Châu Âu “thở phào” trước diễn biến bầu cử giữa kỳ Mỹ
Hầu hết các quốc gia châu Âu có thể “thở phào” khi cục diện bầu cử giữa kỳ ở Mỹ cho thấy “làn sóng đỏ” mà đảng Cộng hòa tạo ra yếu hơn nhiều so với dự đoán.
Ông Biden tuyên bố hài lòng với những gì đảng Dân chủ đã làm được cho đến nay, trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
Các nước thành viên châu Âu đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ, vì các chính sách của Mỹ có tác động đáng kể đến châu lục.
Theo Washington Post, dựa trên kết quả bầu cử cho đến nay, các quan chức châu Âu dự đoán một sự ổn định ngắn hạn, trong đó Mỹ sẽ không thay đổi các chính sách hiện có, đặc biệt là sự hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine để đối phó Nga.
“Tình hình hiện nay không tệ đến mức như chúng tôi nghĩ”, Franois Heisbourg, chuyên gia an ninh và là cố vấn lâu năm của giới chức Pháp nói. “Dù vậy, vẫn có những lo ngại ở châu Âu về khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái xuất vào năm 2024″.
“Khả năng ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ năm 2024 đang giảm, nhưng vẫn có các lý do để châu Âu về lâu dài cần hướng tới sự thay đổi trong mối quan hệ với Mỹ”, Reinhard Btikofer, thành viên Nghị viện Châu Âu đại diện cho Đức, nói.
Một số luồng quan điểm khác ở châu Âu bày tỏ sự ngạc nhiên, khi “làn sóng đỏ” của đảng Cộng hòa đã không xảy ra, theo Washington Post.
“Làn sóng đỏ hay chỉ là một gợn sóng?”, tờ Times of London đặt câu hỏi.
Một số tờ báo Pháp cho rằng, tình hình không quá tệ đối với đảng Dân chủ, và đảng Cộng hòa đã không làm nên bất ngờ. Báo Đức Bild cho rằng, đảng Cộng hòa đứng trước nhiều cơ hội nhưng những gì đạt được là quá ít ỏi, theo Washington Post.
Video đang HOT
Trong vài tuần qua, các nhà quan sát ở châu Âu dự đoán đảng Cộng hòa có thể kiểm soát lưỡng viện một cách dễ dàng, tạo nền móng để ông Trump có thể tái xuất.
Leslie Vinjamuri, chuyên gia cấp cao tại Chatham House, một tổ chức tư vấn có trụ sở ở Anh, nói kết quả bầu cửa giữa kỳ ở Mỹ cho đến nay đã vượt quá mong đợi của châu Âu. “Châu Âu đã thực sự rất lo ngại về về sự trở lại của ông Trump”, bà Vinjamuri nói.
Đảng Cộng hòa được dự đoán sẽ kiểm soát Hạ viện với cách biệt không quá lớn. Ở Thượng viện, còn 3 bang chưa chính thức công bố kết quả và dù đảng nào giành chiến thắng, cách biệt nhiều nhất có thể chỉ là 1 ghế.
Khả năng ông Trump tái xuất năm 2024 bị đặt dấu hỏi sau cuộc bầu giữa kỳ.
“Thông qua các quyết sách quan trọng ở Thượng viện cần ít nhất 60/100 thượng nghị sĩ ủng hộ. Với cách biệt như hiện nay, đảng Cộng hòa dù có kiểm soát Thượng viện cũng rất khó tạo ra những sự thay đổi lớn”, Paul Haenle, nhà nghiên cứu tại Viện Đông Á ở Đại học Quốc gia Singapore, nói.
Hôm 9/11, trả lời họp báo tại nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ sự hài lòng khi đảng Dân chủ đã ngăn cản một “chiến thắng vang dội” được kỳ vọng từ đảng Cộng hòa.
“Cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua có thể gọi là một ngày tốt đẹp dành cho đảng Dân chủ và nước Mỹ. Người dân Mỹ đã có tiếng nói của riêng mình và nó cho thấy Dân chủ chính là chúng ta”, ông Biden nói, theo CNN. “Trong khi các phương tiện truyền thông và giới chuyên môn đưa ra dự đoán về một làn sóng đỏ khổng lồ, điều đó đã không xảy ra”.
Theo CNN, sự tự tin của ông Biden phản ánh tâm trạng nói chung của các đảng viên Dân chủ và cả bên trong Nhà Trắng.
“Trong khi đánh mất bất kỳ ghế nào trong Quốc hội đều khá đau đớn, đảng Dân chủ đã có một ngày bầu cử mạnh mẽ. Chúng tôi đã mất ít ghế ở Hạ viện hơn bất kỳ cuộc bầu cử giữa kỳ nào trong nhiệm kỳ của một vị Tổng thống đảng Dân chủ trong 40 năm trở lại đây”, ông Biden nói thêm.
Nga ngắt khí đốt, các ngành công nghiệp cốt lõi châu Ẩu bị tổn hại ra sao
Giá khí đốt tăng vọt 24% ngay sau khi Ba Lan, Bulgaria bị khoá van, các nhà sản xuất hoá chất, phân bón, kim loại của châu Âu sẽ hứng tổn thất nặng nề nhất.
Gazprom đã ngắt khí đốt cung cấp cho Ba Lan, Bulgaria và cảnh báo sắp tới sẽ thêm các quốc gia khác. Ảnh: TASS
Hãng tin Bloomberg cho rằng mất nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ gây thêm "nỗi đau" cho các ngành công nghiệp quan trọng của châu Âu và làm trầm trọng thêm triển vọng kinh tế vốn đã ảm đạm.
Tập đoàn Gazprom của Nga ngày 27/4 đã tạm dừng các dòng khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria, đồng thời cho biết sẽ khoá van cho đến khi các nước đồng ý thanh toán bằng đồng rúp (ruble). Động thái này đã khiến phần còn lại của châu Âu - đặc biệt là Đức - lo lắng họ sẽ là mục tiêu tiếp theo.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ không thể giải quyết được bất kỳ sự ngừng trệ nào đối với nguồn cung khí đốt từ Nga và thiệt hại về kinh tế sẽ rất "kịch tính". Đó là bình luận của đại diện tập đoàn năng lượng Đức Uniper SE vào cùng ngày 27/4.
Ngay cả khi Nga không mở rộng lệnh ngắt nguồn cung năng lượng sang các quốc gia khác, thì "đám cháy" đã lan tràn khắp lục địa. Giá xăng ở châu Âu đã tăng tới 24% trong ngày 27/4, gây thêm áp lực lên chi phí vào thời điểm lạm phát đang gia tăng và sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 đang bị đe dọa.
Bản đồ khí đốt Nga toả khắp châu Âu, với mức nhập khẩu khí đốt từ Nga giảm dần theo sắc độ màu vàng. Nguồn: Bloomberg
Châu Âu vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine. Đầu tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng khu vực đồng euro năm 2022 xuống 1,1 điểm phần trăm, còn 2,8%.
Dưới đây là một số công ty trụ cột của các ngành công nghiệp châu Âu chịu ảnh hưởng nhất cũng như tác động đến các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng - theo đánh giá của Bloomberg.
BASF SE (Đức) - ngành hoá chất
Người khổng lồ hóa chất của Đức dựa vào nguồn khí đốt của Nga để sản xuất các hợp chất khối xây dựng cho ngành công nghiệp ô tô, dược phẩm và nông nghiệp của cường quốc này. Cho đến nay, BASF SE đang vượt qua cuộc khủng hoảng bằng cách tăng giá, nhưng sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt lớn có thể khiến họ phải ngừng sản xuất các hóa chất tiên tiến hơn, như bọt polyurethane cho các tấm nhựa, vô lăng và ghế ngồi trên các xe hơi do BMW, Mercedes-Benz và Volkswagen sản xuất.
YARA International ASA (Na Uy) - phân bón
Nhà sản xuất phân bón Na Uy đã cắt giảm sản lượng amoniac và urê tại các cơ sở ở châu Âu xuống dưới một nửa công suất, và các nhà sản xuất khác trong ngành cũng thực hiện các bước tương tự. Khí đốt tự nhiên được sử dụng làm nguyên liệu cho phân bón nitơ, thường chiếm khoảng 80% chi phí của nhà sản xuất.
Hầu như mọi loại cây trồng chính trên thế giới đều phụ thuộc vào các nguyên liệu đầu vào như nitơ, và nếu không có nguồn cung cấp ổn định, người nông dân sẽ gặp khó khăn hơn khi trồng mọi thứ từ cà phê đến gạo và đậu nành. Sự thiếu hụt trong ngành phân bón đã khiến giá lương thực tăng vọt. Chỉ số lương thực của Liên hợp quốc đã tăng 20% trong năm nay lên mức cao kỷ lục.
Aluminium Dunkerque Industries France (Pháp) - luyện nhôm
Nhà máy luyện nhôm lớn nhất châu Âu đã lên kế hoạch tăng cường sản lượng bị cắt giảm sau khi viện trợ của chính phủ Pháp giúp bù đắp phần lớn sự tăng vọt của giá năng lượng. Nhưng công ty đã phải đóng băng ý tưởng đó sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, và tình trạng giá tăng vọt còn làm mờ triển vọng thêm nữa.
Một số nhà máy luyện nhôm và nhà máy thép sử dụng lò điện hồ quang - một trong những ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất - đã buộc phải cắt giảm sản lượng hoặc hoạt động không liên tục để tránh những thời điểm chi phí điện đắt nhất trong ngày.
Tập đoàn nhôm Trimet Aluminium của Đức cho biết, hoạt động sản xuất kim loại đã không còn đảm bảo tính kinh tế. Công ty này đã cắt giảm 1/3 sản lượng vào tháng 10 năm ngoái tại 3 trong số 5 lò luyện ở Đức. Sau đó vào tháng trước, họ phải giảm một nửa sản lượng tại một nhà máy ở Essen, một lần nữa do áp lực chi phí.
Acerinox (Tây Ban Nha) - sản xuất thép
Các nhà sản xuất thép trên khắp châu Âu đã cắt giảm sản lượng trước đợt tăng giá gần đây nhất. Acerinox phải đình chỉ hoạt động tại một số cơ sở trên khắp Tây Ban Nha từ hơn một tháng trước. Công ty đã phải cho 1.800 nhân viên tạm nghỉ làm không lương.
Thêm một quốc gia EU từ chối thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp Sau Ba Lan và Bulgaria, Phần Lan cũng đã từ chối thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Các phương tiện truyền thông địa phương hôm 27/4 đưa tin, Phần Lan đã từ chối kế hoạch thanh toán khí đốt bằng đồng rúp của Nga. Nga yêu cầu các quốc gia không thân thiện thanh toán khí đốt bằng đồng rúp....