Châu Âu nỗ lực tìm biện pháp đối phó với hiện tượng cháy xe điện
Mặc dù nguy cơ xảy ra cháy xe điện thấp hơn so với ô tô sử dụng động cơ đốt trong (ICE) truyền thống nhưng chúng cũng gây ra thách thức lớn đối với lực lượng cứu hỏa.
Nguy cơ tiềm tàng
Một vụ cháy xe điện xảy ra ngày 1/10 tại Ấn Độ. Ảnh: India Times
Xe điện (EV) được đánh giá là giải pháp đầy hứa hẹn thân thiện hơn với môi trường để thay thế ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi này, một câu hỏi lớn vẫn chưa được trả lời: liệu chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng để xử lý nguy cơ cháy nổ của pin xe điện?
Đội cứu hỏa London (Anh) vào mùa Hè này đánh giá hiện tượng cháy xe đạp và xe máy điện có chiều hướng gia tăng với 123 vụ cháy, một con số cao kỷ lục.
Theo cơ quan cứu hỏa và cứu hộ London, nhân viên điều tra đã kêu gọi Văn phòng Tiêu chuẩn và An toàn Sản phẩm (OPSS) của Anh đưa ra các tiêu chuẩn an toàn chặt chẽ hơn sau cái chết của một người đàn ông trong vụ cháy xe đạp điện hồi tháng 3. Vậy vấn đề là gì?
Không giống như ô tô sử dụng động cơ đốt trong (ICE) truyền thống, xe điện hoạt động dựa trên năng lượng từ pin lithium-ion, theo các chuyên gia đây chính là yếu tố rủi ro. Loại pin này mang nguy cơ xảy ra hiện tượng “thoát nhiệt” với nhiệt độ tăng nhanh dẫn đến khó dập lửa.
Xe điện có thể cháy một thời gian sau khi va chạm và thậm chí tự bốc cháy lại. Chúng cũng tạo ra một loại khí độc gọi là hydro florua khi cháy. Các chuyên gia đánh giá việc tiếp xúc với hydro florua có thể mang nguy cơ ngay cả khi mặc quần áo bảo hộ.
Video đang HOT
Có thể cần hàng nghìn gallon nước để dập tắt đám cháy pin lithium, nhiều hơn lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy ô tô chạy bằng xăng. Theo Hiệp hội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quốc tế (CTIF), việc dập tắt một chiếc Tesla đang cháy có thể tiêu tốn tới 40.000 gallon nước.
Chiến lược và công nghệ mới
Theo Euronews, để giảm thiểu những tai nạn như vậy cần có kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và chiến lược ứng phó khẩn cấp.
Năm 2011, Cơ quan Dự phòng Dân sự Thụy Điển (MSB) đã thành lập một nhóm chuyên xuất bản báo cáo và hướng dẫn về các vụ cháy xe điện. Giám đốc điều hành của MSB – bà Yvonne Nsman cho biết: “Chúng tôi bắt đầu dự án vì nhận thấy xe điện ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Và chúng tôi bắt đầu thảo luận về chúng. Chúng tôi đã tổ chức một hội thảo và mọi người đều đặt câu hỏi về việc liệu có những thách thức nào khác từ góc độ cứu hộ với xe điện so với xe chạy bằng dầu diesel và xăng hay không”.
Tại Thụy Điển, số lượng xe điện được đăng ký đã tăng 370% trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022. Bà Nsman bổ sung: “Công nghệ mới thường tiềm ẩn rủi ro chưa được biết đến. Bài học rút ra là cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi, đặc biệt là khi mọi thứ còn khá mới mẻ”.
Tăng cường chuẩn bị
“Container dập lửa” của lực lượng cứu hỏa Copenhagen (Đan Mạch). Ảnh: Euronews
MSB đã xuất bản một báo cáo trong năm nay trình bày chi tiết các phương pháp dập tắt hỏa hoạn đối với pin lithium-ion trong xe điện. Một trong những phương pháp được thử nghiệm là sử dụng bình chữa cháy do công ty Coldcut Systems của Thụy Điển sản xuất. Bình chữa cháy này áp dụng phương pháp Cobra với hỗn hợp cát và nước để khoan một lỗ nhỏ vào vỏ pin và bơm nước áp suất lên đến 300 bar vào module”. Các vùng nhiệt độ cao có tên “điểm nóng” được kiểm tra liên tục bằng camera chụp ảnh nhiệt, camera này cũng xác định khoảng cách an toàn mà người vận hành có thể can thiệp.
Giám đốc điều hành của Coldcut Systems – ông Martin Orman nói với Euronews Next: “Chúng tôi đã có kinh nghiệm làm mát module trong vòng 15 phút với chưa đầy một nghìn lít nước. Với cùng thời gian đó, khi sử dụng phương pháp truyền thống bạn có thể buộc phải dùng lượng nước gấp 20 lần chỉ để làm mát từ bên ngoài”.
Đổi mới trong công nghệ chữa cháy có tiềm năng tăng cường đáng kể khả năng sẵn sàng ứng phó với các đám cháy xe điện. Các nhà nghiên cứu và kỹ sư ở châu Âu đang khám phá các phương án mới khác.
Năm 2020, lực lượng cứu hỏa Copenhagen (Đan Mạch) đã sáng tạo ra “container dập lửa” được thiết kế dành riêng cho xe điện. Xe điện hư hại có thể được đưa vào “container dập lửa” và đưa tới vị trí an toàn. Bên trong container có đầu phun nước để dập lửa và làm mát pin của xe.
Tàu chở 3.000 ô tô cháy ngoài khơi Hà Lan làm dấy lên lo ngại về xe điện
Vụ việc tàu chở hơn 3.000 xe ô tô, trong đó có nhiều xe điện, cháy ở ngoài khơi bờ biển Hà Lan ngày 25/7 đang khiến các chuyến gia lo lắng về rủi ro liên quan đến phương tiện không phát thải này.
Tàu chở hàng bốc cháy ở ngoài khơi đảo Ameland, phía Bắc Hà Lan ngày 26/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Vụ hỏa hoạn xảy ra trên tàu chở hàng Fremantle Highway có trọng tải 18.500 tấn. Đã có một người thiệt mạng và một số người khác bị thương trong vụ việc. Công ty Shoei Kisen của Nhật Bản, chủ sở hữu tàu Fremantle Highway cho biết họ đang làm việc với các nhà chức trách để kiểm soát vụ hỏa hoạn.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời người đại diện của công ty cho thuê tàu Fremantle Highway là "K" Line (Nhật Bản) ngày 28/7 cho biết có tổng cộng 3.783 ô tô mới trên con tàu, trong đó có 498 xe điện.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hà Lan thừa nhận vẫn chưa được xác định được nguyên nhân của vụ cháy. Tuy nhiên, đài truyền hình RTL của Hà Lan đã phát một đoạn ghi âm trong đó người ứng cứu khẩn cấp nói rằng "ngọn lửa bắt nguồn từ pin một chiếc ô tô điện".
Có 209 vụ cháy tàu được ghi nhận trong năm 2022, con số cao nhất trong một thập niên và nhiều hơn 17% so với năm 2021. Trong số đó, 13 vụ xảy ra trên các tàu chở ô tô, nhưng không rõ có bao nhiêu xe điện liên quan.
Tuy vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra vụ cháy tàu Fremantle Highway nhưng điều này đã làm dấy lên nhiều lo lắng. Người phát ngôn của Hiệp hội Hoàng gia các chủ tàu Hà Lan - Nathan Habers nhận định: "Điểm mù của vận chuyển ô tô điện trang bị pin là khi chúng bắt lửa thì không thể dập tắt bằng nước hoặc thậm chí là phương pháp giảm oxy".
Mối nguy hiểm trong pin lithium-ion là "sự thoát nhiệt" - việc gia tăng nhiệt độ nhanh chóng và không thể ngăn cản dẫn đến các đám cháy trong xe điện khó dập tắt và có thể tự bùng phát trở lại.
Giám đốc điều hành của Hiệp hội An toàn Hàng hải ba bang bao gồm Delaware, Pennsylvania và New Jersey (Mỹ) - ông Douglas Dillon cho biết: "Hệ thống chữa cháy trên những con tàu khổng lồ chuyên chở ô tô không được thiết kế để đối phó với những đám cháy nóng hơn đó và các công ty vận chuyển cũng như cơ quan quản lý đang nỗ lực để bắt kịp".
Rủi ro càng gia tăng bởi mô hình kinh doanh được các công ty như chủ sở hữu của tàu Fremantle Highway áp dụng. Tàu chở ô tô được ví như nhà để xe nổi và có thể chở hàng nghìn phương tiện. Tuy nhiên, không giống như các bãi đỗ xe, những chiếc ô tô được xếp sát nhau với khoảng trống từ 30-60 cm trên đầu.
Ông Dillon nói rằng lính cứu hỏa thường dập tắt các đám cháy do pin xe điện trên đường bằng cách dọn sạch khu vực xung quanh phương tiện đang cháy và đổ nước vào bên dưới. Tuy nhiên biện pháp này khó áp dụng được trên các tàu chở ô tô. Ông Dillon phân tích: "Lính cứu hỏa mặc đồ bảo hộ không có cách nào để tiếp cận vị trí xảy ra hỏa hoạn trên một con tàu". Ông đồng thời cho biết thêm điều kiện chật chội trên tàu làm tăng nguy cơ mắc kẹt.
Ông John Frazee - giám đốc điều hành công ty môi giới bảo hiểm Marsh (Mỹ) - nhận định tàu hỏa và xe tải cũng có thể vận chuyển xe điện và việc dập tắt đám cháy sẽ dễ dàng hơn bởi có thể tháo móc toa tàu và điều khiển xe tải tấp vào lề.
Các giải pháp để tăng cường hệ thống an toàn trên tàu bao gồm hóa chất mới để dập tắt ngọn lửa, chăn cứu hỏa xe điện chuyên dụng, vòi phun vòi chữa cháy xuyên qua pin và tách biệt xe điện.
Người phát ngôn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế chia sẻ với Reuters rằng đã có kế hoạch đánh giá các biện pháp mới vào năm tới đối với tàu vận chuyển xe điện trước tình hình ngày càng có nhiều vụ cháy trên tàu chở hàng. Điều đó có thể bao gồm chi tiết về loại bình chữa cháy nước trên tàu và giới hạn về lượng sạc của pin xe điện.
Doanh số bán ô tô toàn cầu năm 2022 đạt tổng cộng 81 triệu xe với 9,5% trong số đó là xe điện. Trung Quốc và châu Âu đã tích cực nhất trong việc thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô chuyển sang xe điện và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden còn đề xuất các quy tắc có thể dẫn đến việc 2/3 xe mới bán ra vào năm 2032 là xe điện.
Doanh nhân Pháp mất ngủ vì 'bão Trung Quốc' bao trùm mảng xe điện châu Âu Phát biểu được người đứng đầu tập đoàn Renault (Pháp) đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc áp hạn chế lên xuất khẩu gali và gecmani, hai kim loại quan trọng trong sản xuất xe điện. Hãng Reuters ngày 9.7 dẫn lời Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Renault (Pháp) Jean-Dominique Senard cảnh báo "cơn bão Trung Quốc" hiện bao trùm...