Châu Âu, Trung Quốc phát triển ôtô điện như thế nào?
Châu Âu, Trung Quốc nằm trong số những vùng lãnh thổ và quốc gia có lộ trình, chính sách phát triển ôtô điện rõ nét, hiệu quả.
Theo công ty nghiên cứu EV-Volumes , năm 2020, châu Âu và Trung Quốc tiếp tục là các thị trường dẫn đầu về doanh số ôtô điện, bao gồm xe điện chạy pin (EV) và xe lai sạc điện (PHEV). Cụ thể, có 1,395 triệu chiếc ôtô điện được bán ra tại châu Âu, trong khi Trung Quốc ghi nhận doanh số 1,337 triệu xe.
Kết quả này cách biệt đáng kể các thị trường xếp sau như Mỹ (đạt doanh số 328.000 xe điện trong năm 2020), Hàn Quốc (52.000 xe) hay Canada (47.000 xe).
Trong buổi tọa đàm với chủ đề “Xu hướng phát triển ôtô điện trên thế giới và cơ hội tại Việt Nam” do Zing News tổ chức, các khách mời nhận định châu Âu và Trung Quốc là các thị trường có lộ trình, chính sách rõ nét và toàn diện để phát triển ôtô điện mà Việt Nam có thể tham khảo.
Châu Âu – nơi khởi nguồn cho lối sống xanh
Năm 2020, châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng doanh số ôtô điện 137%, với gần 1,4 triệu chiếc được bán ra. Đồng thời, châu Âu vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới.
Bên cạnh việc thắt chặt quy định về khí thải và các chính sách trợ giá cho người mua xe điện, tư duy và văn hóa sống xanh là nền tảng giúp ôtô điện có thể phát triển bền vững tại châu Âu.
Ông Khuất Việt Hùng và nhà báo Trương Anh Ngọc nhận định châu Âu sớm có nền tảng tư duy và văn hóa sống xanh. Ảnh: Hoàng Hà.
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng nhận định khái niệm sống xanh xuất phát từ châu Âu, châu lục này cũng thường đi đầu trong các tiêu chuẩn về khí thải và bảo vệ môi trường. Đơn cử như các tiêu chuẩn EURO từ 1 đến 6 cho ôtô.
“Các quốc gia châu Âu cạnh tranh trên toàn cầu bằng những tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn này ngày càng được nâng cao, giúp chất lượng hàng hóa và đời sống tốt hơn, đồng thời tạo thị trường cho công nghệ của họ”, ông Hùng cho biết.
Video đang HOT
Theo nhà báo Trương Anh Ngọc, các phong trào sống xanh, sống bền vững xuất hiện tại châu Âu từ những năm 1970. Từ nhỏ, trẻ em đã được giáo dục, khuyến khích tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc như đi xe buýt, xe đạp… nhờ đó tạo nền tảng tư duy về sống xanh.
Mặt khác, các doanh nghiệp xanh cũng được hỗ trợ về thuế và chính sách. Cộng thêm hạ tầng giao thông tốt sẵn có, châu Âu hiện được đánh giá là thị trường để ôtô điện có thể phát triển ổn định, bền vững.
Trung Quốc với chính sách và mục tiêu rõ nét cho việc phát triển ôtô điện
Ông Khuất Việt Hùng cho rằng các quốc gia, vùng lãnh thổ dẫn đầu ôtô điện như Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu đều có chính sách, mục tiêu cụ thể để thúc đẩy sử dụng loại phương tiện này.
Họ đặt mục tiêu rõ ràng cần giảm phát thải bao nhiêu tấn khí nhà kính, để đạt con số ấy cần bao nhiêu chiếc ôtô điện, bao nhiêu tuyến xe, số km đi được bằng xe điện. Từ đó xác định chi phí và thời gian cần thiết, đồng thời đưa ra các chính sách phù hợp.
Trong buổi tọa đàm, các khách mời cho rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia có chính sách rõ nét và toàn diện để phát triển ôtô điện. Ảnh: Hoàng Hà.
“Trung Quốc có những chính sách tác động trực tiếp đến việc tạo dựng thị trường, ví dụ như trợ giá theo số km xe điện đi được mỗi lần sạc đầy. Ngoài chính sách hạ tầng chung, mỗi địa phương lại có chính sách riêng. Đơn cử, tại Thượng Hải, phí đăng ký xe dùng xăng, dầu khoảng 13.000 USD còn ôtô điện thì miễn phí”, ông Hùng cho biết.
Chuyên gia ôtô Nguyễn Mạnh Thắng nhận định Trung Quốc là một trong những quốc gia có hạ tầng trạm sạc ôtô điện tốt nhất thế giới, một phần bởi các doanh nghiệp làm hạ tầng ở đây được chính phủ hỗ trợ, giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính.
“Ở một số thành phố của Trung Quốc, thời gian chờ đợi để đăng ký ôtô dùng động cơ đốt trong rất dài, có thể lên đến vài năm nhưng xe điện thì tính bằng ngày. Những lợi ích như vậy quá rõ ràng với người dùng”, ông Thắng nói.
Trung Quốc là một trong những thị trường ô tô điện dẫn đầu thế giới. Ảnh: ChinaDaily.
Những khoản trợ cấp mạnh tay cho người mua và chính sách, mục tiêu rõ ràng giúp ôtô điện bùng nổ ở Trung Quốc, kéo theo nhiều hãng xe điện được thành lập. Tiêu biểu có thể kể đến Nio, hãng ôtô điện chỉ có một nhà máy, chưa từng thu về lợi nhuận và được định giá ở mức 82 tỷ USD, cao hơn Ford hay General Motors.
Với những chính sách rõ nét và toàn diện, Trung Quốc nhanh chóng nổi lên là thị trường tiên phong phát triển ôtô điện. Trước khi bị châu Âu vượt qua năm 2020, thị trường này từng dẫn đầu về doanh số ôtô điện trên toàn cầu trong các năm 2016, 2017, 2018 và 2019.
Tọa đàm về cơ hội phát triển của ôtô điện tại Việt Nam
Zing News tổ chức buổi tọa đàm về xu hướng phát triển ôtô điện trên thế giới và cơ hội tại Việt Nam.
Những năm gần đây, ôtô điện ngày càng phổ biến và được xem như giải pháp ưu việt thay thế ôtô dùng nhiên liệu xăng, dầu. Năm 2020, doanh số ôtô điện toàn cầu tăng gần một triệu chiếc so với năm 2019, theo số liệu từ EV-Volumes .
Xe điện VF e34 của VinFast dự kiến sẽ tới tay khách hàng vào tháng 11.
Tại Việt Nam, sau khi Porsche Taycan được phân phối chính hãng cuối năm 2020 và VinFast VF e34 chính thức nhận đặt hàng vừa qua, ôtô điện đang nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng.
Để độc giả hiểu rõ hơn về loại xe được xem như phương tiện giao thông của tương lai này, Zing News tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Xu hướng phát triển ôtô điện trên thế giới và cơ hội tại Việt Nam".
Buổi tọa đàm có sự tham gia của các khách mời:
- Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGTQG
- PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
- Chuyên gia ôtô Nguyễn Mạnh Thắng, Quản trị cộng đồng OTO
- Nhà báo Trương Anh Ngọc
Các khách mời tham dự buổi tọa đàm "Xu hướng phát triển ôtô điện trên thế giới và cơ hội tại Việt Nam".
Buổi tọa đàm sẽ được phát sóng trực tiếp vào 10h00 ngày 16/4. Độc giả có thể gửi câu hỏi cho các khách mời qua địa chỉ xe@zing.vn.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu EV-Volumes, doanh số ôtô điện trên toàn cầu, bao gồm xe điện dùng pin (Electric Vehicle - EV) và xe lai cắm sạc (Plug-in Hybrid Vehicle - PHEV) đạt 3,24 triệu xe vào năm 2020, chiếm 4,3% thị phần ôtô du lịch.
Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Anh hay Na Uy hiện là những nước dẫn đầu về phát triển ôtô điện. Bên cạnh đó, một số nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia cũng đã có những mục tiêu, chính sách và lộ trình cụ thể cho việc phổ biến loại xe này.
Tại Việt Nam, ôtô điện vẫn là loại phương tiện giao thông mới lạ với đa số người dùng. Hầu hết xe EV được đưa về thị trường trong nước dưới dạng nhập khẩu tư nhân với số lượng ít như Tesla Model S, Model X, Model 3 hay Nissan Leaf.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Audi e-tron trong Triển lãm Ôtô Việt Nam 2019, Porsche Taycan phân phối chính hãng và VinFast VF e34 chính thức nhận đặt hàng, ôtô điện đang có những bước phát triển đáng kể.
Lexus ra mắt LF-Z Electrified Concept Lexus vừa ra mắt mẫu xe concept chạy điện LF-Z Electrified với khả năng di chuyển lên tới 600 km. Hãng dự kiến sẽ hiện thực hóa vào năm 2025. Lexus thể hiện tham vọng ôtô điện của mình với mẫu LF-Z Electrified concept, kết hợp hiệu suất lái, kiểu dáng và công nghệ mà thương hiệu hạng sang của Toyota có thể...