Châu Âu sẽ phục hồi ra sao sau dịch Covid-19?
Tờ Guardian đã có cuộc thảo luận với các chuyên gia về việc làm thế nào một châu Âu đang rạn nứt có thể hạn chế những cú sốc gây ra bởi dịch Covid-19.
Dù đang là một trong những tâm dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhưng sự đồng lòng giữa chính phủ các nước châu Âu lại trở nên hời hợt một cách đáng kinh ngạc. Những rạn nứt về chính trị đã xuất hiện trở lại và giờ đây ngày càng có nhiều nỗi lo sợ rằng bối cảnh suy thoái kinh tế đang hiển hiện có thể ươm mầm cho chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy cực hữu.
Guardian đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia để tìm ra cách thức chính phủ các nước châu Âu có thể cùng nhau xây dựng lại một tương lai hậu cách ly sáng sủa và hơn thế nữa.
Charles Grant, Giám đốc nhóm chuyên gia Trung tâm Cải cách châu Âu: “Cú sốc này không đồng đều. Điều này đòi hỏi một liên minh tài chính.”
Dịch Covid-19 đã đem đến hy vọng cho những ai muốn được chứng kiến cú sẩy chân của EU. Nhiều quốc gia đã đặt nhu cầu của mình lên hàng đầu và niềm tin giữa chính phủ các nước đang ngày một giảm đi. Một sự rạn nứt kéo dài từ bắc chí nam trong tương lai của eurozone có nguy cơ mở rộng thành một vực thẳm chết người.
Suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của chính phủ và dẫn đến sự tăng vọt nợ công cùng tình trạng thất nghiệp. Nhưng tác động của dịch Covid-19 sẽ không đồng đều: một số nước EU vốn đang phải gánh nợ hay phụ thuộc nhiều vào các ngành như du lịch sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, bất chấp những thỏa hiệp mà bộ trưởng các nước EU đã ký kết vào ngày 9.4.
Một số nước ở phía nam, đặc biệt là Italia, sẽ phải đối mặt với những viễn cảnh nghiệt ngã. Người Italia sẽ cảm thấy rằng sau những khủng hoảng về đồng euro và người di cư, EU lại một lần nữa bỏ rơi họ. Nền kinh tế của Italia hiếm khi tăng trưởng kể từ khi đồng euro ra đời và nợ công hiện đang chiếm tới 135% GDP nước này. Nhà dân túy Matteo Salvini hiện đang đặt nhiều nghi vấn về tư cách thành viên EU của Italia, và đang có vị thế thuận lợi để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới tại nước này.
Một số nước ở phía nam, đặc biệt là Italia, sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 (Ảnh: Getty)
Dù Ủy ban châu Âu đang cố gắng thể hiện tầm lãnh đạo mạnh mẽ của mình, nhưng hầu hết những đòn bẩy quan trọng đối với các vấn đề y tế, an ninh biên giới và kinh tế vẫn nằm ở chính phủ các quốc gia thành viên.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dù đã đưa ra một chương trình mua trái phiếu ấn tượng với giá trị lên tới 750 tỷ Euro, nhưng hành động này vẫn chưa đủ. EU cần phải đảm nhận thêm vai trò hoạch định những chính sách tài khóa. Pháp, Tây Ban Nha và Italia đều muốn EU phát hành trái phiếu được các quốc gia thành viên đảm bảo. Phần lớn nhất của số tiền này sẽ được chuyển đến các quốc gia cần nhất, để hỗ trợ các chi phí về y tế, trợ cấp doanh nghiệp, trả lương thất nghiệp và đầu tư.
Những gắn kết trong khối EU có nghĩa là các nước thành viên khá giả hơn sẽ giúp hạn chế những hậu quả thảm khốc ở những nước phía nam châu Âu. Đức, Hà Lan và những quốc gia EU phía bắc khác phản đối điều này, vì lo sợ nó sẽ ngăn cản những nước yếu hơn thực hiện những cải cách mang tính thắt lưng buộc bụng. Những nước này cũng phần nào có lý, nhưng những giải pháp thay thế, trong đó có việc đẩy các nước thành viên Eurozone chìm sâu vào vòng xoáy tiêu cực của việc giảm GDP và tăng nợ, thậm chí rời khỏi EU, sẽ còn tồi tệ hơn đối với tất cả các bên liên quan.
Nếu EU không thể phản ứng với dịch Covid-19 bằng cách hướng tới những liên minh về tài chính, tổ chức này sẽ mất uy tín đối với rất nhiều quốc gia thành viên.
Shada Islam, Giám đốc bộ phận châu Âu và địa chính trị thuộc nhóm chuyên gia Friends of Europe: “Châu Âu có thể giới hạn những tổn hại gây ra với toàn cầu.”
Video đang HOT
Cách thức hành động của châu Âu vào lúc này sẽ quyết định tương lai của tất cả mọi người sau dịch.
Cho đến nay, đây vẫn chưa phải thời khắc tốt nhất của Châu Âu. Chúng ta thấy những biểu hiện chuyên quyền của chính phủ các nước như Hungary và nhiều nơi khác. Khi sự đoàn kết trở thành một khẩu hiệu sáo rỗng, vị thế của EU cũng vì thế mà trở nên mờ nhạt.
Điều này không nên diễn ra như vậy. Trong bối cảnh Mỹ đang “mất hút” động thái lãnh đạo, EU cần phải mạnh dạn đối đầu với cuộc khủng hoảng này theo 3 hướng quan trọng.
EU cần phải mạnh dạn đối đầu với cuộc khủng hoảng trong bối cảnh vai trò lãnh đạo của Mỹ đang “mất hút” (Ảnh: Getty)
Đầu tiên, đây là một cú sốc mang tính toàn cầu. Các phản ứng đứt đoạn mang tính quốc gia hoặc thậm chí khu vực là chưa đủ. Giới lãnh đạo châu Âu hiện tại phải làm những gì các nhà lãnh đạo sáng suốt trong quá khứ đã từng làm vào cuối cuộc Thế chiến II: tạo ra một thời điểm tương tự Hội nghị Bretton Woods năm 1944 để xây dựng một hệ thống quản trị kinh tế mang tính toàn cầu.
Thứ hai: xây dựng mối quan hệ đối tác toàn cầu về y tế để trao cho Tổ chức Y tế Thế giới quyền giám sát các chính sách y tế của chính phủ và đảm bảo trao đổi thông tin toàn cầu tốt hơn về tình hình dịch bệnh và các trường hợp y tế khẩn cấp.
Thứ ba: Châu Âu nên thúc đẩy kế hoạch giải cứu nhân đạo mang tính toàn cầu để giúp đỡ các quốc gia ở Nam Á và châu Phi cận sa mạc Sahara đang gặp nhiều thiếu sót về năng lực, tiền bạc hoặc nhân viên y tế.
Nợ phải được xóa và các chính sách viện trợ truyền thống cần được đại tu. Phân phát tiền miễn phí, hay tạo mức thu nhập cơ bản cho những người ở các nước nghèo – cũng như ở những người giàu – sẽ cần được xem xét. Thế giới sẽ không thể quay trở lại hình thức kinh doanh như trước kia.
Brigid Laffan, Giám đốc Viện Đại học Châu Âu tại Florence, Italia: “Đây là một cuộc khủng hoảng tâm lý nhưng nó không chỉ tồn tại ở riêng châu Âu.”
EU đang cố gắng khai thác năng lực tập thể của các nước Châu Âu trong cuộc chiến với dịch Covid-19 (Ảnh; SOPA)
Y tế cộng đồng là vấn đề của chính phủ nhiều quốc gia khác nhau, không chỉ riêng EU, tuy nhiên phần lớn phạm vi phản ứng của Châu Âu được đóng khung như một thứ “hiện hữu”, một bài test cho khả năng tồn tại của châu lục này. Nhưng EU không thể tự mình điều khiển các nguồn lực hoặc sự trung thành có thể được huy động từ các nước thành viên.
Hiện tại, EU đang cố gắng khai thác năng lực tập thể của các nước Châu Âu. Các bộ trưởng tài chính của khối Eurozone đã đưa ra 3 công cụ hỗ trợ công nhân, công ty và các quốc gia thành viên của khu vực đồng euro. Dù Pháp và Đức là những nước then chốt trong việc ngăn chặn những thiệt hại nghiêm trọng do dịch Covid-19 gây ra, nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu giờ đây sẽ phải lập một “quỹ corona” để xây dựng lại các hệ thống y tế và giải quyết những vấn đề kinh tế dài hạn. Đại dịch này đòi hỏi những triển khai lớn nhất về tài chính công và sức mạnh cộng đồng ở châu Âu trong thời bình.
Việc không có dữ liệu so sánh đáng tin cậy về tỷ lệ lây lan và tỷ lệ tử vong trên khắp châu Âu vẫn là một vấn đề lớn. EU cũng cần chuẩn bị cho đại dịch trong tương lai bằng cách dự trữ các thiết bị quan trọng và đảm bảo rằng các nước thành viên không phải phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ xa.
Covid-19 là một cuộc khủng hoảng tâm lý cho các cá nhân, cộng đồng và cả các quốc gia. Những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cần phải có sự đoàn kết và cần ý thức được rằng chi phí phục hồi sẽ không chỉ thuộc về riêng họ.
Vessela Tcherneva, phó Giám đốc của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu: “Cần có một kế hoạch Marshall mới và giải quyết tình trạng chảy máu chất xám ở Đông Âu.”
Dịch Covid-19 còn gây tác động đến tình trạng “chảy máu chất xám” tại các nước đông Âu (Ảnh: THE)
Cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra đã nới rộng thêm khoảng cách phát triển giữa đông và tây Âu. Chính phủ các nước Trung và Đông Âu đang hoảng loạn khi nhận ra các hệ thống y tế của nước họ, vốn có chi phí thấp và chất lượng trì trệ từ những năm 90, là không đủ để đối phó với dịch bệnh, do đó đã ban hành các biện pháp phong tỏa cực kỳ nghiêm ngặt.
Cuộc khủng hoảng cũng đang ảnh hưởng đến tình trạng chảy máu chất xám từ đông sang tây Âu. EU không thể tiếp tục bỏ bê vấn đề này. Tự do trong việc di chuyển và lao động, nghịch lý thay, đã dẫn sự hồi hương của hàng triệu người dân Đông Âu. Khoảng 200.000 người Bulgaria mất việc ở Tây Âu đã trở về nước kể từ đầu tháng 3 vừa qua. So với tổng dân số khoảng 3 triệu người của nước này, đó là một tỷ lệ rất đáng kể (hãy tưởng tượng nó giống như việc 5 triệu người Đức đột nhiên xuất hiện trên thị trường lao động hoặc xin trợ cấp thất nghiệp tại quê hương mình). Ngoài những nghi ngại về việc những người này đang nhập khẩu dịch Covid-19 về nước mình, tình trạng này có thể trở thành mối bận tâm lâu dài hơn, khiến EU phải suy nghĩ lại về hệ thống bảo hiểm lao động đang phổ biến tại các nước thành viên.
Một kế hoạch Marshall mới để xây dựng lại châu Âu sau dịch có thể giúp nền kinh tế của các nước tại đây phục hồi trở lại, và nó cũng giúp chúng ta thấy rằng làn sóng dân túy cũng có giới hạn của nó.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
Việt Anh
Gián điệp Nga lập căn cứ trên dãy núi Pháp để bí mật gây rối khắp châu Âu
Một đơn vị gián điệp tinh nhuệ của Nga bị cáo buộc đã sử dụng dãy núi Aps của Pháp làm căn cứ hậu cần để gây rối loạn khắp châu Âu.
"Các nhân viên tình báo quân sự giỏi nhất của Nga, những người bị cáo buộc tham gia vào các vụ ám sát trên khắp châu Âu đã được sử dụng khu nghỉ mát ở dãy Alps của Pháp như các căn cứ hậu cần", một báo cáo mới cho biết.
Báo cáo này liên quan đến Đơn vị 29155 của Tổng cục Chính trị Quân sự các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga thường được gọi là GRU, theo IntelNews.org - một trang web của các chuyên gia chuyên cung cấp tin tức và phân tích về các vấn đề gián điệp, tình báo và an ninh.
"Vào thứ Tư (4/12), một báo cáo mới trên tờ Le Monde của Pháp tiết lộ Đơn vị 29155 đã sử dụng dãy núi Alps của Pháp như một" căn cứ hậu cần "để thực hiện các hoạt động phá hoại trên khắp châu Âu", IntelNews.org cho biết.
Nật báo Le Monde cho biết một cuộc điều tra của tình báo Anh, Thụy Sĩ, Pháp và Mỹ đã đưa ra danh sách 15 thành viên của đơn vị 29155 thuộc cơ quan tình báo quân sự Nga GRU. Họ đã đi lại trong phạm vi châu Âu từ năm 2014 đến năm 2018.
"Các thành viên của đơn vị này thường xuyên tới châu Âu để thực hiện các chiến dịch phá hoại và thu thập thông tin, tiêu diệt các mục tiêu hoặc thực hiện các hình thức gây rối khác mà một số chuyên gia mô tả là cuộc chiến lai của Kremlin", báo cáo nhấn mạnh.
Các điệp viên Nga bị cáo buộc ở tại Haute-Savoie của Pháp, giáp biên giới Thụy Sĩ, và là một trong những điểm du lịch mùa đông nổi tiếng nhất châu Âu.
Khu vực này bao gồm dãy núi Mont Blanc nổi tiếng thế giới và các thị trấn núi cao tuyệt đẹp như Annemasse, Evian và Chamonix.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng được cho là sử dụng một số khu vực khác ở Đông Âu làm căn cứ hậu cần,bao gồm các thành phố và thị trấn ở Moldova, Montenegro và Bulgaria.
Đơn vị 29155 cũng bị cho là phải chịu trách nhiệm cho vụ ám sát Sergei Skripal, một cựu sĩ quan tình báo GRU, vốn đã đào tẩu sang Anh.
Theo danviet.vn
Đang "rối bời" vì điều tra luận tội, TT Trump nhận thêm "đòn hiểm" từ Iran và châu Âu Iran và châu Âu được cho là đã tiến hành hành động "đổ thêm dầu vào lửa" khi mà chính trường Mỹ đang "dậy sóng" vì việc luận tội Tổng thống Trump. Theo báo cáo của Easday, hiện Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chịu áp lực lớn từ các vòng luận tội đầy căng thẳng, trong đó ông Trump phải đối mặt...