Châu Âu ‘quay cuồng’ trong ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy?

Theo dõi VGT trên

Những gì Italy cần lúc này là sự hỗ trợ và đoàn kết từ phần còn lại của châu Âu, cây bút Tony Barber của tờ Financial Times cho biết.

Italy khủng hoảng nghiêm trọng

Dịch bệnh Covid-19 đang tàn phá Italy với tốc độ khủng khiếp. Tính đến ngày 16/3, số ca thiệt mạng vì nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Italy nhảy vọt lên 1.809 trường hợp, tăng 368 người. Con số này cao hơn cả ngày tang thương nhất ở Hồ Bắc của Trung Quốc trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch.

Châu Âu quay cuồng trong ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy? - Hình 1

Số ca thiệt mạng vì nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Italy tăng nhanh. (Ảnh: Getty Images)

Người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất với virus này. Trong khi đó, Italy lại là quốc gia có dân số già nhất châu Âu. Ước tính 23% dân số là người có độ tuổi từ 65 trở lên.

Italy đã bước sang ngày phong tỏa toàn quốc thứ 7, kể từ khi sắc lệnh này được Thủ tướng Giuseppe Conte ban bố vào ngày 9/3 nhằm ngăn chặn đà lây lan của chủng virus corona mới (SARS-CoV-2).

Hiện tại, các bác sĩ cấp cứu ở Italy đang rơi vào khủng hoảng. Số bệnh nhân cần dùng vật tư chăm sóc đặc biệt càng gia tăng trong khi cơ sở vật chất có hạn đã buộc các bác sĩ tại đây phải chọn chỉ tập trung điều trị những bệnh nhân có cơ hội sống sót cao hơn.

Ngoài tổn thất lớn về sinh mạng của con người, Italy có thể phải hứng chịu ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng hơn so với các nước khác tại châu Âu.

Trong số 19 nước thành viên của khu vực đồng tiền chung châu Âu, Italy là quốc gia vẫn chưa thể phục hồi được hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng nợ công và cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra với liên minh tiền tệ này sau năm 2010.

Lĩnh vực sản xuất của Italy đã co hẹp 1/4 do cuộc khủng hoảng này. Nhiều ngân hàng, bị “ngập đầu” với các khoản nợ chính phủ, vẫn chưa thể trụ vững.

Châu Âu quay cuồng trong ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy? - Hình 2

Châu Âu đang “quay cuồng” trong cơn ác mộng Covid-19. (Ảnh: martenscentre.eu)

Chưa hết, trong suốt 20 năm tồn tại của khu vực Eurozone, Italy không ghi nhận bất cứ sự tăng trưởng kinh tế nào. Năng suất lao động thấp, nền tư pháp hoạt động kém hiệu quả, tình trạng tham nhũng và tội phạm có tổ chức là những vấn đề nhức nhối đối với một quốc gia có lịch sử lâu đời này.

Kể từ cuối thế kỷ 20, nợ công của Italy đã tăng cao một cách đáng lo ngại. Nếu như trước cuộc khủng hoảng năm 2020, con số này chiếm hơn 100% GDP thì hiện nay nó đang ở mức 135% GDP.

Từ quan điểm về y tế, các biện pháp khẩn cấp của Italy là rất cần thiết. Nhưng chúng mang lại rủi ro cho vô số các doanh nghiệp nhỏ, hoặc những doanh nghiệp do gia đình điều hành, phụ thuộc vào việc tiếp xúc hàng ngày với khách hàng hoặc giao dịch bằng tiền mặt.

Thủ tướng Italy tuần trước cho biết, chính phủ đã dành 25 tỷ euro (28 tỷ USD), tương đương khoảng 1,4% GDP, để bảo vệ nền kinh tế trước những mối đe dọa này.

Nhưng các nhà kinh tế học cho rằng con số này là không đủ, đồng thời cho rằng Italy cần phải cầu viện sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Video: WHO gửi thông điệp chống Covid-19 – “Hãy làm xét nghiệm”

Châu Âu bỏ rơi Italy?

Bất lực trước sự tàn phá của dịch bệnh, Italy đã phải nhờ đến các quốc gia đối tác và đồng minh hỗ trợ khẩn cấp. Nhưng hầu hết các quốc gia châu Âu vẫn “im hơi lặng tiếng”.

Đại diện thường trực của Italy tại EU Maurizio Massari cho biết: “ Chúng tôi đã kêu gọi cung cấp thiết bị y tế. Ủy ban Châu Âu đã chuyển đề nghị của chúng tôi đến các nước thành viên nhưng điều đó không hiệu quả“.

Lo sợ về sự thiếu hụt của chính mình, Đức và Pháp đã hạn chế xuất khẩu trang thiết bị y tế bảo hộ. 3M, một nhà sản xuất khẩu trang y tế tại Berlin cho biết những quy định hạn chế của Đức khiến họ không thể xuất hàng cho thị trường Italy. Trong khi Áo và Slovenia quyết định giới hạn nhập cảnh với công dân từ Italy.

Châu Âu quay cuồng trong ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy? - Hình 3

Anh cấm tụ tập đông người, đóng cửa hàng quán.

Chính phủ Italy đã chỉ trích EU và các thành viên của khối quá chậm trễ trong việc cung cấp viện trợ cho nước này chống lại đại dịch Covid-19.

Ông Matteo Salvini, người hiện là lãnh đạo Đảng Liên đoàn phương Bắc (NL) của Italy cho biết: “ Italy cần sự giúp đỡ nhưng những gì mà nước này nhận được là cú vỗ thẳng vào mặt“.

Để trấn an cơn giận của Rome, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng EU luôn đứng về phía Italy, đồng thời hứa hẹn sự linh hoạt đối với các quy tắc thâm hụt của EU và quỹ đầu tư trị giá 25 tỷ Euro để chống khủng hoảng trên toàn khối, tờ Financial Times cho biết.

Theo các nhà phân tích, việc các nước còn lại trong EU có phản ứng như vậy cũng là điều dễ hiểu. Bởi hầu hết mọi người đều cho rằng nếu Italy cần sự giúp đỡ thì chi phí có thể lên tới hàng trăm tỷ euro.

Châu Âu quay cuồng trong ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy? - Hình 4

Do đó, sẽ không đơn giản để giành được sự chấp thuận của chính phủ các nước châu Âu khác như Đức, Pháp, Anh, vốn đang bị chia rẽ về vấn đề cải cách khu vực đồng tiền chung châu Âu, chính sách tị nạn và các vấn đề khác liên quan đến chủ quyền quốc gia.

Hơn nữa, các quốc gia nói trên vẫn đang phải “ngụp lặn” trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, lo sợ viễn cảnh sẽ xảy đến với họ như những gì đã và đang diễn ra tại Italy. Vì thế họ cần phải đảm bảo có đủ nguồn cung cho bệnh viện, bệnh nhân và nhân viên y tế của mình. Chưa hết, bản thân châu Âu cũng rơi vào tình trạng lao đao, khi Mỹ và nhiều quốc gia ở châu Á đã ban hành lệnh cấm hoặc giới hạn công dân đến từ khu vực này.

Trung Quốc thực hiện cam kết hỗ trợ

Trong lúc các nước thành viên trong EU “chần chừ”, một quốc gia khác ngay lập tức đáp lại lời kêu gọi của Italy. Đó là Trung Quốc.

Vào hôm 12/3, máy bay của Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay ở Rome, đưa nhóm chuyên gia y tế và mang theo 31 tấn vật tư y tế, gồm trang thiết bị chăm sóc đặc biệt, thiết bị bảo vệ y tế và thuốc kháng virus tới Italy.

Châu Âu quay cuồng trong ác mộng Covid-19, ai sẽ cứu Italy? - Hình 5

Dịch Covid-19 tiếp tục lan nhanh ra nhiều nước châu Âu. (Ảnh: Reuters)

Trong số các trang thiết bị có máy trợ thở, theo dõi sức khỏe và máy khử rung tim. Số trang thiết bị này sẽ được dùng để thiết lập cơ sở hồi sức tích cực dành cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Italy.

Đây là những gì mà Ngoại trưởng Vương Nghị đã hứa với Ngoại trưởng Italy trong cuộc điện đàm vào ngày 10/3.

Chúng tôi sẽ không quên sự hỗ trợ mà Italy cung cấp cho Trung Quốc vào thời điểm khó khăn cho chúng tôi trong dịch bệnh. Bây giờ chúng tôi cũng sẵn sàng sát cánh bên cạnh người dân Italy“, ông Vương Nghị nói.

Italy và Trung Quốc đã tăng cường hợp tác thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh. Đây là sáng kiến đầy hoài bão của Trung Quốc kết nối nước này với các quốc gia khác ở châu Á, châu Phi và châu Âu.

Việc nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tham gia sáng kiến này giúp mở cánh cửa để Bắc Kinh tiến sâu vào châu Âu. Trước đó, hai bên cũng xúc tiến chương trình hợp tác an ninh.

Sự giúp đỡ của Trung Quốc lại càng làm tô đậm thêm việc thiếu hỗ trợ của EU đối với Italy. Một số nhà phân tích cho rằng, đại dịch Covid-19 có thể coi là phép thử đối với tình đoàn kết và ý chí chính trị của châu Âu.

New York Times dẫn lời chuyên gia Constanze Stelzenmller tại Viện Brookings cho biết: “ Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đại dịch Covid-19 là thách thứ 3 đối với khả năng hợp tác của châu Âu bởi virus không phân biệt biên giới. Chúng ta cần phải tăng cường hợp tác trong việc quản lý y tế và tài chính“.

Ông Stelzenmller nhấn mạnh: “Đây là một phép thử lớn đối với EU. Dịch Covid-19 đã đứng đầu trong số những cuộc khủng hoảng hiện hữu về nhập cư và pháp luật. Các giá trị của châu Âu, sự đoàn kết, gắn bó giờ đây giống như những cụm từ trống rỗng trong khi giai đoạn đỉnh của dịch bệnh chưa biết khi nào mới xảy ra“.

Giới phân tích cho rằng, hậu quả tiềm tàng do Covid-19 gây ra đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nói riêng và EU nói chung sẽ là rất lớn.

Nếu không có hành động nhất quán, mang tính phối hợp từ tất cả các chính phủ EU, vượt ra ngoài khuôn khổ các biện pháp nhằm ổn định thị trường và thanh khoản mà Ngân hàng Trung ương châu Âu công bố ngày 12/3, sự tồn tại của liên minh tiền tệ bên trong châu Âu có thể bị đe dọa lần thứ 2 trong 1 thập kỷ.

Riêng với Italy, những gì nước này cần hiện nay là sự ủng hộ và tình đoàn kết từ phần còn lại của châu Âu.

HỒNG ANH (Nguồn: VOV)

Hàn Quốc và Italy - 2 bài học hoàn toàn khác nhau về ứng phó Covid-19

Covid-19 bùng phát ở Hàn Quốc và Italy gần như trong cùng một giai đoạn, nhưng diễn biến của dịch ở 2 nước đang chuyển biến theo 2 hướng khác nhau, đặc biệt là số người tử vong.

Ở Italy, hàng chục triệu người đang phải sống trong lệnh phong toả được áp dụng trên cả nước trong bối cảnh số cả tử vong vì Covid-19 ở nước này đã vượt mốc 1.000. Nhưng ở Hàn Quốc, quốc gia mà thời điểm bùng phát dịch gần giống với Italy, chỉ có vài chục nghìn người bị phong toả và số ca tử vong chỉ là 67.

Khi virus tiếp tục lan rộng và nhanh chóng trên khắp thế giới, câu chuyện của Hàn Quốc và Italy đã trở thành một minh hoạ rõ nét về vấn đề mà các nước khác sẽ gặp phải, nếu như số ca nhiễm bất ngờ tăng vọt.

Hàn Quốc và Italy - 2 bài học hoàn toàn khác nhau về ứng phó Covid-19 - Hình 1

Các nhân viên y tế Hàn Quốc tại một điểm xét nghiệm lưu động, nơi người dân có thể lái xe qua để thực hiện mà không cần phải vào bệnh viện. Ảnh: Reuters.

Làm gì khi không thể làm như Trung Quốc?

Sẽ là không thực tế nếu xét nghiệm Covid-19 cho tất cả người tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus, nhưng đối với giới chức y tế các nước, câu trả lời gần đúng nhất là cách ly theo vùng và sau đó xét nghiệm để khoanh vùng sự lây lan của dịch bệnh.

Italy bắt đầu bằng việc thực hiện phong toả trên quy mô lớn, sau đó thu hẹp vòng vây và tập trung vào những khu vực có mật độ lây nhiễm cao. Điều này sẽ giúp họ không phải xử lý hàng trăm nghìn mẫu xét nghiệm mỗi ngày, nhưng cũng có một điều phải đánh đổi: họ sẽ khiến cả đất nước 60 triệu dân cảm thấy ngột ngạt vì lệnh phong toả này.

Ngay cả Giáo hoàng Francis, người đang bị cảm lạnh và phải thực hiện các buổi lễ của Vatican trực tuyến, cho biết ông cảm thấy mình như "bị nhốt trong thư viện".

Cách đó hàng chục nghìn km tại Hàn Quốc, chính quyền có cách tiếp cận tương đối khác đối với một đợt bùng phát Covid-19 với kích cỡ tương tự như của Italy. Hàng trăm nghìn người được xét nghiệm virus corona và những người nghi nhiễm được theo dõi và kiểm soát thông qua công nghệ vệ tinh và điện thoại thông minh.

Cả hai nước đều phát hiện nhưng ca nhiễm đầu tiên vào cuối tháng 1, và từ đó đến nay Hàn Quốc ghi nhận 67 ca tử vong trong tổng số 8.000 ca nhiễm, sau khi thực hiện xét nghiệm cho hơn 222.000 người. Trong khi đó, Italy đã ghi nhận 1.266 trường hợp tử vong và hơn 17.000 ca nhiễm trong khi mới chỉ xét nghiệm cho 73.000 người.

Các nhà dịch tễ học cho rằng rất khó để so sánh trực tiếp các con số của hai nước, nhưng sự khác biệt này gợi ý rằng chúng việc xét nghiệm quyết liệt trên quy mô lớn là công cụ hiệu quả để chống lại sự lây lan của virus.

Hàn Quốc và Italy - 2 bài học hoàn toàn khác nhau về ứng phó Covid-19 - Hình 2

Không phải quốc gia nào cũng có thể thực hiện biện pháp cách ly mạnh mẽ và triệt để với một vùng rộng lớn như những gì Trung Quốc đã làm với Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: AP.

Ông Jeremy Konyndyk, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, một thinktank có trụ sở tại Washington, cho rằng việc xét nghiệm rộng rãi có thể cho các quốc gia một bức tranh toàn cảnh hơn về mức độ bùng phát của dịch. Nhưng nếu năng lực xét nghiệm hạn chế, ông cho rằng chính quyền phải có những hành động táo bạo hơn để hạn chế sự di chuyển của người dân.

"Tôi cảm thấy không thoải mái với việc bị áp đặt hạn chế di chuyển. Trung Quốc làm điều đó, nhưng Trung Quốc có thể làm điều đó vì người Trung Quốc sẽ tuân thủ điều đó", ông Konyndyk nhận định.

So với Trung Quốc, Hàn Quốc và Italy là mô hình phù hợp hơn để Mỹ hoặc các nước châu Âu khác có thể học hỏi trong trường hợp Covid-19 bùng phát.

Hàn Quốc dựa vào công nghệ và dữ liệu lớn

Hàn Quốc, với dân số 50 triệu người, đang có khoảng 29.000 người tự cách ly. Việc phong toả chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, với ít nhất một khu dân cư nơi tỷ lệ lây nhiễm ở mức cao. Tới lúc này, chưa có vùng nào của Hàn Quốc bị phong toả hoàn toàn.

Seoul cho biết chính quyền đã học được bài học từ đợt bùng phát dịch MERS hồi năm 2015 và đã cố gắng để công bố thông tin minh bạch và rộng rãi nhất có thể tới người dân. Hàn Quốc thực hiện xét nghiệm trên quy mô lớn, bao gồm cả những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Chính quyền cũng thu thập và xử lý dữ liệu lớn từ nhiều nguồn: các camera công cộng, GPS từ ứng dụng bản đồ của điện thoại thông minh và xe hơi, lịch sử giao dịch thẻ tín dụng, lịch sử xuất nhập cảm và thông tin cá nhân - sau đó công khai dữ liệu này để người dân chủ động đi xét nghiệm nếu nghĩ mình có khả năng nhiễm bệnh.

Ngoài việc giúp theo dõi người nhiễm, hệ thống dữ liệu lớn của Hàn Quốc còn giúp các bệnh viện quản lý tốt bệnh nhân. Những người dương tính với Covid-19 sẽ được tự cách ly và theo dõi từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, và được kiểm tra thường xuyên bằng các cuộc điện thoại từ nhân viên y tế.

Khi có giường bệnh trống, xe cứu thương sẽ đến đón bệnh nhân và đưa tới bệnh viện cách ly, tất cả đều miễn phí.

Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng phải đánh đổi một thứ đó là quyền riêng tư của công dân. Việc công bố thông tin cá nhân và lịch sử đi lại của người nhiễm để công chúng biết là điều khó chấp nhận ở những xã hội phương Tây. Mặc dù Trung Quốc và Singapore cũng áp dụng biện pháp tương tự, nhiều người dân Hàn Quốc tỏ ra bất bình.

Hàn Quốc và Italy - 2 bài học hoàn toàn khác nhau về ứng phó Covid-19 - Hình 3

Hàn Quốc là nước sử dụng hiệu quả năng lực xét nghiệm để kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19. Ảnh: AP.

"Công bố thông tin về bệnh nhân luôn đi kèm với các vấn đề vi phạm quyền riêng tư", ông Choi Jae Wook, giáo sư y tế dự phòng tại Đại học Hàn Quốc, nhận định.

Ông Kim Gang Lip, Thứ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết các biện pháp truyền thống như phong toả và cách ly chỉ có hiệu quả ở một mức độ nhất định, và sẽ gây tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Theo ông Kim, cách tiếp cận như vậy là "bảo thủ, mang tính ép buộc và không linh hoạt".

Italy gặp khó khăn vì năng lực xét nghiệm

Cách nhau cả chục nghìn km nhưng có nhiều điều tương tự giữa Italy và Hàn Quốc: nơi bùng phát dịch là một cộng đồng dân cư nhỏ, thay vì một siêu đô thị. Vì vậy, hệ thống chăm sóc sức khoẻ tại những thị trấn này sớm bị quá tải.

Tại Italy, mọi chuyện bắt đầu cách đây một tháng khi người đàn ông 38 tuổi đến bệnh viện với những triệu chứng giống cúm, nhưng các bác sĩ đã không làm xét nghiệm Covid-19 cho người này vì anh ta không tới Trung Quốc - một tiêu chí xét nghiệm trong hướng dẫn của giới chức - thay vào đó cho người này về nhà.

Khi triệu chứng không giảm, người này trở lại bệnh viện nhưng vẫn không được xét nghiệm, cho tới khi một bác sĩ quyết định bỏ qua các quy định và làm xét nghiệm Covid-19 cho bệnh nhân. Kết quả là người đàn ông này dương tính, và có thể đã lây cho rất nhiều người trong thời gian quý giá đó. Các chuyên gia giờ đây cho rằng anh bị lây Covid-19 từ Đức chứ không phải Trung Quốc.

Việc quyết định tiêu chí xét nghiệm luôn là điều hết sức khó khăn, trong bối cảnh năng lực xét nghiệm là có hạn và hệ thống y tế thì quá tải. Tại Italy, ban đầu chính quyền các vùng xét nghiệm bắt buộc trên diện rộng, và thống kê tất cả những trường hợp dương tính dù cho bệnh nhân không có triệu chứng.

Sau đó một thời gian, Italy thay đổi chiến thuật xét nghiệm, chỉ áp dụng và thống kê những trường hợp có triệu chứng. Giới chức cho biết điều này sẽ giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực vì nguy cơ lây nhiễm của người không có triệu chứng là thấp hơn, và việc xét nghiệm ít hơn cũng giúp kết quả được đưa ra nhanh hơn. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất của cách tiếp cận này là những người không có triệu chứng vẫn có thể nhiễm virus và truyền bệnh cho người khác.

Hàn Quốc và Italy - 2 bài học hoàn toàn khác nhau về ứng phó Covid-19 - Hình 4

Italy chấp nhận phong toả toàn bộ đất nước để kiềm chế sự lây lan của Covid-19, do lo ngại tình hình sẽ xấu đi gấp nhiều lần nếu dịch bệnh tiến xuống phía nam. Ảnh: Reuters.

Mặt khác, xét nghiệm càng nhiều thì sẽ ca nhiễm Covid-19 sẽ càng tăng, và điều đó sẽ khiến cho hệ thống y tế quá tải. Mặc dù Italy có hệ thống y tế được đánh giá cao, với mức chi cho y tế công tương đương Hàn Quốc, nhưng hiện tại hệ thống này đang phải hoạt động ngoài công suất thiết kế, đặc biệt là với các phòng chăm sóc đặc biệt.

Hệ thống y tế bị đẩy tới giới hạn

Ông Pier Luigi Viale, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Sant'Orsola-Malpighi ở Blogna, đang phải làm việc suốt ngày đêm ở 3 bệnh viện khác nhau. Bệnh viện của ông đang phải chữa trị một loạt các ca nhiễm Covid-19. Các bác sĩ của ông đang tất bật giúp đỡ các bệnh viện và phòng khám khác trong khu vực. Thêm vào đó là các bệnh nhân nguy kịch do các bệnh khác.

"Nếu mọi thứ kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, chúng tôi sẽ cần thêm tiếp viện", ông nói với Reuters.

Tuần trước, thị trưởng của Castiglione d'Adda, một thị trấn 5.000 dân ở Lombardy, đã phải lên mạng kêu gọi cứu trợ khẩn cấp. Ông cho biết bệnh viện nhỏ ở thị trấn đã phải đóng cửa vì hết công suất, và ông chỉ có 1 bác sĩ điều trị cho hơn 100 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ba trong số bốn bác sĩ của thị trấn đang phải tự cách ly.

"Bác sĩ và y tá đang ở giới hạn. Nếu bạn phải chăm sóc cho người thở máy, bạn cần phải theo dõi họ liên tục, bạn sẽ không thể chăm sóc cho những bệnh nhân mới", một y tá ở vùng Lombardy cho biết.

Nghiên cứu cho thấy mỗi trường hợp nhiễm Covid-19 trung bình sẽ lây cho 2 người khác, vì vậy giới chức địa phương ở Lombardy đã cảnh báo về việc hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở đây sẽ gặp khủng hoảng nếu xu hướng lây lan tiếp tục như hiện tại. Và nếu như dịch bệnh lan tới vùng phía nam kém phát triển hơn của Italy, tình hình sẽ tồi tệ hơn gấp nhiều lần.

Áp lực nhất là các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Để hoạt động, những cơ sở này cần có bác sĩ chuyên khoa và các thiết bị đắt tiền, và không được thiết kế cho những dịch bệnh lan rộng. Italy có khoảng 5.000 giường chăm sóc đặc biệt, và trong những tháng mùa đông, sẽ có nhiều giường dành cho các bệnh nhân có vấn đề về hô hấp.

Lombardy và Veneto là hai vùng phát triển nhất đất nước, và có khoảng 1.800 giường bệnh ICU ở đây, gồm cả bệnh viện tư và công.

Hàn Quốc và Italy - 2 bài học hoàn toàn khác nhau về ứng phó Covid-19 - Hình 5

Hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Italy đang bị quá tải, với các bác sĩ và y tá bị đẩy tới giới hạn. Ảnh: Reuters.

Thêm một gánh nặng nữa đối với hệ thống chăm sóc sức khoả của Italy, đó và việc phụ thuộc vào các nhân viên y tế để theo dõi những người có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19.

Một bác sĩ ở Bologna, người yêu cầu giấu tên, chia sẻ với Reuters rằng ông phải dành 12 tiếng mỗi ngày để theo dõi sức khoẻ của những người có liên hệ với bệnh nhân dương tính, để đảm bảo phát hiện kịp thời ca nhiễm tiếp theo.

"Bạn có thể làm điều đó nếu số ca nhiễm là 2 hoặc 3. Nhưng nếu nó tăng lên, bạn sẽ phải bỏ qua một số thứ. Hệ thống sẽ tan tành nếu chúng tôi tiếp tục chủ động xét nghiệm mọi người rồi làm việc kiểu này", vị bác sĩ chia sẻ.

Theo news.zing.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?
05:47:56 26/01/2025
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoàiUkraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài
11:29:58 26/01/2025
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"
10:52:20 26/01/2025
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống TrumpGiải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
16:13:37 26/01/2025
Colombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nướcColombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nước
13:30:33 27/01/2025

Tin đang nóng

Nóng: Chính thức bắt giữ, dẫn độ nam diễn viên lừa bán hàng trăm đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan - MyanmarNóng: Chính thức bắt giữ, dẫn độ nam diễn viên lừa bán hàng trăm đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan - Myanmar
12:27:17 27/01/2025
Xuất hiện thông tin 1 cặp đôi nổi tiếng đã có con nhưng chưa cưới đang làm thủ tục ly hônXuất hiện thông tin 1 cặp đôi nổi tiếng đã có con nhưng chưa cưới đang làm thủ tục ly hôn
12:12:29 27/01/2025
Xót xa cảnh Chu Thanh Huyền bị ốm nhập viện, Quang Hải một mình chăm vợ, giặt giũ ngày giáp tếtXót xa cảnh Chu Thanh Huyền bị ốm nhập viện, Quang Hải một mình chăm vợ, giặt giũ ngày giáp tết
12:35:21 27/01/2025
Hội cầu thủ nổi tiếng đón tết: Xuân Son "nhập gia tuỳ tục" hát karaoke tưng bừng, Văn Lâm cùng vợ bầu decor nhà cửaHội cầu thủ nổi tiếng đón tết: Xuân Son "nhập gia tuỳ tục" hát karaoke tưng bừng, Văn Lâm cùng vợ bầu decor nhà cửa
12:33:38 27/01/2025
Hà Nội: Thông tin chính thức về sự cố rơi drone gây cháy tại lễ tổng duyệt ở Mỹ ĐìnhHà Nội: Thông tin chính thức về sự cố rơi drone gây cháy tại lễ tổng duyệt ở Mỹ Đình
12:07:26 27/01/2025
Khách Tây thắc mắc sao không dùng dao cắt bánh chưng, sau đó được trải nghiệm ngay cảm giác "diệu kỳ" khi cắt bằng lạtKhách Tây thắc mắc sao không dùng dao cắt bánh chưng, sau đó được trải nghiệm ngay cảm giác "diệu kỳ" khi cắt bằng lạt
12:09:20 27/01/2025
1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh
15:25:38 27/01/2025
Bắt đối tượng giả danh Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang lừa gần 1 tỷ đồngBắt đối tượng giả danh Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang lừa gần 1 tỷ đồng
11:23:46 27/01/2025

Tin mới nhất

Tám người thương vong trong một vụ nổ ở Tây Nam Pakistan

Tám người thương vong trong một vụ nổ ở Tây Nam Pakistan

13:27:18 27/01/2025
Quan chức xác nhận các nạn nhân bị thương đã được chuyển đến bệnh viện gần đó, trong đó 3 người, bao gồm một nhân viên phụ xe buýt, đang trong tình trạng nguy kịch.
Ông Lukashenko giành số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Belarus

Ông Lukashenko giành số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Belarus

13:05:52 27/01/2025
Ủy ban bầu cử Belarus cho biết, tỷ lệ cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử lần này đạt 81,5% trong tổng số 6,9 triệu người đủ điều kiện bỏ phiếu.
Thái Lan kêu gọi người gốc Hoa sử dụng đồ vàng mã kỹ thuật số trong dịp Tết

Thái Lan kêu gọi người gốc Hoa sử dụng đồ vàng mã kỹ thuật số trong dịp Tết

12:59:09 27/01/2025
Ông Anukul nhấn mạnh cam kết của chính phủ trong việc cải thiện chất lượng không khí, đặc biệt khi Bangkok và nhiều thành phố lớn khác ở Thái Lan đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 ở mức độ nguy hiểm.
Phát hiện linh cẩu đốm ở Ai Cập sau 5.000 năm

Phát hiện linh cẩu đốm ở Ai Cập sau 5.000 năm

05:46:07 27/01/2025
Một con linh cẩu đốm đã được phát hiện ở khu vực Đông Nam Ai Cập, lần đầu tiên sau khoảng 5.000 năm, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử động vật hoang dã của khu vực này.
Tổng thống Mỹ yêu cầu Ai Cập, Jordan nhận thêm người Palestine

Tổng thống Mỹ yêu cầu Ai Cập, Jordan nhận thêm người Palestine

05:45:32 27/01/2025
Ông cũng cảnh báo rằng việc này sẽ mở đường cho một kịch bản tương tự ở Bờ Tây, khiến người Palestine bị đẩy sang Jordan, đồng thời phá hủy ý nghĩa của một nhà nước Palestine trong tương lai.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt 15 người liên quan vụ cháy khách sạn làm 78 người tử vong

Thổ Nhĩ Kỳ bắt 15 người liên quan vụ cháy khách sạn làm 78 người tử vong

05:44:49 27/01/2025
Theo các chuyên gia độc lập, khách sạn Grand Kartal ở khu trượt tuyết Kartalkaya ở phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ thiếu các biện pháp an toàn cơ bản để phòng chống cháy nổ. Thảm kịch đã đặt ra vấn đề về trách nhiệm của các bên liên quan.
Anh siết chặt luật mua dao sau vụ thảm sát tại Southport

Anh siết chặt luật mua dao sau vụ thảm sát tại Southport

05:31:43 27/01/2025
Các biện pháp này sẽ được đưa vào một dự luật dự kiến trình lên cơ quan lập pháp Anh trong vài tháng tới, nhằm đảm bảo an toàn công cộng và ngăn chặn những bi kịch tương tự tái diễn trong tương lai.
Hầu hết người dân Thái Lan phản đối hợp pháp hóa sòng bạc

Hầu hết người dân Thái Lan phản đối hợp pháp hóa sòng bạc

05:16:20 27/01/2025
Khi được hỏi liệu có đồng ý với nỗ lực hợp pháp hóa cờ bạc trực tuyến của chính phủ hay không: 58,32% cho biết họ hoàn toàn không đồng ý; 19,92% hoàn toàn đồng ý; 11,45% đồng ý một phần và 10,31% không đồng ý một phần.
Bước đột phá lớn của Ukraine trong chiến lược chống tên lửa hành trình của Liên bang Nga

Bước đột phá lớn của Ukraine trong chiến lược chống tên lửa hành trình của Liên bang Nga

04:53:34 27/01/2025
Một bài đăng trên kênh Telegram của Hải quân Ukraine vào ngày 25/1 cho thấy một tên lửa đất đối không gắn trên tàu đã bắn hạ một tên lửa hành trình của Liên bang Nga đang tấn công một cảng thương mại ở Biển Đen.
Tấn công nhằm vào bệnh viện chính của Sudan khiến 70 người tử vong

Tấn công nhằm vào bệnh viện chính của Sudan khiến 70 người tử vong

04:29:58 27/01/2025
Trong tuyên bố đăng tải trên tài khoản mạng xã hội cá nhân, người đứng đầu WHO cho biết vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại thời điểm bệnh viện đông bệnh nhân đang điều trị.
Thái Lan triển khai sáng kiến để chống khói bụi

Thái Lan triển khai sáng kiến để chống khói bụi

04:27:55 27/01/2025
Theo đó, chính quyền cho phép người dân sử dụng phương tiện công cộng miễn phí trong vòng một tuần, bắt đầu từ 25/1, nhằm giảm lượng xe cá nhân và cải thiện chất lượng không khí.
Thủ tướng Slovakia tuyên bố Ukraine khó gia nhập NATO

Thủ tướng Slovakia tuyên bố Ukraine khó gia nhập NATO

04:25:36 27/01/2025
Tuyên bố của ông Fico được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Slovakia và Ukraine, khi chính phủ của ông theo đuổi lập trường chỉ trích các chính sách của phương Tây về xung đột Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Làm đẹp

17:01:32 27/01/2025
Uống nước lọc ấm khi bụng đói mang đến hiệu quả lớn trong việc thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm sẽ giảm bớt, da sẽ ít mụn trứng cá hơn.
Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?

Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?

Sao việt

16:50:30 27/01/2025
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết nguyên đán 2025, thế nhưng, showbiz Việt cũng còn 101 bí ẩn xảy ra trong năm vừa qua mà netizen chưa tìm được lời giải.
4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

Trắc nghiệm

16:33:37 27/01/2025
Để thu hút tài lộc và bảo vệ của cải, việc chọn đúng loại cây trồng trước và sau nhà đóng vai trò quan trọng trong phong thủy.
Xuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũi

Xuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũi

Sao thể thao

16:04:52 27/01/2025
Năm nay, Xuân Son đã có quốc tịch Việt Nam và cũng được yêu mến hơn nhất nhiều sau khi có màn ra mắt đầy ấn tượng cùng đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024.
Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Thời trang

15:53:11 27/01/2025
Ngôi sao gốc Latinh đã diện bộ trang phục leo núi, khoe một chiếc quần jeans bóng kết hợp với bốt chiến đấu bằng da lộn và áo len cao cổ màu trung tính, hoàn chỉnh với một chiếc mũ cao bồi phù hợp.
Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Nhạc quốc tế

15:17:36 27/01/2025
Jennie vừa tung loạt thông tin quan trọng chuẩn bị cho màn ra mắt album đầu tay RUBY khiến fan nhạc phấn khích không yên.
Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Tin nổi bật

15:11:37 27/01/2025
Tại hiện trường, nam tài xế cầm lái xe ô tô gây tai nạn cho biết do bản thân buồn ngủ nên không làm chủ được tay lái. Thời điểm đâm vào xe máy do quá hoảng hốt nên đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?

Hậu trường phim

15:11:36 27/01/2025
Trấn Thành trở lại đường đua phim Tết 2025 với Bộ tứ báo thủ , nhưng liệu anh có tiếp tục thống trị phòng vé như những năm trước khi có nhiều đối thủ cạnh tranh?
Sao Hàn 27/1: Song Hye Kyo đáp trả về 'bộ ba nữ thần', không nhắc Son Ye Jin

Sao Hàn 27/1: Song Hye Kyo đáp trả về 'bộ ba nữ thần', không nhắc Son Ye Jin

Sao châu á

15:08:40 27/01/2025
Song Hye Kyo vừa có những chia sẻ về bộ ba mỹ nhân đình đám Tae-Hye-Ji, tuy nhiên việc cô không hề nhắc đến Son Ye Jin đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Ăn gì để bổ mắt, thực phẩm giàu vitamin ngăn ngừa lão hóa mắt

Ăn gì để bổ mắt, thực phẩm giàu vitamin ngăn ngừa lão hóa mắt

Sức khỏe

15:05:21 27/01/2025
Lutein và zeaxanthin thường được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, ngoài ra còn có ở trứng, ngô và nho đỏ. Carotenoid được hấp thụ tốt hơn khi ăn kèm với chất béo, vì vậy bạn nên thêm một ít bơ hoặc dầu khi ăn cùng những thực phẩm tr...
Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?

Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?

Netizen

15:04:45 27/01/2025
Mới đây, siêu mẫu Thanh Hằng đã đăng tải loạt hình cô và ông xã mặc áo dài, chụp ảnh trong nhà riêng đã được trang trí để đón Tết.