Châu Âu sẽ trừng phạt người coi cơ thể phụ nữ như món hàng
Nghị viện châu Âu hôm qua phê chuẩn luật trừng phạt khách mua dâm để bảo vệ phụ nữ trước những nguy cơ tiềm ẩn trong ngành công nghiệp tình dục.
Với 343 phiếu thuận, 139 phiếu chống và 105 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu thông qua luật mại dâm mới nhằm hình sự hóa tội mua dâm, Euro News đưa tin.
Mary Honeyball, người đại diện cho thành phố London trong Nghị viện châu Âu, là người đề xuất luật mới.
“Luật này sẽ trừng phạt những người coi cơ thể phụ nữ như món hàng, chứ không nhằm vào những người hành nghề mại dâm”, Mary phát biểu.
Ảnh minh họa: blogspot.com
Theo bà Mary, quyết định của Nghị viện châu Âu là tín hiệu cho thấy người dân của cựu lục địa không muốn tiếp tục làm ngơ trước tình trạng lạm dụng phụ nữ.
“Nhiều người nghĩ mại dâm là nghề cổ xưa nhất trên thế giới. Vì thế một bộ phận dư luận nghĩ rằng chúng ta nên coi mại dâm là một phần tất yếu của cuộc sống và việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý nó tốt hơn. Kiểu tư duy đó chỉ khiến mại dâm phát triển hơn, khiến mua dâm trở thành việc bình thường và khiến mức độ bất bình đẳng trong công nghiệp tình dục tăng”, Mary nói với International Business Times.
Trước khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu, bà Belinda Brooks-Gordon, một chuyên gia về luật mại dâm, cảnh báo rằng luật có thể khuyến khích bọn buôn người hoạt động mạnh hơn.
“Sau này cảnh sát sẽ chỉ nhằm vào khách mua dâm thay vì theo đuổi những vụ phạm tội nguy hiểm hơn trong lĩnh vực mại dâm. Đó là một vấn đề nghiêm trọng”, Belinda lập luận.
Một số nước châu Âu – bao gồm Đan Mạch và Thụy Điển – đã thực thi việc trừng phạt khách mua dâm. Tại Pháp, cảnh sát có thể phạt 1.500 euro đối với những người trả tiền để mua dâm lần đầu tiên. Nếu tái phạm, mức phạt sẽ tăng lên 3.000 euro trong lần thứ hai.
Video đang HOT
Theo Zing
"Tấm khiên" Cam Ranh và "ngọn giáo" tàu ngầm Kilo
Bản thân Vịnh Cam Ranh có một vị trí chiến lược tuyệt vời, kết hợp với khả năng tác chiến linh hoạt của tàu ngầm Kilo, Việt Nam sẽ có đầy đủ "tấm khiên và ngọn giáo" để bảo vệ vững chắc chủ quyền.
Lịch sử của viên ngọc quý Đông Nam Á
Vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược mà bao cường quốc quân sự từng đặt chân tới Việt Nam đều nhìn thấy và sử dụng Cam Ranh như một quân cảng chiến lược.
Vào đầu thế kỷ 20, Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Đế quốc Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905. Khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Chiến tranh thế giới lần hai thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942. Thời điểm thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, quân cảng này là căn cứ hải quân lớn nhất của Pháp ở Đông Dương.
Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao
Sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa phe Chủ nghĩa xã hội (đứng đầu là Liên Xô) và phe tư bản chủ nghĩa (đứng đầu là Mỹ). Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm.
Sau khi Liên Xô tan vỡ, chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, hoạt động tình báo. Sau đó, khi không thể điều đình với Việt Nam về việc giảm giá thuê quân cảng này, đến ngày 2/5/2002, lá cờ Nga hạ xuống khỏi căn cứ Cam Ranh, đánh dấu kết thúc việc sử dụng Cam Ranh như một căn cứ quân sự của nước ngoài.
Từ đó đến nay, chủ trương của Việt Nam là xây dựng Cam Ranh mang định hướng dân sự, việc phát triển quân cảng Cam Ranh luôn đồng nhất với đường lối ngoại giao của đất nước: không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Việt Nam cũng không có chủ trương hợp tác với nước lớn làm phương hại đến quan hệ với nước lớn khác. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ trong các hoạt động đối ngoại, đa phương, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế.
Cam Ranh, tháng 8 năm 1965.
Tấm khiên và ngọn giáo của Việt Nam
Có thể nói, với vị trí địa lý của Cam Ranh, Việt Nam đang sở hữu trong tay một tấm khiên vững chắc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như quốc gia.
Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu được đánh giá tốt nhất Đông Nam Á. Giới chuyên gia quân sự của Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản... đã từng đánh giá, nếu có được Cam Ranh thì có thể kiểm soát Biển Đông, hiện diện dễ dàng tại Biển Hoa Đông, bao quát được Thái Bình Dương, và thậm chí kiểm soát được cả tuyến đường vận tải biển quan trọng bậc nhất thế giới kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bởi lẽ cách cảng Cam Ranh không xa là eo biển Luzon và eo biển Malacca.
Tuy nhiên, đó là tư tưởng quân sự của các nước lớn, những người đi chinh phạt, nhưng với Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé, ưa chuộng hòa bình, và thường xuyên chịu sự xâm phạm của những nước lớn hơn trong lịch sử đã hiểu rõ một điều, chúng ta đang có một viên ngọc quý trong tay, một chỗ đặt chân để bao quát cả đại dương. Tuy nhiên, nếu tấn công thì dễ dàng, nhưng để biến thế công thành thủ thì không phải một điều đơn giản.
Sơ đồ đội tàu ngầm trinh sát hỏa lực. Dựa vào vị trí chiến lược của Cam Ranh, tàu ngầm Việt Nam dễ dàng chiếm vị trí thuận lợi hơn đối phương trên mặt trận biển
Quay trở lại với việc Việt Nam sắp đón nhận chiếc tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội trong hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc mà Việt Nam mua của Nga. Và căn cứ tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam cũng được đặt ở quân cảng Cam Ranh. Có thể nói, Kilo chính là chiếc chìa khóa để biến thế công thành thủ cho quân cảng này.
Tàu ngầm là lực lượng thường trực chiến đấu, khi kẻ thù xâm phạm chủ quyền, các đơn vị tàu ngầm phải tiến hành những đòn tấn công bí mật, bất ngờ và quyết liệt, bẻ gẫy ý đồ chiến tranh, ý chí xâm lược của kẻ thù.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các đơn vị tàu ngầm là phục kích, tập kích các cụm chiến hạm nổi của đối phương, gây tổn thất nặng nề lực lượng địch, tạo điều kiện cho không quân, hải quân mặt nước chiến đấu tiến hành các chiến dịch bao vây, tiêu diệt địch.
Tàu Kilo nổi danh với khả năng ẩn nấp xuất quỷ nhập thần, có phạm vi hoạt động dưới nước lên tới 7.500 hải lý, kết hợp với vị trí địa lý chiến lược của Cam Ranh, có thể nói, Kilo hoàn toàn có thể chủ động làm chủ những tuyến hàng hải huyết mạch, những cửa ngõ để tiến vào vùng biển của Việt Nam, như những mắt thần trên vùng biển xa.
Tàu ngầm triển khai trận địa thủy lôi thông minh
Ngoài ra, Kilo Việt Nam được trang bị hệ thống radar, sonar điện tử thông minh, có khả năng phát hiện, cảnh báo sớm tàu chiến địch, cũng như khả năng gây nhiễu. Đồng thời, hệ thống vũ khí của Kilo như tên lửa hành trình Club-S, ngư lôi... đủ sức để trấn áp đối phương, chưa kể tới sự kết hợp của hệ thống tên lửa đất đối không, đất đối hải trên bờ, và khả năng tác chiến nhanh chóng của dàn chiến đấu cơ hiện đại.
Tuy nhiên, một vũ khí không thể không nhắc tới của Kilo, tàu ngầm có thể triển khai các tuyến thủy lôi ngăn chặn, phong tỏa hoặc các trận địa thủy lôi bí mật, bất ngờ trên các cửa cảng, căn cứ quân sự đối phương, trên các tuyến đường hành quân hoặc bố trí các trận địa thủy lôi phòng thủ khu vực biển, đảo, các vùng có luồng lạch hẹp và các vịnh...
Vũ khí này thể hiện rõ nét sự trí tuệ của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Dựa vào vị trí địa lý từ Cam Ranh có thể bao quát toàn bộ vùng Biển Đông, tàu ngầm Việt Nam có thể dùng trận thủy lôi để làm nghi binh, ép địch đi vào tuyến hàng hải định sẵn, rồi từ đó kết hợp không quân hải quân, chỉ một đòn phục kích là hạ gục. Hoặc có thể dùng tàu nổi máy bay làm nghi binh, ép địch đi vào thiên la địa võng của thủy lôi ngầm mà Kilo bày ra.
Nhớ lại những trận Bạch Đằng lịch sử, những Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo chỉ một trận có thể đánh tan đội quân xâm lược phương Bắc đều nhờ vào khả năng kết hợp giữa kế nghi binh và mai phục, lợi dụng địa hình địa vật.
Có thể nói, nếu vị trí địa lý của Cam Ranh là tấm khiên vững chắc thì Kilo sẽ là ngọn giáo chọc thẳng vào sức tấn công của kẻ thù. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Việt Nam sẽ chỉ dùng đến khiên và giáo trong điều kiện Tổ quốc lâm nguy.
Theo Báo Đất Việt
Phòng không Nga biên chế vũ khí mới bảo vệ Thủ đô Lực lượng phòng không Nga vừa tiếp nhận 6 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir-S nhằm biên chế cho một trung đoàn tên lửa mới, được hình thành để bảo vệ bầu trời Moscow, các quan chức quân đội Nga hôm qua (27/11) cho biết. Tiểu đoàn tên lửa Pantsir-S này sẽ tạo thành một phần của một trung đoàn...