Châu Âu sẽ thành lập cơ quan giám sát các ngân hàng
Ngày 13.12, các bộ trưởng tài chính Châu Âu đạt được thỏa thuận thành lập một cơ quan giám sát các ngân hàng trong khu vực này. Đây được coi là một trong những biến chuyển quyền lực lớn lao nhất – từ tay chính phủ quốc gia sang chính quyền khu vực đồng tiền chung Châu Âu kể từ khi được thành lập.
Các bộ trưởng tài chính của: Síp – Vassos Shiarly (trái), Tây Ban Nha – Luis De Guindos (giữa) và Bồ Đào Nha – Vitor Gaspar (phải) tại hội nghị..
“Chúng tôi đã đạt được những điều kiện chính để thành lập một cơ quan giám sát ngân hàng Châu Âu, sẽ đi vào hoạt động vào năm 2014″ – Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố sau khi tham gia 14 tiếng đàm phán với các bộ trưởng tài chính khác. Trước đó, hội nghị dường như sẽ kết thúc trong bế tắc khi tới cuối ngày 12.12 vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc thiết lập cơ quan giám sát chung đối với các ngân hàng trong EU.
Video đang HOT
Theo thỏa thuận vừa đạt được, Ngân hàng Trung ương Châu Âu được trao quyền giám sát hơn các ngân hàng có tài sản hơn 39 tỉ USD hoặc những ngân hàng cầm giữ hơn 20% tổng sản lượng quốc dân, đồng thời phát hành hoặc thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng, điều tra các cơ sở tài chính và các ngân hàng không tuân theo các quy định luật pháp.
Song có lẽ quan trọng hơn cả là thỏa thuận trên được coi là “dọn đường” cho quỹ cứu trợ Châu Âu có thể cứu trợ một cách trực tiếp các ngân hàng gặp rắc rối trong khu vực. Hiện các ngân hàng yếu kém vẫn là một trong những nan giải tài chính mà Châu Âu phải đối mặt. Nhiều ngân hàng đứng bên bờ vực phá sản sau khi những khoản đầu tư bị thua lỗ. Một số chính phủ đã nỗ lực cứu lấy ngân hàng của mình, song càng làm tình hình tài chính trong nước thêm tồi tệ. Vì vậy, các lãnh đạo Châu Âu muốn giúp các chính phủ gặp khó khăn thoát khỏi được cảnh nợ nần bằng cách hỗ trợ ngân hàng của các nước đó.
Tuy nhiên, các nước không sử dụng đồng euro như Thụy Điển, Anh lại tỏ ra không muốn phục tùng cơ chế giám sát mới và cảnh báo rằng họ muốn tìm một cách khác để bảo vệ tiếng nói của mình trong Cơ quan Ngân hàng Châu Âu (EBA). Các nước này lo ngại rằng một cơ chế thống nhất của Eurozone có thể sẽ đặt họ ở thế yếu trong EBA.
Dự kiến, ngày 14.12, các lãnh đạo Châu Âu tiếp tục bàn thảo các bước thành lập một liên minh ngân hàng lớn hơn, nhằm tính toán để có thể gia cố liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu.
Lãnh đạo các ngân hàng trung ương thế giới thường xuyên gặp gỡ bí mật
Tại thành phố Basel của Thụy Sĩ, cứ mỗi hai tháng một lần vào ngày chủ nhật, lãnh đạo của các ngân hàng trung ương thế giới lại tụ tập về đây để dùng bữa tối. Họ thảo luận về những vấn đề kinh tế và thị trường tài chính. Trong những năm gần đây, những cuộc hội đàm mật này tập trung vào chủ đề cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chính sách tích cực của các ngân hàng trung ương – báo The Wall Street Journal viết.
Từ năm 2007, khi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 80 năm qua bắt đầu bùng nổ, lãnh đạo của các ngân hàng trung ương đã tích cực tham khảo ý kiến lẫn nhau. Cuộc hội đàm bí mật được tổ chức trên tầng 18 của tòa nhà Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) Thụy Sĩ. Những thảo luận nghiêm túc được bắt đầu sau món khai vị và rượu vang. “Những buổi gặp mặt này là sân chơi quan trọng cho việc hiểu biết tình hình thế giới. Mọi người nói chuyện và không giấu giếm gì nhau” – Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ Duvvuri Subbarao – một thành viên của các bữa tối – cho biết. Chính trong những bữa tối này, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đã được nghiên cứu xem xét và thỏa thuận, ngoài ra chúng được tổ chức trong khung cảnh tuyệt đối bảo mật. Diệu Linh
Theo laodong
Ảm đạm bức tranh kinh tế
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phác hoạ bức tranh triển vọng kinh tế thế giới khá ảm đạm khi hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới.
Các quan chức IMF bày tỏ lo ngại về nền kinh tế thế giới tại buổi lễ công bố báo cáo ở Tokyo ngày 9-10
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" công bố tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) ngày 9-10, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay cũng như năm 2013. Tháng 7 vừa qua, dựa vào mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm, IMF đã dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,5% trong năm 2012 và 3,9% năm 2013 nhưng nay định chế tài chính này hạ dự báo xuống lần lượt còn 3,3% và 3,6%.
Các trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... đều phải vật lộn với sự hồi phục mong manh và đây cũng chính là khu vực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất thế giới. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, bao gồm Mỹ và Đức, sẽ giảm xuống còn 1,3% vào năm 2013.
Khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới là các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á cũng giảm sút mức tăng trưởng năm nay xuống còn 6,7%, so với dự báo 7,1% hồi tháng 7 vừa qua của IMF. Tăng trưởng năm 2013 của khu vực được xem là động lực giúp phục hồi kinh tế thế giới này nhích lên mức 7,2% nhưng vẫn thấp hơn mức 7,5% đưa ra trong dự báo vào tháng 7.
"Quán quân tăng trưởng" của kinh tế toàn cầu là Trung Quốc cũng đang "hạ cánh" khá nhanh với mức dự báo 7,8% trong năm 2012, thấp hơn so với dự báo 8% hồi tháng 7. Những biện pháp nới lỏng kinh tế có thể giúp Trung Quốc tăng 8,2% vào năm 2013 nhưng còn xa mới bằng tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức 2 con số suốt hàng chục năm qua.
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế thế giới, theo IMF, là cuộc khủng hoảng nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) sẽ tồi tệ hơn dự báo và các chính sách tài chính bị bế tắc tại chính trường Mỹ trong năm bầu cử 2012. Vì thế, IMF đã chỉ rõ những chính sách đối phó không hiệu quả, đồng thời kêu gọi Mỹ và châu Âu đẩy mạnh nỗ lực đối phó với các thách thức vốn tác động xấu tới kinh tế toàn cầu.
Phát biểu trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7), Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang là một hiểm họa đe dọa nền kinh tế toàn cầu bất chấp nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách. Theo ông, tình hình tại châu Âu không được cải thiện, thậm chí còn tồi tệ hơn, tất cả là do chính phủ các nước thành viên hành động thiếu quyết đoán, kịp thời.
Trong khi đó, theo IMF, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cùng chính sách tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công tới đây tại Mỹ đang là những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tác động tiêu cực đến đà tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Định chế tài chính đa phương này khuyến cáo các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cần chuẩn bị tốt để đối phó với các cú sốc tài chính từ bên ngoài.
Theo ANTD
Trốn thuế tràn lan ở cán bộ, công chức Hy Lạp Tỷ lệ trốn thuế gây sốc ở Hy Lạp đã được phơi bày ngày hôm qua, báo cáo cho thấy, các chuyên gia là những người vi phạm nhiều nhất. Nghiên cứu cho thấy người lao động Hy Lạp đã trốn 22.4 tỷ bảng Anh thuế trong năm 2009 - gần một nửa thâm hụt ngân sách của nước này trong năm 2008...