Châu Âu thay đổi hẳn ưu tiên chi tiêu ngân sách vì xung đột Nga-Ukraine

Theo dõi VGT trên

Chi tiêu ngân sách thể hiện rõ nhất các ưu tiên của một quốc gia, phản ánh các giá trị của quốc gia đó.

Tới nay, cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi hẳn những điều này.

Là tướng về hưu trước khi được bầu làm thủ tướng Romania 4 tháng trước, ông Nicolae Ciuca cũng không hình dung ra việc phải chi hàng triệu USD để sản xuất khẩn cấp viên iốt dùng để ngăn chặn chất độc phóng xạ trong trường hợp xảy ra vụ nổ hạt nhân, hoặc để tăng chi tiêu quân sự 25% chỉ trong một năm.

Ông Ciuca nói: “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chúng tôi cần phải quay trở lại Chiến tranh Lạnh và lại phải nghĩ tới viên iốt kali. Chúng tôi không bao giờ nghĩ tới loại chiến tranh này trong thế kỷ 21″.

Trên khắp Liên minh châu Âu (EU) và Anh, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đang định hình lại các ưu tiên chi tiêu và buộc các chính phủ phải chuẩn bị cho các mối đe dọa tưởng như đã qua từ lâu: từ làn sóng người tị nạn châu Âu đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Kết quả là các nước phải thay đổi ngân sách đột ngột: tăng chi tiêu cho quân sự, các lĩnh vực thiết yếu như nông nghiệp và năng lượng, hỗ trợ nhân đạo; có thể giảm chi tiêu cho giáo dục và các dịch vụ xã hội.

Chi tiêu quân sự tăng mạnh

Châu Âu thay đổi hẳn ưu tiên chi tiêu ngân sách vì xung đột Nga-Ukraine - Hình 1
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 21/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Thay đổi đáng kể nhất là trong chi tiêu quân sự. Trong đó, Đức thay đổi mạnh nhất. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết sẽ tăng chi tiêu quân sự ở mức tương đương hơn 2% GDP. Đây là mức mà Đức chưa đạt được trong hơn ba thập kỷ qua. Cam kết của Đức có kế hoạch bơm ngay 100 tỷ euro vào các lực lượng vũ trang.

Cam kết này là bước ngoặt đối với Đức – quốc gia đã tìm cách từ bỏ lập trường quân sự đã góp phần gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc.

Trong tháng này, EU đã đồng ý tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng và đầu tư thêm vào các năng lực cần thiết để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ.

Video đang HOT

Một báo cáo của Quốc hội Pháp được công bố vào tháng 2 kết luận rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn như ở Ukraine, Pháp sẽ cần thêm 44 tỷ đến 66 tỷ USD trong 12 năm để củng cố bộ máy quân sự. Tổng thống Emmanuel Macron đã cam kết tăng mạnh chi tiêu quân sự nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới. Chi tiêu quân sự của Pháp đã là 45 tỷ USD, hơn 10% tổng ngân sách của chính phủ.

Ông Kaja Kallas, Thủ tướng Estonia, đã viết trong một bài báo đăng trên tờ The New York Times rằng: “Năm nay, chúng tôi sẽ chi 2,3% GDP; trong những năm tới, con số đó sẽ tăng lên 2,5%”.

Bỉ, Italy, Ba Lan, Latvia, Litva, Na Uy và Thụy Điển cũng đã thông báo tăng ngân sách quốc phòng.

Tăng chi cho năng lượng, lương thực

Tư duy thời chiến cũng đã lan rộng sang các lĩnh vực ngoài quốc phòng. Khi giá dầu, thức ăn chăn nuôi và phân bón tăng cao, Ireland đã đưa ra chương trình “canh tác thời chiến” để tăng sản lượng ngũ cốc, đồng thời thành lập Ủy ban An ninh Lương thực và Thức ăn gia súc quốc gia để quản lý các mối đe dọa đối với nguồn cung lương thực.

Cứ trồng thêm một loại cây ngũ cốc trên diện tích 100 mẫu, nông dân sẽ được trả tới 400 euro. Trồng cây bổ sung protein như đậu sẽ được nhận khoản trợ cấp 300 euro.

Bộ trưởng Nông nghiệp Ireland Charlie McConalogue cho biết: “Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến chuỗi cung ứng của chúng tôi chịu áp lực rất lớn”.

Nga là nhà cung cấp lúa mì lớn nhất thế giới và Ukraine chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu.

Tây Ban Nha đã cạn kiệt nguồn cung ngô, dầu hướng dương và một số sản phẩm khác cũng có nguồn gốc từ Nga và Ukraine.

Bộ trưởng Nông nghiệp Tây Ban Nha Luis Planas nói trước một ủy ban quốc hội: “Chúng tôi có sẵn hàng, nhưng chúng tôi cần mua hàng ở các nước thứ ba”.

Ông Planas đã yêu cầu Ủy ban châu Âu nới lỏng một số quy định về nhập khẩu nông sản của Mỹ Latinh (như ngô biến đổi gien làm thức ăn gia súc từ Argentina) để bù đắp thiếu hụt nguồn cung.

Châu Âu thay đổi hẳn ưu tiên chi tiêu ngân sách vì xung đột Nga-Ukraine - Hình 2
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm bán xăng ở Paris, Pháp ngày 17/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá năng lượng cao bất thường cũng đã gây áp lực lớn lên các chính phủ, buộc họ phải cân nhắc cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc trợ cấp để giảm gánh nặng cho các gia đình không có đủ tiền mua khí đốt sưởi ấm nhà hoặc đổ xăng.

Ireland giảm thuế xăng dầu, đồng thời thông qua khoản tín dụng năng lượng và khoản thanh toán một lần cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Đức đã công bố giảm thuế và trợ cấp năng lượng 330 USD cho mỗi người và tổng số tiền này sẽ ngốn khoản ngân sách là 17,5 tỷ USD.

Ở Tây Ban Nha, chính phủ đã đồng ý giảm chi phí xăng dầu để đối phó với các cuộc đình công kéo dài nhiều ngày đang khiến các siêu thị thiếu hàng hóa.

Ở Anh, cắt giảm thuế nhiên liệu và hỗ trợ các hộ gia đình nghèo sẽ tiêu tốn 3,2 tỷ USD. Chi tiêu ngân sách ở Anh đã thay đổi so với hồi tháng 10/2021. Khi đó, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak dự định tăng chi tiêu mạnh cho lĩnh vực giáo dục, y tế và đào tạo việc làm.

Người dân hoan nghênh chính phủ giảm thuế năng lượng, nhưng nguồn thu ngân sách giảm càng gây áp lực lớn hơn đối với các chính phủ có mức nợ cao kỷ lục.

Ông Lucrezia Reichlin, Giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh London, cho biết: “Vấn đề là một số quốc gia có một lượng nợ khá lớn. Ở Italy và Pháp, con số này tương đương hơn 100% tổng sản phẩm quốc nội”. Theo các quy tắc của EU trước đại dịch COVID-19, giới hạn nợ chính phủ chỉ được phép ở mức tương đương 60% GDP.

Trong khi đó, nhu cầu về ngân sách ngày càng tăng. Các nhà lãnh đạo EU cho biết tiền dành cho các khoản chi tiêu mới liên quan quốc phòng và năng lượng có thể lên tới 2,2 nghìn tỷ USD.

Đối với Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, chi phí là rất lớn. Chính phủ Đức cam kết chi 1,7 tỷ USD để mua thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng và đang đầu tư nhiều vào xây dựng một trạm khí hóa lỏng và thuê một số trạm để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu Nga. Đồng thời, Chính phủ Đức đã đồng ý giữ lại các nhà máy nhiệt điện than để đề phòng, ngay cả khi họ đã dành gần 220 tỷ USD trong 4 năm tới để chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Châu Âu thay đổi hẳn ưu tiên chi tiêu ngân sách vì xung đột Nga-Ukraine - Hình 3
Người tị nạn Ukraine. Ảnh: New York Times

Tiếp đó là khoản chi phí viện trợ nhân đạo để ổn định cuộc sống mới cho 3,7 triệu người tị nạn từ Ukraine đã tràn qua biên giới. Các chi phí dự tính về nhà ở, đi lại, thức ăn và xử lý thủ tục cho dòng người tị nạn đã lên tới 30 tỷ USD chỉ trong năm đầu tiên.

Một số quốc gia như Ba Lan và Romania thậm chí còn mở rộng các dịch vụ giáo dục, y tế và xã hội cho những người tị nạn như công dân nước mình.

Phó Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến thăm Pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng

Ngày 9/11, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đặt chân tới Paris, bắt đầu sứ mệnh hàn gắn mối quan hệ với Pháp sau khi xảy ra bất đồng giữa hai quốc gia đồng minh này liên quan việc Australia hủy bỏ hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp.

Phó Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến thăm Pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng - Hình 1
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 4 ngày, Phó Tổng thống Harris sẽ có cuộc hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 10/11. Trong đó, bà Harris sẽ đề cập đến loạt đề xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden, như việc Mỹ hỗ trợ lực lượng Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố tại khu vực Sahel hay kế hoạch tăng cường năng lực phòng thủ cho các nước châu Âu.

Ngoài ra, Phó Tổng thống Mỹ cũng sẽ tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Paris vào ngày 12/11 cùng nhiều lãnh đạo thế giới. Nội dung của sự kiện này xoay quanh sự hồi phục sau đại dịch COVID-19.

Theo kế hoạch, trước khi trở về Washington, bà Harris cũng tham gia Hội nghị đa phương về Libya vào ngày 13/11 nhằm thúc đẩy cuộc bầu cử hòa bình tại nước này, qua đó giúp giảm thiểu dòng người di cư đổ tới châu Âu. Bên cạnh đó, Phó Tổng thống Mỹ sẽ tham dự lễ tưởng niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

Đây cũng là chuyến công du nước ngoài thứ ba của bà Harris trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ.

Phát biểu với phóng viên trước chuyến thăm, một quan chức Mỹ khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Mỹ và Pháp, cũng như mối quan xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và các nước châu Âu và đây cũng là nội dung mà Tổng thống Joe Biden, khi còn là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, đã nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tháng 9 vừa qua, Anh, Australia và Mỹ đã quyết định thành lập liên minh an ninh ba bên (AUKUS), dẫn tới việc Canberra hủy hợp đồng mua tàu ngầm đã ký với Pháp trị giá nhiều chục tỷ USD. Thay vào đó, nước này sẽ mua ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sử dụng công nghệ của Mỹ và Anh. Pháp đã phản ứng khá gay gắt, gọi đây là "nhát dao đâm sau lưng" và triệu hồi đại sứ của mình tại Washington và Canberra về nước.

Gần đây, Mỹ liên tục có các động thái nhằm hàn gắn quan hệ với Pháp, trong đó có chuyến thăm Paris của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Macron bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rome, Italy.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?
07:50:23 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: tốn kém, sít sao nhưng rồi nhanh ngã ngũ

09:09:16 08/11/2024
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 từ chỗ tốn kém nhất, sít sao và nhiều bước ngoặt nhất đã ngã ngũ một cách nhanh chóng.

Vì sao bà Harris thất bại trước ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?

09:02:30 08/11/2024
Một số chuyên gia đã nêu bật những trở ngại chính góp phần vào lý do Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thua trước cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2024.

Israel thỏa thuận mua hàng chục tiêm kích F-15IA từ viện trợ quân sự của Mỹ

08:58:40 08/11/2024
Trong thỏa thuận trị giá 5,2 tỉ USD có 25 tiêm kích F-15IA với lựa chọn mua thêm 25 chiếc nữa, toàn bộ được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm tích hợp công nghệ tiên tiến của Israel.

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga

08:56:37 08/11/2024
Cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tại nước Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự phát triển vũ bão công nghiệp, xã hội và văn hoá mà những thành tựu của nó được dành cho tất cả mọi nguời trong xã hội thụ hưởng.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm bà Susie Wiles làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng

08:54:57 08/11/2024
Chánh Văn phòng Nhà Trắng là vị trí đầu tiên trong chính quyền mới được Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố. Đây là vị trí bổ nhiệm không cần sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ.

Philippines đối phó bão Yinxing

08:49:43 08/11/2024
Với sức gió mạnh nhất lên tới 175 km/giờ, bão Yinxing có thể đổ bộ vào miền bắc Philippines vào cuối ngày hoặc sáng sớm mai 8.11, theo AFP dẫn lại thông báo từ cơ quan thời tiết nhà nước Philippines.

Đa số nghị sĩ Quốc hội Đức ủng hộ nghị quyết chống chủ nghĩa bài Do Thái

08:29:32 08/11/2024
Trong trường hợp có hành vi bài Do Thái ở trường học và trường đại học ở Đức, nghị quyết kêu gọi loại bỏ những người để xảy ra tình trạng này hoặc thậm chí đuổi việc họ.

Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ

08:27:32 08/11/2024
Nhân vật này nói thêm rằng sự thay đổi lãnh đạo ở Mỹ hay áp lực quân sự đều không thể thay đổi lập trường của nhóm này về vấn đề Palestine.

Phi hành gia nhập viện sau khi về trái đất hiện ra sao?

08:19:55 08/11/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã cập nhật tình hình của phi hành gia nhập viện sau khi từ Trạm không gian quốc tế (ISS) hồi cuối tháng trước.

Ai sẽ làm bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao dưới thời 'Trump 2.0'?

08:07:26 08/11/2024
Nhiều tên tuổi nổi bật trong cuộc đua giữ những chức vụ hàng đầu trong chính quyền nhiệm kỳ mới mà ông Donald Trump sẽ cầm quyền sau khi được dự phóng đắc cử.

Chuyện gì đang xảy ra ở chính trường Đức?

08:02:55 08/11/2024
Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa cách chức bộ trưởng Tài chính, báo hiệu sự sụp đổ của liên minh chính phủ đương nhiệm.

Công tố viên đặc biệt có động thái mới về hai vụ kiện chống ông Trump

07:58:03 08/11/2024
Chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 không chỉ đưa ông trở lại Nhà Trắng mà còn giúp ông thoát khỏi các cuộc chiến pháp lý, theo AFP.

Có thể bạn quan tâm

Kỳ Duyên bị Thái - Mexico hợp lực "đá" khỏi Top 5, Kim Duyên nói điều sốc

Sao việt

10:31:32 08/11/2024
Sau khi có chiến thắng đầu tiên tại Miss Universe 2024 và gây chú ý với khả năng nói tiếng Anh trôi chảy, Kỳ Duyên bất ngờ bị tụt 21 bậc trong BXH đặc biệt. Thái Lan hạ cánh vị trí ngỡ ngàng.

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ

Pháp luật

10:15:52 08/11/2024
Ngày 8/11, cơ quan CSĐT Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết đang tạm giữ hình sự Phạm Minh Tiến (SN 2008, ngụ phường 2, TP Sóc Trăng) về hành vi cố ý gây thương tích.

Bản viết tay bài tập về nhà thời đại học của tỷ phú Elon Musk bị đào lại

Netizen

10:13:00 08/11/2024
Mới đây, loạt ảnh về bài tập về nhà môn Vật lý với điểm tuyệt đối 5/5 của CEO Tesla Elon Musk được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Được biết, những hình ảnh được một người dùng tên Dima Zeniuk chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là...

Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu

Sao châu á

10:06:53 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ 163 đưa tin hình ảnh Triệu Lộ Tư với biểu cảm lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng , có thái độ lồi lõm với bạn diễn Lưu Vũ Ninh được chia sẻ rầm rộ trên MXH Weibo.

Gái trẻ đôi mươi lấy chồng già 84 tuổi, ai nghe cũng mỉa mai vì danh lợi nhưng khi biết nguyên nhân đều xót thương

Góc tâm tình

10:06:50 08/11/2024
Em kết hôn được hơn một năm thì chồng qua đời. Đối với em, đây là một giải thoát, nhưng cũng là một nỗi buồn. Chào mọi người, em năm nay 25 tuổi.

Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?

Sức khỏe

10:06:34 08/11/2024
Tất cả các loại trà xanh đều có những lợi ích riêng. Tuy nhiên, matcha và sencha được coi là hai loại trà tốt nhất cho việc giảm cân nhờ hàm lượng catechin cao, giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa.

Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh

Tin nổi bật

10:00:02 08/11/2024
Không được cấp phép, không chứng chỉ hành nghề, nhưng ông Phùng Văn Tuyển ở khu Vành Kiệu 2, phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tự khám, chữa bệnh tại gia. Người này tự nhận có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo.

5 thói quen hàng ngày giúp trẻ trung hơn tuổi

Làm đẹp

09:38:53 08/11/2024
Giữ cho làn da sạch sẽ là điều khá quan trọng để có được vẻ tươi trẻ rạng rỡ. Hãy tạo thói quen rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày - một lần vào buổi sáng, một lần trước khi đi ngủ và khi cần thiết như sau khi đổ mồ hôi.

Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh thổi bùng lễ khai mạc LHP QT Hà Nội có 800 nghệ sĩ dự

Nhạc việt

09:29:14 08/11/2024
Hai ca khúc đình đám từ phim La La Land và The Greatest Showman trở thành điểm nhấn ấn tượng trong đêm khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội tối 7/11 bên cạnh tiếng hát của Mỹ Linh.

Dự đoán ngày mới 8/11/2024 cho 12 con giáp: Mão gây họa thị phi

Trắc nghiệm

09:26:17 08/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 8/11/2024, tử vi ngày mới nhận định Mão cần đặc biệt chú ý đến cách cư xử và lời ăn tiếng nói.

ĐTCL mùa 12: 3 đội hình được Riot buff "tới nóc" giúp game thủ leo hạng thần tốc cuối mùa

Mọt game

09:11:47 08/11/2024
Sau một loạt đợt chỉnh sửa có lợi đối với cả Syndra lẫn hệ Hóa Hình, đội hình này đã trở lại đầy mạnh mẽ tại bản 14.22 của ĐTCL mùa 12.