Châu Âu sẽ không còn mặn mà với Đảng Dân chủ Mỹ?
Các nước Châu Âu thường có thiện cảm hơn với những ứng cử viên Tổng thống thuộc đảng Dân chủ Mỹ bởi họ thường có quan điểm ôn hòa và có những ý kiến đáng tin cậy, song điều này có thể sẽ thay đổi.
Giống như tại các quốc gia châu Âu khác, tại Thụy Điển các hãng thông tấn thường đề cao bà Hillary Clinton và mô tả ông Donald Trump là một nhân vật “kỳ dị” và “khó đoán”. Tuy nhiên, báo Skanska Dagbladet lại có ý kiến ngược lại khi cho rằng bà Hillary Clinton thực tế không phải là ứng cử viên lý tưởng như truyền thông phương Tây lầm tưởng.
Bà Hillary Clinton được coi là ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua trở thành Tổng thống Mỹ.
Ông Lars Eriksson, tổng biên tập báo Skanska Dagbladet cho biết, trước đây ông từng ủng hộ các ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ bởi họ bày tỏ quan ngại đối với vấn đề trợ cấp xã hội và không có tư tưởng hiếu chiến. Do đó, rất nhiều người đã đặt niềm tin rằng ông Barack Obama sẽ mang đến sự thay đổi tích cực đối với tình hình quốc tế, tuy nhiên mọi chuyện lại trở nên xấu hơn trước.
“Trong thời gian ông Obama lãnh đạo đất nước, chính phủ Mỹ có Ngoại trưởng Hillary Clinton, một người luôn có tư tưởng hiếu chiến và là người có một phần trách nhiệm đối với tình trạng hỗn loạn ở Iraq và Libya, cuộc nội chiến ở Syria, kéo theo đó là dòng người tị nạn khổng lồ đổ vào châu Âu. Không những vậy, một số bằng chứng đang cho thây Mỹ đã góp phần khiến Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được thành lập”, ông Eriksson viết.
“Nếu nước Mỹ có một Tổng thống hiếu chiến như bà Hillary Clinton, đó sẽ là một viễn cảnh không hề tươi sáng”, ông Eriksson nhấn mạnh.
Video đang HOT
Chuyên gia chính trị này cũng nói rằng châu Âu đang phải tiếp nhận dòng người tị nạn khổng lồ bởi sự thiếu quyết đoán của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như việc các nước phương Tây coi Nga là đối thủ chính của mình sau cuộc đảo chính ở Ukraine. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước được coi là lá chắn ngăn người tị nạn tiến vào châu Âu, xảy ra nội chiến, phương Tây sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng rất lớn.
“Vào cuối thập niên 1990, nhiều người đã tỏ ra lạc quan về tương lai của thế giới. Sự tan rã của Liên Xô đã khiến các quốc gia Đông Âu được dân chủ hóa. Tình trạng hỗn loạn ở Nga dần được đẩy lùi khi ông Vladimir Putin lên nhậm chức Tổng thống, đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế và hợp tác phát triển với tất cả các nước. Nhưng giờ đây, tương lai tươi sáng đó đã không còn bởi sự thù địch mà Mỹ mang lại”, ông Eriksson viết.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Theo Infonet
Át chủ bài của đảng Dân chủ Mỹ
Sức mạnh hàn gắn sự chia rẽ và bất ổn trong nội bộ đảng Dân chủ Mỹ đã đến từ đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama.
Khi Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa diễn ra vào tuần trước, cái tên Michelle Obama cũng đã chiếm lĩnh mặt báo và mạng xã hội vì một lý do rất trớ trêu là phu nhân ứng cử viên Donald Trump, bà Melania, bị nghi ngờ "đạo" bài phát biểu của đệ nhất phu nhân Mỹ tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ (DNC) cách đây 8 năm.
Bà Michelle Obama là một hiện tượng của DNCAFP
Và đến hôm qua 26.7, khi DNC khai diễn, bà Obama một lần nữa trở thành tâm điểm với bài phát biểu làm rung chuyển khán trường sân vận động Wells Fargo tại TP. Philadelphia vào đêm 25.7. Trong suốt 15 phút, bà Obama liên tục được đám đông hưởng ứng, thậm chí còn khiến một số đại biểu phải quệt vội nước mắt trong khi cựu Tổng thống Bill Clinton phải thốt lên thành tiếng để tán thưởng ngay tại chỗ và Tổng thống Barack Obama viết trên Twitter: "Một bài diễn thuyết tuyệt vời từ một phụ nữ tuyệt vời".
Thông điệp đầy cảm xúc
Có thể nói, điều mà bà Obama đã làm vượt xa hơn bất cứ thống đốc hoặc nghị sĩ nào về khoản hợp nhất và châm lên ngọn lửa đấu tranh hừng hực cho đảng Dân chủ trước thời điểm quyết định vào tháng 11.
Đó là đại hội của bà Hillary Clinton, và là một đêm quan trọng của ông Sanders, nhưng ngôi sao sáng chói nhất lại chính là bà Obama, người đã khéo léo sử dụng bài phát biểu của mình để mô tả một tầm nhìn tích cực, đầy tự tin về những tiến triển trong xã hội Mỹ, và vinh danh bà Clinton như một người kế thừa theo lẽ tự nhiên sau khi nhiệm kỳ Tổng thống Obama chấm dứt.
Trong một đoạn phát biểu xúc động, bà Obama nhắc lại nỗi đau đớn của những thân phận nô lệ ở nước Mỹ, tinh thần quật cường và niềm tin vào ngày mai tươi sáng của những thế hệ đi trước, để "mỗi buổi sáng, tôi lại thức dậy trong tòa nhà được xây dựng bằng công sức của nô lệ, và tôi ngắm nhìn con trẻ, hai cô gái da màu thông minh, đẹp đẽ chơi đùa với chó cưng trên bãi cỏ Nhà Trắng". Với giọng nói vỡ vụn vì cảm xúc, bà Obama tiếp tục: "Và bởi vì Hillary Clinton, con gái của chúng tôi, và tất cả con trai, con gái của các vị giờ đây chẳng chút băn khoăn với việc một phụ nữ có thể làm tổng thống Mỹ".
Trong khi một số đại biểu rơi nước mắt, bà nói tiếp: "Do vậy, đừng bao giờ để ai nói rằng đất nước này không vĩ đại, rằng bằng cách nào đó chúng ta cần phải làm cho nó lớn mạnh một lần nữa, vì ngay thời khắc này, đây là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới". Cú đá xoáy đầy uyển chuyển khẩu hiệu tranh cử của ông Trump (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) lập tức tạo cú sốc "điện" cho đám đông, kích hoạt những tràng hò reo không ngớt.
Đệ nhất phu nhân nói rõ, vào tháng 11 sắp tới, khi toàn dân Mỹ đi bầu, không phải phe Dân chủ hay phe Cộng hòa quyết định, không phải cánh tả hay cánh hữu quan trọng hơn, mà lần bầu cử này cũng như mỗi đợt đi bầu tổng thống trong lịch sử Mỹ, đều nhằm chọn một người có "năng lực định hướng con cái của chúng ta trong 4 năm hoặc 8 năm tới của cuộc đời chúng".
"Và tôi có mặt ở đây vào đêm nay bởi vì trong lần bầu cử này, chỉ có một người mà tôi tin tưởng rằng sẽ đảm đương được trách nhiệm đó, người duy nhất mà tôi cho rằng đủ năng lực làm tổng thống. Đó chính là người bạn của chúng ta, Hillary Clinton", bà Obama tuyên bố.
Trở ngại từ phe Sanders
Màn thể hiện của đệ nhất phu nhân Mỹ đã chứng tỏ vai trò độc nhất vô nhị và hết sức quan trọng đối với bà Clinton nhằm liên kết các cử tri phái yếu, người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha và giới trẻ Mỹ. Và sự xuất hiện của bà Obama cũng đã kịp thời cứu vớt đại hội tưởng chừng như sắp rơi vào bi kịch, theo sau làn sóng phản đối dữ dội của những người ủng hộ ông Bernie Sanders, xuất phát từ vụ bê bối rò rỉ email cho thấy giới lãnh đạo đảng Dân chủ đã thiên vị bà Clinton trong quá trình chạy đua giữa hai người trước đó.
Có thể nói trong những giờ đầu của đại hội, các quan chức Dân chủ vô cùng chật vật để đại hội được diễn ra như kế hoạch, do những người ủng hộ thượng nghị sĩ bang Vermont trong cơn giận dữ liên tục la hét và làm gián đoạn hội nghị. "Chúng tôi muốn Bernie!", nhiều người tham gia kêu gào giận dữ bất chấp lời kêu gọi ủng hộ bà Clinton của ông Sanders. "Hỡi các anh chị em, đây là thế giới thực mà chúng ta đang sống. Trump là kẻ hay bắt nạt và mị dân", ông Sanders cố gắng xoay chuyển đám đông trong lúc diễn thuyết. Thế nhưng, câu đáp trả của họ là: "Hillary cũng vậy!", còn người khác gào lên: "Bà ta đã cướp đoạt vị trí ứng viên".
Vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng của những người quá khích trong các nhóm ủng hộ ông Sanders, thế nhưng việc họ sẵn sàng phản ứng gay gắt với những nhà lãnh đạo đảng cũng đồng nghĩa với quá trình diễn ra đại hội sẽ còn gặp trắc trở trong những ngày tới.
Nga phủ nhận liên hệ với Trump
Moscow hôm qua 26.7 đã lên tiếng bác bỏ các tường thuật nói rằng cố vấn chính sách đối ngoại của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, ông Carter Page, từng đến Moscow trong tháng 7 để gặp Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov. Trang Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Tôi đã hỏi Sergei Borisovich Ivanov liệu ông ấy có gặp người đó hay không và ông ấy cho biết sẽ không bình luận về những tin tức hoang tưởng ấy... Nói cách khác, thật đáng tiếc khi có chuyện lợi dụng nước Nga để phục vụ chiến dịch tranh cử".
Theo Thanh Niên
Mỹ bỏ phiếu về luật kiểm soát súng đạn vào tuần tới Các nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ đã đề nghị thành công Thượng viện Mỹ tiến hành cuộc bỏ phiếu vào tuần tới về việc ngăn chặn những nghi phạm khủng bố mua vũ khí. Những người thuộc diện bị theo dõi khủng bố có thể sẽ bị cấm mua súng đạn tại Mỹ. REUTERS Sau vụ xả súng kinh hoàng hôm 12.6...