Châu Âu tiếp nhận hơn 6,3 triệu người tị nạn Ukraine từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính từ ngày 24/2-3/8, tổng cộng hơn 6,3 triệu người tị nạn từ Ukraine đã đến các nước châu Âu, trong đó hơn 3,7 triệu người đã được đăng ký trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ và bảo vệ của các nước.
Người dân chờ tàu tới Ba Lan tại nhà ga thành phố Lviv, Ukraine ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, dữ liệu cập nhật được UNHCR công bố ngày 3/8 cho thấy 6.303.237 người tị nạn Ukraine đã đến các nước khác ở châu Âu, bao gồm 1.968.127 người đến Nga, 1.256.568 người đến Ba Lan, 915.000 người đến Đức, 404.839 người đến CH Séc, 157.309 người đến Italy, 131.771 người đến Tây Ban Nha và 104.000 người đến Vương quốc Anh.
Ở các nước khác, số lượng người tị nạn Ukraine không vượt quá 100.000 người. Tổng cộng, 3.778.254 người tị nạn đã được đăng ký trong khuôn khổ chương trình bảo vệ và hỗ trợ tạm thời của các quốc gia.
Theo UNHCR, sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine ngày 24/2 năm nay, 10.350.489 người Ukraine đã chạy sang các nước láng giềng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ ngày 28/2-3/8, đã có hơn 4 triệu người quay trở lại.
Số người xin tị nạn vào EU tăng trở lại
Theo báo cáo chính thức của Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 28/6, số người xin tị nạn ở châu Âu đang tăng trở lại sau thời gian tạm lắng do đại dịch COVID-19.
Người dân Ukraine sơ tán tránh chiến sự tới cửa khẩu Medyka, giáp giới Ba Lan ngày 27/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự gia tăng này không tính tới 3,4 triệu người tị nạn từ Ukraine, vốn đã được nhiều nước cấp quy chế tị nạn trong làn sóng di cư lớn nhất châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Giám đốc điều hành Cơ quan tị nạn EU Nina Gregori cho biết nguyên nhân của làn sóng gia tăng người tị nạn vào EU là do lực lượng Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan, cuộc xung đột tại Ukraine...
Theo báo cáo thường niên của cơ quan này, Syria và Afghanistan là hai nước có số người xin tị nạn năm 2021 cao nhất với tổng số 648.000 người, gần bằng mức năm 2018. Phần lớn người Ukraine không được tính trong dữ liệu người xin tị nạn vì họ được cấp quy chế đặc biệt sau khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2 vừa qua. Sự bảo vệ tạm thời này cho phép họ có việc làm, tiếp cận dịch vụ giáo dục, nhà ở trong thời gian có thể gia hạn lên tới 1 năm.
Bà Gregori cho biết biện pháp khẩn cấp này là nhằm tránh cho hệ thống quản lý người tị nạn châu Âu trở nên quá tải.
Mặc dù vậy, số người Ukraine xin tị nạn trong tháng 3 ở mức cao nhất, hơn cả người Afghanistan và Syria trong khi người Nga xin tị nạn tăng gấp đôi so với tháng trước, lên 1.400 người.
Năm 2021, Đức đứng đầu trong danh sách các quốc gia nhận được nhiều đơn xin tị nạn nhất với 191.000 đơn, tiếp theo là Pháp với 121.000 đơn và Tây Ban Nha là 65.000 đơn.
Tỷ lệ được công nhận quy chế tị nạn hay bảo vệ tương tự là 34%, với người Eritrean xin tị nạn được chấp thuận cao nhất (81%).
Thổ Nhĩ Kỳ: Các nước phát triển thiếu trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng người tị nạn Ngày 20/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng các nước phát triển thiếu trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng người tị nạn. Người tị nạn tìm cách trèo qua hàng rào tại tỉnh Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ trong hành trình tới châu Âu, ngày 4/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong bài phát biểu ghi...