới trong tuần này, và họ cho biết có khoảng 75.000 yêu cầu tị nạn đang chờ xử lý.
(Nguồn: Daily Mail)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Ukraine tuyên bố sẵn sàng dừng hợp đồng vận chuyển khí đốt với Nga Ukraine muốn bảo toàn nguồn thu từ việc vận chuyển khí đốt của Nga nhưng sẵn sàng ngăn chặn việc này từ ngày 1/1/2020, tờ Ukrinform dẫn lời Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Bảo vệ Môi trường Ukraine Oleksiy Orzhel tuyên bố. Ảnh minh họa. Theo hãng tin trên, trả lời phỏng vấn trên kênh ICTV hôm 4/11, Bộ trưởng Năng lượng...