Châu Âu thận trọng khi Tổng thống Biden rút khỏi cuộc đua tái tranh cử
Các chính phủ châu Âu đang phản ứng thận trọng trước quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden rút lui khỏi cuộc đua tái cử năm 2024.
Trong khi một số nhà lãnh đạo ca ngợi đây là “quyết định dũng cảm”, sự bất ổn chính trị gây lo ngại cho nhiều quốc gia.
Tin tức về quyết định của Tổng thống Biden đã thu hút sự chú ý trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao EU ở Brussels ngày 22/7. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Đài phát thanh quốc tế Deutsche Welle (Đức), các chính phủ châu Âu đang phản ứng một cách thận trọng trước quyết định rút lui khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 của Joe Biden. Trong khi một số nhà lãnh đạo ca ngợi đây là “quyết định dũng cảm”, thì sự bất ổn chính trị đã khiến nhiều người lo ngại.
Tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao từ 27 quốc gia EU ở Brussels ngày 22/7, nhiều người tập trung vào các vấn đề chính thức như cuộc xung đột ở Ukraine và tình hình chiến sự giữa Israel và Hamas. Tuy nhiên, tin tức về quyết định của Tổng thống Biden ở Mỹ đã thu hút sự chú ý và phần lớn phản ứng đều thận trọng.
Với Đức, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Annalena Baerbock bày tỏ sự tôn trọng đối với quyết định của Tổng thống Biden, cho rằng ông đã đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân. Bà Baerbock ca ngợi những thành tựu của Tổng thống Biden trong việc duy trì sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với nhiều thách thức.
Video đang HOT
Tại Luxembourg, Xavier Bettel, Bộ trưởng Ngoại giao và cựu Thủ tướng nước này, nhấn mạnh rằng cần có lòng can đảm để một chính trị gia thừa nhận không còn khả năng tiếp tục công việc và quyết định rút lui vì lợi ích quốc gia và của đảng.
Với Bỉ, Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm Hadja Lahbib đã chúc mừng bà Kamala Harris, người mà Tổng thống Biden ủng hộ kế nhiệm cuộc đua. Nhưng trong một động thái ngầm ám chỉ tâm lý bất an của nhiều nước châu Âu về viễn cảnh cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, Ngoại trưởng Labhib cho biết: “Việc Tổng thống Biden rút lui không có nghĩa là ông Trump sẽ chiến thắng”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne phát biểu với các phóng viên rằng bất kỳ ai nắm quyền lãnh đạo ở Mỹ, châu Âu cũng sẽ “tiếp tục bảo vệ lợi ích của mình”.
Các quan chức châu Âu khác như Bộ trưởng Ngoại giao Latvia và Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, giữ thái độ thận trọng hơn. Họ nhấn mạnh rằng việc ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ vào năm 2025 là quyết định của cử tri Mỹ và không muốn can thiệp vào vấn đề này.
Mỹ và Israel tiếp tục mâu thuẫn về chiến dịch tấn công Rafah
Thủ tướng Israel tuyên bố "không thế lực nào có thể chặn chiến dịch tấn công Rafah", bất chấp cảnh báo từ Mỹ rằng sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (thứ 2, phải) chủ trì phiên họp nội các tại Tel Aviv. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh CNN ngày 9/4 dẫn lời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố không thế lực nào trên thế giới có thể ngăn cản quân đội Israel tiến vào Rafah ở phía Nam Gaza để tiêu diệt các lực lượng Hamas ở đó.
Phát biểu tại một sự kiện tuyển quân tại một căn cứ quân sự, ông Netanyahu nêu rõ: "Chúng tôi sẽ hoàn tất việc tiêu diệt các tiểu đoàn Hamas, bao gồm cả ở Rafah. Không có lực lượng nào trên thế giới có thể ngăn cản chúng tôi. Nhiều thế lực đang tìm cách làm điều này, nhưng điều đó sẽ không giúp ích gì".
Đầu tuần này, ông Netanyahu cho biết đã ấn định thời điểm thực hiện chiến dịch quân sự ở Rafah nhưng không thông báo thông tin chi tiết.
Theo Thủ tướng Netanyahu, Israel có 3 mục tiêu với chiến dịch này: Thứ nhất, giải thoát con tin. Thứ hai, loại bỏ Hamas. Thứ ba, đảm bảo rằng Gaza không còn là mối đe dọa với Israel.
Phản ứng về vấn đề trên, Mỹ cho rằng Israel không có kế hoạch đáng tin cậy cho Rafah, tờ Jerusalem Post cùng ngày đưa tin.
Cụ thể, Mỹ phản đối cuộc tấn công trên bộ vào Rafah vì lo ngại sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo. Phát biểu với các phóng viên, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói: "Tôi chưa thấy một kế hoạch đáng tin cậy và khả thi nào để di chuyển người dân cũng như chưa có bất kỳ chi tiết nào về cách Israel không chỉ cung cấp thức ăn cho các gia đình và cung cấp thuốc men cho những thường dân Palestine vô tội".
Ông phát biểu khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) mua 40.000 lều bạt để làm nơi ở cho thường dân Palestine, những người cần sơ tán khỏi khu vực Rafah, nếu IDF tiến hành chiến dịch tiêu diệt các tiểu đoàn Hamas ở khu vực phía nam Gaza.
"Mỹ cho rằng cách tốt nhất không phải là tấn công trên bộ quy mô lớn vào Rafah, nơi có 1,3 triệu người trở lên đang trú ẩn. Có nhiều cách tốt hơn để truy lùng Hamas ở Rafah", ông Sullivan tuyên bố.
Ông cũng chỉ trích Israel vì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn cần thiết liên quan đến việc cung cấp và phân phối viện trợ nhân đạo, đồng thời cảnh báo: "Nếu chính sách của Israel không thay đổi một cách bền vững và theo hướng đó, chính sách của chúng tôi sẽ thay đổi".
Thông điệp của ông Sullivan dành cho Israel cũng chính là thông điệp mà Tổng thống Biden đã gửi tới Thủ tướng Netanyahu trong cuộc điện đàm vào tuần trước.
Nhà lãnh đạo Israel đang chịu áp lực phải thay đổi chiến thuật ở Gaza từ đồng minh chủ chốt là Mỹ, quốc gia có nguồn cung cấp vũ khí rất quan trọng cho Israel. Trước áp lực đó, Israel đã thực hiện các bước để cải thiện tình hình khi cho 468 xe tải chở hàng viện trợ vào Gaza hôm 9/4. Họ cũng tuyên bố sẽ mở cửa khẩu Erez để viện trợ và cho phép dỡ hàng hóa tới Gaza tại cảng Ashdod gần đó.
Thủ tướng Israel vẫn muốn tấn công Rafah bất chấp 'ranh giới đỏ' của Mỹ Bất chấp cảnh báo của Tổng thống Mỹ rằng Israel tấn công Rafah sẽ là một "ranh giới đỏ", Thủ tướng Benjamin Netanyahu khẳng định ưu tiên ngăn chặn cuộc tấn công như cuộc đột kích của Hamas ngày 7/10/2023. Binh sĩ Israel tham gia chiến dịch quân sự tại thành phố Khan Yunis, miền Nam Dải Gaza, ngày 28/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Gia đình xin về lo hậu sự, bệnh nhân bất ngờ có phản xạ và hồi sinh

Lý do máy bay quân sự Y-20 Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tại Ai Cập khiến Mỹ lo ngại

Ukraine - Mỹ đạt tiến triển đáng kể về thỏa thuận khoáng sản

Ngoại trưởng và Đặc phái viên Mỹ đến châu Âu đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

Sức ép từ nhiều phía có đủ khiến Hezbollah hạ vũ khí?

Bốn người bị bắt giữ vì dùng AI tạo ảnh khiêu dâm để kiếm lợi

Ông Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới

Đan Mạch sắp đưa quân nhân đến Ukraine huấn luyện, Nga cảnh báo đanh thép

Nga siết gọng kìm Kursk, tăng tốc đánh bật Ukraine khỏi pháo đài cuối cùng

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa sau lệnh siết xuất khẩu chip sang Trung Quốc

TASS: Cựu Thống đốc vùng Kursk của Nga bị bắt giữ

Bloomberg: Trung Quốc muốn tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

3 phim 18+ cực hay của "kỹ nữ" đẹp nhất Hàn Quốc: Đừng xem thích đấy!
Phim châu á
13:14:43 17/04/2025
IU không tỉa lông mày để đóng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
13:10:14 17/04/2025
Nữ diễn viên hạng A bỏ chồng giàu sau khi bị phũ cho 2 câu như "tát nước vào mặt"
Sao châu á
13:08:16 17/04/2025
Sao nữ Vbiz chính thức lên tiếng về tin "toang" với người yêu đồng giới sau 7 năm yêu
Sao việt
13:04:08 17/04/2025
Nhiều xe BMW bị thu hồi vì nguy cơ cháy nổ
Ôtô
13:01:32 17/04/2025
Danh sách tên hàng vạn hộp thuốc giả được bán khắp thị trường
Pháp luật
12:51:26 17/04/2025
Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng
Tin nổi bật
12:46:02 17/04/2025
Điện thoại Android sẽ tự khởi động lại nếu bị 'bỏ quên' 72 tiếng
Thế giới số
12:42:53 17/04/2025
Arteta gọi cho Guardiola trước trận đại thắng Real Madrid
Sao thể thao
12:31:13 17/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 17: Công an đến tận nhà tìm, em dâu ông Nhân quyết phá đến cùng?
Phim việt
12:29:53 17/04/2025