Châu Âu: Thương mại điện tử nở rộ, doanh số thời trang mặc nhà tăng cao

Theo dõi VGT trên

Trong điều kiện nhiều quốc gia châu Âu phong tỏa nghiêm ngặt thì cũng không quá ngạc nhiên khi thương mại điện tử ngày càng chiếm ưu thế.

Châu Âu: Thương mại điện tử nở rộ, doanh số thời trang mặc nhà tăng cao - Hình 1

Cuộc khảo sát của Ecommerce Europe cho thấy doanh số bán trong lĩnh vực thương mại điện tử ở châu Âu sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm 2021. (Nguồn:Payspacemagazine)

Đại dịch Covid-19 đã khiến những người châu Âu thích tiêu tiền mặt phải chấp nhận những thay đổi đáng kể về hành vi mua sắm, giữa bối cảnh hoạt động kinh doanh trực tuyến bùng nổ.

Văn phòng Thống kê Liên bang Đức cho biết, trong tháng 2, doanh thu bán lẻ tại nước này đã giảm 9% so với một năm trước, sau đợt đóng cửa do dịch Covid-19 lần thứ hai, khiến một số lượng lớn các cửa hàng phải đóng cửa.

Video đang HOT

Tuy nhiên, dữ liệu từ cơ quan trên cũng cho thấy hoạt động kinh doanh trực tuyến cùng thời gian này tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên thực tế, nhờ hoạt động kinh doanh trực tuyến nở rộ, doanh số bán lẻ trên khắp các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tránh được tình trạng sụt giảm tồi tệ hơn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Dữ liệu từ Eurostat cho thấy thương mại bán lẻ trung bình hàng năm tại EU trong năm 2020 chỉ giảm 0,8%, trong khi GDP giảm với tốc độ hàng năm là 6,2%.

Một cuộc khảo sát tại 19 quốc gia châu Âu vào cuối năm 2020 do Ecommerce Europe, hiệp hội đại diện cho hơn 100.000 nhà bán lẻ trực tuyến ở châu Âu thực hiện, chỉ ra rằng tất cả những người được hỏi đều báo cáo doanh số bán sản phẩm trực tuyến tăng trưởng tích cực trong năm qua, dao động từ 5-10% ở Ba Lan đến 60-75% ở Phần Lan.

Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy thương mại điện tử đã trở thành một cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp truyền thống đã phải đóng cửa, cho phép họ tiếp tục hoạt động trong thời gian chính phủ áp lệnh đóng cửa.

Mặc dù nhu cầu kinh doanh trực tuyến tăng mạnh trong năm qua, cuộc khảo sát còn cho thấy nhiều lĩnh vực nhìn chung có doanh số tăng, trong khi một số phân khúc lại ghi nhận doanh số giảm. Ví dụ, các dịch vụ thương mại điện tử như du lịch hay bán vé trực tuyến đã giảm từ 40% đến 70%, trong khi lĩnh vực thời trang, đặc biệt là trang phục mặc nhà, ghi nhận doanh thu cải thiện.

Với nguy cơ lây nhiễm vẫn cao ở châu Âu, ngành bán lẻ đang đứng trước một năm đầy khó khăn trong năm 2021. Một cuộc khảo sát mới từ Liên đoàn Bán lẻ Đức (HDE) cho thấy 54% cửa hàng thời trang đối mặt với nguy cơ phá sản sau 100 ngày đóng cửa.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát của Ecommerce Europe cho hay doanh số bán trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm 2021 và đà tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ phụ thuộc vào các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% phiên 23/3 do lo ngại dư cung

Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 3,83 USD (5,9%) xuống 60,79 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp trong phiên là 60,50 USD/thùng.

Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% phiên 23/3 do lo ngại dư cung - Hình 1
Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% trong phiên giao dịch 23/3 do thị trường lo ngại các lệnh hạn chế đi lại và chậm triển khai vaccine ngừa COVID-19 ở châu Âu sẽ làm tăng thêm tình trạng dư thừa nguồn cung .

Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 3,83 USD (5,9%) xuống 60,79 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp trong phiên là 60,50 USD/thùng.

Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 3,80 USD (6,2%) xuống 57,76 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp 57,32 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều giao dịch gần mức thấp nhất kể từ ngày 9/2.

Các nguồn tin cho biết dự trữ dầu của Mỹ đã tăng 2,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 19/3 so với kỳ vọng giảm khoảng 300.000 thùng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.

Chuyên gia Bjornar Tonhaugen thuộc trung tâm Rystad Energy cho biết sự phục hồi nhu cầu dầu rất khó khăn khi thế giới phải tiếp tục chống chọi đại dịch COVID-19.

Các quốc gia châu Âu đang mở rộng lệnh phong tỏa trước mối đe dọa về làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba. Trong đó, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất lục địa này là Đức sẽ kéo dài lệnh phong tỏa tới ngày 18/4.

Theo ông Lachlan Shaw, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa của ngân hàng National Australia Bank, giá dầu giao ngay đã yếu hơn so với giá kỳ hạn trong vài tuần qua.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan