Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt

Theo dõi VGT trên

Cho đến nay, các cuộc săn lùng nguồn cung thay thế khí đốt Nga đã đạt được kết quả nhất định.

Dù vậy, châu Âu vẫn có một nỗi lo rất lớn về mùa đông sắp tới.

Trên khắp lục địa già, người ta lo ngại việc Nga cắt giảm khí đốt sẽ buộc các chính phủ phải chia tỷ lệ sử dụng nhiên liệu và các doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy, khiến hàng nghìn người mất việc làm.

Cho đến nay, các cuộc săn lùng nguồn cung thay thế đã đạt được kết quả nhất định. Dù vậy, ông Michael Stoppard, Phó Chủ tịch phụ trách Chiến lược Khí đốt Toàn cầu của Công ty Nghiên cứu S&P Global cho biết: ” Vẫn có một nỗi lo rất lớn và chính đáng về mùa đông sắp tới”.

Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt - Hình 1

Một trạm khí đốt hóa lỏng ở Italy. (Ảnh: The New York Times)

Cuộc chạy đua tìm nguồn thay thế

Khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, châu Âu buộc phải tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế ở khắp mọi nơi để duy trì hoạt động của nền kinh tế. Các nhà máy nhiệt điện than đang được hồi sinh. Hàng tỷ USD đang được chi cho các thiết bị đầu cuối để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), phần lớn là từ các mỏ đá phiến ở Texas (Mỹ). Các quan chức cấp cao và nguyên thủ quốc gia ở châu Âu liên tục tới Qatar, Azerbaijan, Na Uy và Algeria để hoàn tất các thỏa thuận năng lượng.

Năm tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, châu Âu đang trong giai đoạn chuyển đổi nhanh chóng và ngày càng không thể đảo ngược về cách sử dụng năng lượng để sưởi ấm và làm mát các ngôi nhà, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và sản xuất điện.

Lượng khí đốt tự nhiên từ Nga – từng là nguồn cung năng lượng lớn nhất của châu Âu, đã ít hơn 1/3 so với một năm trước. Tuần trước, Gazprom, gã khổng lồ năng lượng của Nga, một lần nữa giảm mạnh dòng khí đốt vận chuyển qua đường ống từ Nga đến Đức, khiến giá khí đốt tương lai của châu Âu tăng lên mức kỷ lục.

Video đang HOT

Chưa đầy 24h giờ sau thông báo của Gazprom, Liên minh Châu Âu đã kêu gọi cắt giảm 15% lượng khí đốt sử dụng trong toàn khối. Đây là điều gần như không thể tưởng tượng được sau hàng chục năm châu Âu sử dụng khí đốt từ Siberia vận chuyển qua các đường ống kéo dài hàng nghìn km. Điều này cũng đang gây chấn động cho các nhà máy và buộc các chính phủ phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.

Những nỗ lực đa chiều nhằm tìm giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga đã phần nào bù đắp lại sự thiếu hụt. Theo ông Jack Sharples, thành viên Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, mặc dù Gazprom cắt giảm cung cấp, nhưng nguồn khí đốt tự nhiên ở châu Âu trong nửa đầu năm 2022 gần bằng với cùng kỳ năm 2021.

Yếu tố nổi bật trong kết quả này là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), được làm lạnh thành dạng lỏng cô đặc và vận chuyển bằng tàu. LNG về cơ bản đã thay thế khí đốt Nga trở thành nguồn nhiên liệu chính của châu Âu. Khoảng một nửa nguồn cung LNG đến từ Mỹ.

Kho khí đốt của châu Âu hiện đã lấp đầy khoảng 67%, cao hơn 10 điểm phần trăm so với một năm trước. Tỷ lệ này không còn xa so với mục tiêu lấp đầy 80% trước mùa đông mà Liên minh châu Âu đã đặt ra.

Nhưng những lo ngại vẫn đó và có nhiều lý do khiến nỗ lực của châu Âu có thể thất bại. Các vấn đề thời tiết – một mùa đông đặc biệt lạnh giá, một cơn bão ở Biển Bắc khiến Na Uy mất sản lượng khí đốt hoặc một mùa bão Đại Tây Dương dồn dập khiến các chuyến tàu chở LNG bị chậm trễ – vẫn có thể khiến châu Âu rơi vào tình trạng thiếu năng lượng.

Ngành công nghiệp hứng đòn

Chi phí năng lượng cao ngất ngưởng ở châu Âu đang đặt nhiều ngành công nghiệp vào thế đề phòng, buộc phải thực hiện những thay đổi để giúp châu Âu đạt được mục tiêu tiết kiệm 15% khí đốt.

Powered by GliaStudio

close

Một nhà máy thép thuộc sở hữu của ArcelorMittal ở Hamburg, Đức trong nhiều năm đã sử dụng khí đốt tự nhiên để chiết xuất sắt. Nhưng gần đây, nhà máy này đã chuyển sang mua kim loại đầu vào từ một nhà máy “chị em” ở Canada vì đối tác tiếp cận được nguồn năng lượng giá rẻ hơn. Giá khí đốt tự nhiên ở Bắc Mỹ, dù tăng theo xu hướng chung, nhưng chỉ bằng khoảng 1/7 so với giá ở châu Âu.

Ông Uwe Braun, Giám đốc Điều hành của ArcelorMittal cho biết: “Khí đốt tự nhiên đắt đỏ tới mức chúng tôi không đủ khả năng chi trả”.

Rất ít nhà phân tích hoặc nhà điều hành kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện trong những tháng tới. Thay vào đó, mùa đông sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn hơn với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như lò luyện kim, nhà sản xuất phân bón và thủy tinh.

Tại Romania, Tập đoàn ALRO gần đây cho biết họ đã đóng cửa sản xuất một nhà máy nhôm lớn và sa thải 500 nhân công do chi phí năng lượng cao khiến công ty này không thể cạnh tranh.

LNG là giải pháp thay thế tốn kém

Các chuyến tàu vận chuyển LNG tới châu Âu là một giải pháp thay thế tốn kém. “Cơn khát” LNG ngày càng tăng của Châu Âu có thể ảnh hưởng tới các khu vực khác trên thế giới vốn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu này.

Về cơ bản, châu Âu đang ra giá để LNG chuyển khỏi các thị trường khác, chủ yếu ở châu Á – nơi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những khách hàng lớn.

Ông Ben van Beurden, Giám đốc Điều hành của Shell, một nhà cung cấp LNG cho biết: châu Âu đang ” đưa LNG khỏi các thị trường không sẵn sàng trả mức giá mà châu Âu có thể trả. Đó là một vị trí không hề dễ chịu“.

Các quốc gia như Đức và Romania cũng đang thực hiện nhiều giải pháp, bao gồm việc khôi phục hoạt động hoặc trì hoãn việc loại bỏ các nhà máy nhiệt điện đốt than. Điều này là nhằm giảm thiểu lượng khí đốt sử dụng trong các nhà máy điện và để dành cho các nhu cầu thiết yếu như sưởi ấm trong nhà hoặc vận hành các nhà máy công nghiệp.

Vẫn còn nhiều điều yếu tố bất ổn khác. Mặc dù châu Âu có hơn 20 trạm tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng, nhưng không có trạm nào ở Đức. Berlin đang tìm cách xây dựng 4 trạm và đã chi 2,5 tỷ Euro (2,55 tỷ USD) để thuê 4 tàu xử lý LNG, nhưng vẫn chưa rõ liệu có tàu nào trong số này có thể đi vào hoạt động đủ nhanh để đảm bảo nguồn cung trong mùa đông tới hay không.

Những yếu tố khó dự đoán

Thời tiết cũng có thể là yếu tố quan trọng và không chỉ ở châu Âu. Một mùa đông lạnh giá ở châu Á – lâu nay vốn là thị trường hàng đầu của khí đốt hóa lỏng, sẽ khiến các bên phải cạnh tranh khốc liệt để giành nguồn cung LNG hạn chế trên toàn cầu.

Châu Âu vẫn còn một lựa chọn nữa. Trước khi cuộc khủng hoảng khí đốt xảy ra, chính phủ Hà Lan đã đặt ra kế hoạch đóng cửa mỏ Groningen khổng lồ ở phía Bắc nước này vì sự phản đối của người dân địa phương. Đây là một trong số ít nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên lớn ở lục địa Châu Âu, có thể cung cấp tới 40% sản lượng tiêu thụ hàng năm của Đức.

Một số nhà quan sát đặt câu hỏi về việc chính phủ Hà Lan có tiếp tục miễn cưỡng đánh thức “gã khổng lồ đang ngủ yên” để đưa lượng khí đốt đáng kể trở lại lưới điện hay không.

Chính phủ Hà Lan đã quyết định trì hoãn việc đóng cửa vĩnh viễn các giếng khí đốt vì “diễn biến địa chính trị bất ổn”, nhưng khẳng định sẽ chỉ xem xét sử dụng Groningen “trong trường hợp xấu nhất, nếu sự an toàn của người dân gặp rủi ro”. Lập trường này có thể được thử thách trong những tháng tới.

Thủ tướng Hungary nhận định về nguy cơ thay đổi trật tự thế giới

Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định xung đột Nga-Ukraine có thể chấm dứt sự thống trị của phương Tây và thay đổi cán cân quyền lực thế giới.

Thủ tướng Hungary nhận định về nguy cơ thay đổi trật tự thế giới - Hình 1
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: AFP

Theo đài RT (Nga), mgười đứng đầu Chính phủ Hungary kêu gọi EU tập trung vào các cuộc đàm phán hòa bình và soạn thảo một đề xuất hòa bình, thay vì cố giành chiến thắng trong cuộc xung đột.

"Chúng ta phải tìm cách thuyết phục phương Tây đưa ra chiến lược mới. Xung đột sẽ chấm dứt, thúc đẩy Mỹ và Nga đi đến một thỏa thuận", Thủ tướng Orban nói.

Ông cho rằng quyết định áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moskva và cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev trên thực tế đã biến Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên NATO trở thành những bên tham gia vào xung đột, nhưng cuối cùng không mang lại kết quả gì. Ông nhấn mạnh nhiệm vụ của EU không phải là đứng về bên nào, mà là đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, đồng thời tái khẳng định Hungary sẽ đứng ngoài cuộc xung đột tại Ukraine.

Hungary đã từ chối gửi vũ khí cho Ukraine. Đầu tháng này, ông Orban cho biết EU đã "tự bắn vào phổi mình" khi áp đặt các biện pháp trừng phạt thiếu cân nhắc lên Nga. Giới chức Hungary cũng chỉ trích đề xuất của EU về loại bỏ khí đốt Nga.

Hôm 21/7, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto đã tới Moskva để đàm phán về việc mua thêm khí đốt nhằm đảm bảo có đủ nguồn năng lượng dự trữ cho mùa đông. Ông Szijjarto nói với các phóng viên: "Hiện tại không thể mua thêm lượng khí đốt tự nhiên này ở châu Âu mà không có các nguồn cung cấp từ Nga".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024

Tin đang nóng

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng
21:57:57 18/11/2024
Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển
22:32:14 18/11/2024
Con trai Beckham có bạn gái mới chỉ một tháng sau khi tay trong tay cùng nữ nhiếp ảnh gia
21:06:02 18/11/2024

Tin mới nhất

Cựu điệp viên Nga cảnh báo 'Thế chiến thứ III sắp bắt đầu'

05:23:55 19/11/2024
Donald Trump Jr., con trai của Tổng thống đắc cử Trump đã viết trong một bài đăng trên X rằng tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ hy vọng sẽ bắt đầu Thế chiến thứ III trước khi cha anh nhậm chức và có cơ hội mang lại hòa bình cho thế giới...

Nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Biden đi ngược ý chí cử tri Mỹ

05:08:19 19/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang "cố gắng bắt đầu Thế chiến III một cách nguy hiểm" trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2025, Dân biểu đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Greene tuyên bố.

Pháp vẫn cân nhắc cho phép Ukraine dùng tên lửa tấn công lãnh thổ Nga

05:06:09 19/11/2024
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ đảo ngược chính sách, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Mỹ, Philippines ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự

05:03:57 19/11/2024
Thỏa thuận có tên Thỏa thuận an ninh chung về thông tin quân sự (GSOMIA), cho phép Mỹ và Philippines chia sẻ thông tin quân sự mật một cách an toàn.

Hungary chỉ trích việc cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:50:06 19/11/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary đang trên đường đến Brussels để tham dự cuộc họp của những người đồng cấp tại EU vào ngày 18/11. Hungary là nước EU ngoại lệ khi tiếp tục quan hệ với Nga trong gần ba năm khủng hoảng Ukraine.

UAV đánh dồn dập vào đất Nga, Moskva tuyên bố bắn rụng hàng chục thiết bị bay

04:48:02 19/11/2024
Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắn hạ 59 thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine tấn công nhiều tỉnh trong đêm rạng sáng 18/11.

Trước các đòn tập kích tên lửa ATACMS, Kremlin tố Mỹ 'đổ thêm dầu vào lửa'

04:45:35 19/11/2024
Ông Peskov nhấn mạnh: Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đổ thêm dầu vào lửa và tìm cách leo thang xung đột ở Ukraine."

Pháp và Anh được cho rằng cũng đã cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:42:58 19/11/2024
Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra 2 tháng trước khi cuộc bầu cử Mỹ xác định được người chiến thắng là ông Donald Trump, người bị nghi ngờ muốn cắt giảm viện trợ cho Ukraine.

Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng

04:40:20 19/11/2024
Điều này diễn ra sau khi OMV cảnh báo giữ lại khí đốt của Gazprom như một phần bồi thường cho một phán quyết trọng tài về tranh chấp hợp đồng giữa hai bên.

Tổng thống Sri Lanka tái bổ nhiệm bà Amarasuriya làm Thủ tướng

04:35:48 19/11/2024
Ông Dissanayake cũng sẽ phải hoàn tất việc tái cấu trúc khoản nợ 12,5 tỷ USD với các chủ trái phiếu và đưa tăng trưởng vào con đường bền vững.

Iran đảm bảo không có ý định giết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

22:20:53 18/11/2024
Thông điệp trên đã được Iran chuyển giao cho phía Mỹ vào ngày 14.10 và trước đó không được công khai, theo báo The Wall Street Journal hôm 15.11.

Nam Phi phong tỏa khu mỏ, quyết xử lý nạn khai thác trái phép

22:18:02 18/11/2024
Chính phủ Nam Phi đã chặn tuyến đường cung cấp vật tư cho những người khai thác than trái phép tại khu mỏ ở phía tây bắc.

Có thể bạn quan tâm

Loạt quan chức nhận hối lộ trong vụ Xuyên Việt Oil hầu tòa

Pháp luật

06:29:05 19/11/2024
Nhận hàng trăm ngàn USD, xe Mercedes Benz S450 Luxury, đồng hồ, gậy golf trị giá nhiều tỷ đồng từ bà chủ Xuyên Việt Oil, loạt quan chức Bộ Công thương và cựu Bí thư Bến Tre chuẩn bị hầu tòa.

Sao nam hạng A bị ném đá tơi bời khi khơi lại chuyện tình ái với 5 mỹ nhân

Sao châu á

06:18:41 19/11/2024
Trong chương trình My Little Old Boy số mới nhất, cha mẹ nam diễn viên Lee Dong Gun đã cùng lên sóng và nói về đời sống tình cảm của con trai.

Dùng loại quả giúp chống nắng, sinh collagen nấu 1 món ăn dễ bất ngờ nhưng vị chua, ngọt, giòn ngon vô cùng

Ẩm thực

06:10:30 19/11/2024
Món ăn này rất dẻo, giòn, vị chua chua, ngon ngọt. Đặc biệt nó không có chút phụ gia nào nên đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Vì sao phim hài Hàn Quốc 'Cười xuyên biên giới' dẫn đầu doanh thu phòng vé?

Hậu trường phim

06:08:42 19/11/2024
Cười xuyên biên giới (tên tiếng Anh: Amazon Bullseye ) là phim hài duy nhất ra rạp tháng 11 đã gây sốt phòng vé cuối tuần qua.

Phim lãng mạn gây choáng vì cảnh nóng của nữ chính, nhà trai là mỹ nam đẹp bậc nhất màn ảnh

Phim âu mỹ

06:06:52 19/11/2024
Ở bộ phim này, Andrew Garfield và Florence Pugh được đánh giá là đã mang tới diễn xuất ấn tượng với chemistry tràn màn hình.

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa

Sao việt

06:04:33 19/11/2024
Vào ngày 18/11, NS Kim Tiểu Long khiến nhiều người bàng hoàng khi thông báo tin buồn con gái nuôi là Kim Tiểu Ly đã qua đời.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

Sức khỏe

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê

Phim châu á

05:59:47 19/11/2024
Muốn Gặp Anh (Someday Or One Day) sau 5 năm lên sóng vẫn không ngừng gây chao đảo showbiz xứ tỷ dân, xứng danh hiện tượng màn ảnh nhỏ 2019.

"Quả bom sex" Pamela Anderson tự tin không trang điểm đi sự kiện

Sao âu mỹ

05:57:22 19/11/2024
Pamela Anderson - người một thời được mệnh danh là Quả bom sex của nước Mỹ - đã gây choáng khi không trang điểm tham dự Governors Awards 2024.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.