Châu Âu ra mắt Liên minh phòng thủ chung, giảm dần sự phụ thuộc Mỹ
Châu Âu hôm qua (7/11) ra mắt Lực lượng can thiệp quân sự chung tại thủ đô Paris của Pháp.
Với sự tham gia của 10 quốc gia, Sáng kiến can thiệp Châu Âu (European Intervention Initiative) do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất được cho là biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự của khối, giảm sự phụ thuộc vào Mỹ trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang nới dần cam kết với khu vực.
10 quốc gia tham gia Sáng kiến can thiệp Châu Âu (European Intervention Initiative). Ảnh minh họa: Sputnik.
Vấn đề EU cần tự bảo vệ mình được nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đề cập trong thời gian gần đây, sau khi Mỹ liên tục có các chỉ trích nhằm vào vào khối này. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đưa ra các bước đi được cho là không đánh giá cao chủ nghĩa đa phương hay ngoại giao, những điều đã củng cố mối quan hệ liên minh xuyên Đại Tây Dương từ những thập kỷ hậu chiến tranh cho tới nay, trong đó có việc rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, Thỏa thuận hạt nhân Iran, đặc biệt gần đây nhất là cảnh báo rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Điều này khiến các nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng, không thể phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ và châu Âu cần phải tự quyết định số phận cho chính mình.
Video đang HOT
Tham gia Sáng kiến can thiệp Châu Âu này có 10 quốc gia bao gồm Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Estonia, Hà Lan, Phần Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp. Các thành viên hợp tác trên các lĩnh vực quy hoạch, phân tích khủng hoảng quân sự và nhân đạo mới, đưa ra các kế hoạch quân sự để giải quyết khủng hoảng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định, việc thành lập một lực lượng quân sự chung của các thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước INF. “Chúng ta đang sống trong thế giới mà các xu hướng mới và nguy hiểm lại xuất hiện. Đó là lý do tại sao chúng ta cần một châu Âu mạnh mẽ hơn. Chúng ta sẽ không bảo vệ được người dân Châu Âu trừ khi chúng ta quyết định có một quân đội Châu Âu thực sự”, ông nói.
Mặc dù khó có thể nói châu Âu sẽ sớm thay thế đảm bảo an ninh của Mỹ đối với châu Âu khi Mỹ dành 5% trong ngân sách quốc phòng cho bảo vệ châu Âu. Hơn 60.000 binh lính Mỹ được triển khai đến hơn 30 căn cứ tại các nước châu Âu. Mặc dù Mỹ sử dụng các lực lượng này để kích hoạt hoạt động quân sự trên khắp thế giới, nhưng căn cứ này cũng giúp các quốc gia châu Âu ngăn chặn và răn đe trước mối đe dọa từ Nga, hỗ trợ các cuộc huấn luyện đa quốc gia….
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích quốc phòng châu Âu Sven Boscophis nhận định, trong một thế giới có nhiều biến đổi như hiện nay, châu Âu cũng cần phải có cách nhìn khác để tự bảo vệ chính mình.
“Chúng ta đang trong một thế giới đa cực với các cường quốc khác nhau, có thể hợp tác trong lĩnh vực này, đối trọng trong các vấn đề khác. Do đó châu Âu cũng cần phải có cách nhìn khác. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không duy trì một liên minh mạnh mẽ với Mỹ, nhưng chúng ta cũng cần phải linh hoạt hơn và xác định lợi ích, ưu tiên rõ ràng, có thể tự hành động nếu cần thiết”.
Tổng thống Pháp đề xuất ý tưởng thành lập lực lượng quân sự chung châu Âu cách đây hơn một năm, nhưng vấp phải sự hoài nghi của các quốc gia khác trong khối do trùng với việc EU ra mắt một hiệp ước quốc phòng mang tính bước ngoặt nhằm thúc đẩy đầu tư quân sự chung.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Pháp đã cố gắng xoa dịu các mối lo ngại này khi cho rằng, trong môi trường nhiều đe dọa và biến động về địa chính trị cũng như khí hậu như hiện nay, sự ra đời của Liên minh các lực lượng quân sự đưa ra thông điệp “châu Âu đã sẵn sàng, châu Âu có đủ năng lực”. Theo quan chức Bộ Quốc phòng Pháp, Sáng kiến này “không mâu thuẫn hoặc phá vỡ các nỗ lực phòng thủ truyền thống” của EU cũng như của NATO, mà ngược lại, cải thiện khả năng tương tác giữa các nước tham gia./.
Theo Phạm Hà/VOV1 Tổng hợp
Mỹ tích hợp tên lửa Patriot tại Đức
Reuters ngày 3.11 đưa tin chính phủ Mỹ đã phê chuẩn việc tích hợp tên lửa Patriot PAC-3 MSE của nước này vào hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới của Đức.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung MEADS REUTERS
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mike Andrews xác nhận thông tin trên song không cung cấp thêm chi tiết. Quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán cấp cao giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Đức Ursula von der Leyen.
Thay vì mua hệ thống tên lửa Patriot của Tập đoàn Raytheon, Đức hồi năm 2015 quyết định trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung MEADS do Lockheed Martin hợp tác phát triển với Tập đoàn MBDA ở châu Âu.
Berlin kỳ vọng hệ thống mới sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025. Theo truyền thông Mỹ, thương vụ này ban đầu có giá 4 tỉ euro (106.000 tỉ đồng) song mức giá cuối cùng được cho là có thể cao hơn. Nga hiện chưa có phản ứng về các thông tin trên.
Theo TNO
Toan tính khác biệt của Nga và 3 "ông lớn" trong giai đoạn cuối của cuộc chiến ở Syria Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng Tổng thống Nga, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đều mang theo những mục tiêu riêng khi họ gặp nhau tại Istanbul hồi cuối tháng 10 để bàn về tương lai của Syria. Người Nga vốn có kỹ năng trong việc thông qua cuộc xung đột để tăng cường thế đứng của mình ở Trung Đông cũng như...