Châu Âu sẽ chìm trong nền “hòa bình lạnh”?

Theo dõi VGT trên

Việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân đến Belarus, trong bối cảnh các thỏa thuận kiểm soát vũ khí toàn cầu đang lần lượt sụp đổ, là câu trả lời cho sự hiện diện ngày một tăng của khối quân sự NATO gần biên giới Nga, nhưng được cho là có tác động hạn chế đến thế cân bằng chiến lược ở châu Âu.

“Cái lý” của Nga và Belarus

Tháng 5/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Belarus Viktor Khrenin đã kí văn kiện về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Nga trên lãnh thổ Belarus theo thỏa thuận mà Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đạt được trước đó. Tổng thống Putin khẳng định, động thái của Moscow không vi phạm các cam kết về không phổ biến vũ khí hạt nhân và quyết định này tương tự như những gì Mỹ đã thực hiện. “Từ lâu họ đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ đồng minh. Chúng tôi sẽ làm điều tương tự mà không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân”, Tổng thống Putin nói.

Châu Âu sẽ chìm trong nền hòa bình lạnh? - Hình 1
Xe phóng tên lửa Iskander-M của Nga. Ảnh: GettyImages

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu nhấn mạnh, Moscow và Minsk buộc phải đưa ra quyết định nêu trên nhằm đối phó trước “sự leo thang cực kỳ nghiêm trọng của các mối đe dọa ở biên giới phía Tây của cả hai quốc gia”, cũng như việc Anh chuyển đạn chứa uranium nghèo cho Ukraine. Ông Shoigu nêu rõ, các biện pháp mà hai nước đưa ra tuân thủ tất cả các nghĩa vụ pháp lý quốc tế hiện có.

Từ Minsk, Tổng thống Belarus Lukashenko ngày 26/5 xác nhận việc triển khai vũ khí theo thỏa thuận với Nga đã bắt đầu. Ông Lukashenko từng bày tỏ quan ngại phương Tây “âm mưu xâm chiếm Belarus” và tin việc Moscow bố trí vũ khí hạt nhân sẽ giúp Minsk bảo vệ đất nước. Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Belarus Alexander Volfovich hôm 28/5 đ.ánh giá, “vũ khí hạt nhân là một trong những công cụ răn đe chiến lược về mặt quân sự” và “phương Tây khiến Belarus không còn lựa chọn nào khác”.

Video đang HOT

Ông Volfovich thông tin, vũ khí hạt nhân đã được rút khỏi lãnh thổ Belarus sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, khi Mỹ đưa ra các đảm bảo an ninh và không áp lệnh trừng phạt. “Giờ đây, mọi thứ đã bị xóa bỏ. Mọi lời hứa từng được đưa ra đều đã biến mất mãi mãi”, ông Volfovich nói, nhắc đến Bản ghi nhớ Budapest cùng các thỏa thuận mà Belarus cũng như Ukraine và Kazakhstan đạt được với Mỹ, Anh và Nga khi họ quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân được thừa hưởng từ Liên Xô vào đầu những năm 1990.

Theo Forbes, Liên Xô có khoảng 35.000-45.000 đầu đạn hạt nhân ngay trước khi sụp đổ. Trong số này, 3.200 đầu đạn được triển khai tại Ukraine, Kazakhstan và Belarus. Một thống kê của Sáng kiến về mối nguy hạt nhân (NTI) tiết lộ, có đến 81 xe phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2PM Topol đồn trú ở Belarus trước khi Liên Xô tan rã, nhưng chúng đều được bàn giao sang Nga trước năm 1996.

Ở nửa phía Tây châu Âu, sự sụp đổ của Liên Xô không khiến Mỹ rút vũ khí hạt nhân về nước, bất chấp lời kêu gọi của Nga. Mỹ và đồng minh NATO rất kín tiếng về số lượng chính xác vũ khí hạt nhân được lưu trữ trong các kho châu Âu. Trung tâm kiểm soát và không phổ biến vũ khí ước tính khoảng 100 quả bom hạt nhân của Mỹ cất giữ tại 6 căn cứ NATO trên lãnh thổ 5 quốc gia thành viên là Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ từ giữa thập niên 1950. Hầu hết vũ khí hạt nhân Mỹ ở châu Âu là bom trọng lực B-61, triển khai từ oanh tạc cơ. Politico cho biết, cuối năm ngoái, Mỹ đã tăng tốc kế hoạch đưa bom B61-12 nâng cấp đến châu Âu để thay thế những quả bom cũ.

Ông Andrei Baklitskiy, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu giải trừ quân bị của Liên hợp quốc cho biết, các thỏa thuận quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân cấm chuyển giao vũ khí hạt nhân cho nước ngoài, nhưng không cấm triển khai chúng trên lãnh thổ quốc gia khác nếu quốc gia sở hữu những vũ khí đó duy trì quyền kiểm soát toàn diện. Mỹ đang dùng logic này để giải thích lí do họ đưa vũ khí hạt nhân tới châu Âu. Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ, vũ khí hạt nhân Mỹ ở châu Âu được cất giữ trong các hầm ngầm thuộc Hệ thống an ninh và lưu trữ vũ khí (WS3) và chỉ Mỹ mới có thể sử dụng mã bảo mật để đưa chúng vào tình trạng tác chiến trên những chiếc máy bay được chỉ định của NATO. Với cách tiếp cận tương tự, Moscow khẳng định họ kiểm soát toàn diện vũ khí hạt nhân được triển khai trên lãnh thổ Belarus.

Châu Âu sẽ chìm trong nền hòa bình lạnh? - Hình 2
Cường kích Su-25 được cho là có thể mang theo các loại bom hạt nhân chiến thuật được phát triển từ thời Liên Xô. Ảnh: GettyImages

Thế trận hạt nhân châu Âu khó bị đảo lộn

Ngoài Mỹ, còn ít nhất 2 quốc gia NATO khác ở châu Âu là Anh và Pháp cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong đó, kho vũ khí hạt nhân của Pháp lớn thứ hai NATO với khoảng 290 đầu đạn. Hầu hết chúng được triển khai trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Le Triomphant hoặc gắn trên tên lửa hành trình phóng từ máy bay. Còn Anh đang sở hữu 225 đầu đạn hạt nhân, có thể khai hỏa từ 4 tàu ngầm Vanguard. Những năm qua, không ít chính trị gia phương Tây đặt dấu hỏi về sự cần thiết của vũ khí hạt nhân Mỹ ở châu Âu và kêu gọi Washington rút chúng về nước. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ chúng lại như một biểu tượng vững chắc về cam kết bảo vệ đồng minh. Ngoài ra, giới quan sát tin rằng, sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân Mỹ ở châu Âu còn trở thành “con bài mặc cả” trong các cuộc đàm phán với Nga trong tương lai.

Nga đến nay chưa công bố chi tiết số lượng và chủng loại vũ khí hạt nhân dự kiến đưa sang Belarus, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hồi tháng 4/2023 thông tin, “một số cường kích Belarus đã được bổ sung khả năng tấn công mục tiêu bằng vũ khí hạt nhân và tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M có thể mang đầu đạn hạt nhân cũng được chuyển giao cho quân đội Belarus”. Không quân Belarus đang vận hành gần 70 cường kích tấn công mặt đất Su-25. Loại chiến đấu cơ này có thể mang bom nặng 500 kg, phù hợp với những mẫu bom hạt nhân trọng lực từng được Liên Xô phát triển.

Trong các loại vũ khí nêu trên, tên lửa Iskander-M đạt tầm b.ắn khoảng 500km. Moscow được cho là đã bố trí các tổ hợp vũ khí loại này ở vùng Kaliningrad bên bờ biển Baltic cách Belarus chỉ chừng 500 km từ vài năm qua. Còn bom hạt nhân trọng lực có tầm hoạt động hạn chế, do phụ thuộc vào phương tiện phóng.

Như vậy, cũng giống như vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu, Nga sẽ không triển khai các loại tên lửa có tầm b.ắn xa, sức công phá đặc biệt lớn tới Belarus, vốn có thể lập tức kích hoạt căng thẳng và một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu.

Theo chuyên gia Baklitsky, việc Nga đưa vũ khí hạt nhân sang Belarus nên được xem là “một cử chỉ chính trị”. Tổng thống Putin đang chứng minh cho phương Tây thấy rằng, chiến lược đối ngoại của ông là nghiêm túc và Moscow sẵn sàng đáp trả khi cần thiết. Học thuyết hạt nhân của Nga quy định, Moscow chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả nếu xuất hiện mối đe dọa đối với sự tồn vong của đất nước.

Trong khi đó, JapanTimes dẫn lời ông James D.J. Brown, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Temple Nhật Bản, thì đ.ánh giá, việc Nga đưa vũ khí hạt nhân tới Belarus còn buộc phương Tây cân nhắc hơn về việc ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột đang xảy ra. Tờ này cho rằng, sự hiện diện của các loại vũ khí mới cũng khiến Kiev bố trí lại các hệ thống phòng không, vốn hứng chịu nhiều thiệt hại sau hơn một năm xung đột. Nhìn từ quan điểm phòng thủ và răn đe của phương Tây, sự xuất hiện của các vị trí vũ khí hạt nhân mới gần biên giới NATO cũng đặt ra yêu cầu khối quân sự phải định hướng lại các hệ thống phòng thủ, đồng thời cải thiện khả năng phát hiện và đ.ánh chặn tại các khu vực gần biên giới Belarus để tránh mọi nguy cơ tiềm ẩn.

Dù lên án, nhưng Mỹ và NATO đến nay chưa cho thấy họ sẽ phản ứng gay gắt với quyết định của Nga. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson tháng 3/2023 đ.ánh giá, phương Tây “chưa thấy bất cứ lý do nào để điều chỉnh tư thế hạt nhân chiến lược của chính mình, cũng như bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân”. Người phát ngôn của NATO Oana Lungescu sau đó phát biểu, khối quân sự “không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong tư thế hạt nhân của Nga, mà buộc chúng tôi phải điều chỉnh chính mình”. Dự kiến, việc triển khai vũ khí hạt nhân Nga ở Belarus sẽ hoàn tất ngày 1/7 tới, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva. Đó sẽ là dịp để khối quân sự thảo luận và đưa ra cách ứng phó.

Ông Putin hé lộ thời điểm đưa vũ khí hạt nhân tới Belarus, Mỹ phản ứng

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ bắt đầu triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sau khi các cơ sở lưu trữ đặc biệt sẵn sàng vào đầu tháng 7.

Hồi tháng 3, ông Putin thông báo đã nhất trí đưa các vũ khí nguyên tử nói trên tới quốc gia đồng minh láng giềng Belarus. Ông cũng trích dẫn việc Mỹ đã có động thái như vậy ở một loạt nước châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.

Ông Putin hé lộ thời điểm đưa vũ khí hạt nhân tới Belarus, Mỹ phản ứng - Hình 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại cuộc gặp ở Sochi ngày 9/6. Ảnh: Reuters

Reuters dẫn tuyên bố của Điện Kremlin cho biết, ông Putin đã nói với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại cuộc gặp ở khu nghỉ dưỡng mùa hè tại Sochi hôm 9/6 rằng: "Mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Việc chuẩn bị các cơ sở liên quan kết thúc vào ngày 7 - 8/7. Chúng tôi sẽ ngay lập tức bắt đầu các hoạt động liên quan đến việc đưa những loại vũ khí thích hợp đến lãnh thổ của các bạn".

Tháng trước, Moscow và Minsk đã ký một hiệp ước về việc lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, các đầu đạn hạt nhân sẽ được gắn trên tên lửa Iskander-M và máy bay chiến đấu được sửa đổi đặc biệt cho mục đích này.

Theo đài RT, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby sau đó trong ngày đã lên tiếng chỉ trích phát biểu của ông Putin. Ông Kirby nhấn mạnh, Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao công tác chuẩn bị triển khai vũ khí hạt nhân Nga ở Belarus.

"Chúng tôi đang cố gắng hết sức có thể để giám sát. Chúng tôi không thấy bất cứ điều gì ngoài đó phản ánh dấu hiệu di chuyển các năng lực hạt nhân hoặc nguy cơ xung đột hạt nhân sắp xảy ra bên trong Ukraine hay ở châu Âu. Chúng tôi chưa thấy điều gì có thể khiến chúng tôi phải thay đổi tư thế răn đe của mình", người phát ngôn Mỹ nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Boeing chịu phạt vì tiết lộ chi tiết điều tra
17:18:32 28/06/2024
Hãng dược phẩm Kobayashi điều tra thêm 76 trường hợp t.ử v.ong liên quan thực phẩm chức năng
20:09:25 28/06/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Chú rể Minh Đạt khóc nức nở nói lời thề, cô dâu phủ phê kim cương
07:36:35 30/06/2024
Tuấn Hưng bật khóc, diễn ca khúc "thảm họa" trên sân khấu Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, danh thủ Hồng Sơn hát hit Mỹ Tâm gây bất ngờ!
06:22:49 30/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: "Ăn đứt" Anh Trai Say Hi!
06:29:27 30/06/2024
Sao nhí đắt giá nhất showbiz "dậy thì thất bại" đầy đáng tiếc, 6 t.uổi phải gánh nợ cho bố còn bị b.ạo h.ành suýt c.hết
08:25:02 30/06/2024
Phim mới chiếu đã được khen nức nở vì kịch bản quá sốc, nữ chính diễn hay tới độ netizen đòi trao ngay Daesang
06:01:42 30/06/2024
Jisoo xuất hiện trên hồ sơ tội phạm, thất vọng vì fan tấn công, ném phở vào mặt?
08:46:13 30/06/2024
Mẹ đẻ đề nghị tôi ly hôn khi chứng kiến hành động này của gia đình thông gia
08:58:06 30/06/2024
HIEUTHUHAI "cạch mặt" Đức Phúc sau tiết mục siêu sến?
06:25:40 30/06/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Vụ bê bối 'Hồ sơ Panama': 28 bị cáo được tuyên trắng án

18:11:02 29/06/2024
Sau vụ bê bối trên, Panama đã thông qua luật mới nhằm minh bạch tài chính, nhưng quốc gia Trung Mỹ này vẫn nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến trốn thuế.

Có thể bạn quan tâm

Người xưa nói: "Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, không xui xẻo cũng tai họa, bất an"

Trắc nghiệm

10:38:19 30/06/2024
Người xưa cho rằng, có 4 tiếng kêu lúc nửa đêm sẽ báo hiệu có rủi ro, tai họa mà các gia đình cần cảnh giác. Từ tháng 6 Âm lịch, 4 con giáp có sự nghiệp khởi sắc, thu nhập tăng dần,

Đám cưới Midu: Anh Đức bị chất vấn, Nhã Phương hồi tưởng đòi Trường Giang 1 điều

Sao việt

10:36:00 30/06/2024
Lễ cưới của Midu và thiếu gia Minh Đạt đang là tâm điểm chú ý của toàn thể cư dân mạng. Dàn sao Vbiz đều tập trung hội tụ, để chúc mừng cho ngày vui của cô dâu chú rể. Loạt khoảnh khắc hài hước cũng được netizen chia sẻ.

Móng rồng bãi đá kỳ vỹ trên đảo Cô Tô

Du lịch

10:33:33 30/06/2024
Các phiến đá xếp thành từng tầng, giật cấp như những bậc thang được bồi đắp bởi bàn tay của tạo hóa. Nhiều du khách đến đây đã phải trầm trồ: Điều đáng tiếc nhất khi du lịch Cô Tô chính là bỏ qua bãi đá Móng Rồng!

Chàng trai với hành trình trở thành ứng viên giáo sư tại Mỹ

Netizen

10:29:07 30/06/2024
Chuyến du hành của Trần Quốc Thiện cùng mẹ qua những vùng đất tại Mỹ vừa kết thúc vào cuối tháng 5. Trong khoảng 20 ngày, anh Thiện đã đưa mẹ đến thăm những địa điểm mang tính biểu tượng của xứ cờ hoa .

Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người

Tin nổi bật

10:23:14 30/06/2024
Sáng 30/6, lãnh đạo xã Hà Linh cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ va chạm giữa ô tô khách và xe máy khiến một người phụ nữ đi bán cá t.ử v.ong tại chỗ.

Sốc với lượng người xem một trời một vực của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai so với đối thủ Anh Trai Say Hi

Tv show

10:18:29 30/06/2024
Dù gây bất ngờ và nhận được nhiều lời khen từ khán giả, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vẫn chưa thể lấn lướt Anh Trai Say Hi.

Mỹ nhân bị 100 đoàn phim từ chối vì không có người chống lưng, "phục thù" bằng bom tấn có rating cao nhất nhà đài

Hậu trường phim

09:43:27 30/06/2024
Có nhan sắc ưa nhìn lại thêm được đào tạo bài bản về diễn xuất nhưng những năm đầu sự nghiệp, Ha Yoon Kyung lại chẳng thể tìm được cơ hội làm nghề.

Nửa đêm mò sang phòng vợ, tôi đứng hình với cảnh vợ và bạn thân không mặc đồ đang ôm nhau ngủ, tôi xông vào thì bị trách vô duyên

Góc tâm tình

09:42:03 30/06/2024
Tôi đóng sầm cửa lại rồi bỏ về phòng mình. Câu nói từ bạn thân của vợ cứ văng vẳng bên tai. Vợ tôi được nhiều người nhận xét là nam tính, mạnh mẽ.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 85: Muốn có chắt, bà nội tham gia kế hoạch của Đức Anh

Phim việt

09:36:35 30/06/2024
Muốn kế hoạch thành công, Lan nói Đức Anh phải dụ được bà nội tham gia cùng. Nhưng để bà nội nhận lời phải có lý do thuyết phục.

4 mẹo giảm mỡ, giúp gương mặt thon gọn chuẩn V-line, chẳng cần nhờ cậy bác sĩ

Làm đẹp

09:34:22 30/06/2024
Đồng thời, hãy chọn gối có độ cao vừa phải, không quá thấp hoặc quá cao, để giảm áp lực lên khuôn mặt và ngăn chặn sự phình to của các mô mỡ.

Chiêm ngưỡng vòng ba 102cm của hot girl quyến rũ bậc nhất Trung Quốc

Người đẹp

09:25:43 30/06/2024
Carina Sitong là cái tên quá đỗi quen thuộc đối với các bạn trẻ Trung Quốc, nhất là những người yêu gym. Cô nàng gây ấn tượng bởi gu thời trang táo bạo cùng body n.óng b.ỏng.