Châu Âu: Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng do cơn bão Isha
Sáng 23/1, hàng nghìn hành khách đi máy bay trên khắp châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão bão Isha, khiến nhiều chuyến bay bị huỷ hoặc bị chuyển hướng.
Thời tiết cực đoan do cơn bão Isha đã khiến các chuyến bay trong châu Âu không thể đến đích
như dự kiến. Ảnh: 9 News
Di chuyển bằng máy bay là cách nhanh nhất trong những hành trình dài, nhưng đối với những người đi và đến Ireland và Anh đêm 22/1, chuyến bay đã trở thành một cuộc phiêu lưu. Các sân bay ở Ireland và Vương quốc Anh bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Isha, với sức gió lên tới 144 km/h cắt ngang các đường băng.
Chính vì vậy, theo đại diện của sân bay Dublin, nhiều chuyến bay đã buộc phải chuyển hướng để hạ cánh ở những sân bay khác an toàn hơn. Hãng hàng không Ryanair bị ảnh hưởng nhiều nhất với 166 chuyến bay đến và đi đã bị hủy vào ngày 20/1.
Ngoài ra, cũng có tới 36 chuyến bay buộc phải chuyển hướng tới các sân bay khác và 34 chuyến bay. Một chuyến bay của Ryanair từ Lanzarote, thuộc Quần đảo Canary, đến Dublin đã bay gần đến thủ đô Ireland, nhưng không hạ cánh được nên buộc phải quay lại và chuyển hướng đến Bordeaux, Pháp.
Một chuyến bay khác của Ryanair, FR555, dự kiến có hành trình từ Manchester (Anh) đến Dublin sau khi tìm cách hạ cánh xuống sân bay Dublin bất thành cũng đã phải chuyến hướng tới Paris (Pháp).
Video đang HOT
Chuyến thứ ba, FR816, thực hiện hành trình từ Shannon (Ireland) đến Edinburgh (Scotland), cũng phải đổi lịch trình tới hạ cánh ở Cologne (Đức).
Một chuyến bay của Lufthansa từ Munich đến Dublin cũng buộc phải bay vòng và quay trở lại Munich.
Trong khi đó, Anh cũng bị ảnh hưởng nặng nề do những diễn biến phức tạp của cơn bão Isha. Theo NATS, cơ quan điều hành kiểm soát không lưu của Vương quốc Anh, đã có hơn 100 chuyến bay vòng quanh các sân bay ở Anh.
“Bão Isha đổ bộ miền nam nước Anh và Ireland với gió giật 112-120 km/h theo hướng tây nam, đồng nghĩa với việc gió thổi chéo tại các sân bay lớn của chúng tôi ở phía nam, cộng với sự nhiễu loạn tạo thêm thách thức cho phi hành đoàn”, Steve Fox của NATS viết trên blog.
“Và ở phía bắc đất nước, gió thậm chí còn dữ dội hơn, giật tới hơn 144 km/h, gây ra vấn đề không chỉ cho ngành hàng không mà còn cho toàn bộ cơ sở hạ tầng giao thông” – Fox viết tiếp.
Theo người phát ngôn của sân bay, đã có 44 chuyến bay bị hủy chuyến tại Edinburgh và tám chuyến bay đã phải chuyển hướng vào ngày 22/1. Ảnh: CNN
Theo một phát ngôn viên, Manchester đã chứng kiến 14 chuyến bay bị hủy, nhưng ít chuyến bay vòng lại hơn các sân bay khác. Một hãng hàng không nội địa là Loganair đã hủy tất cả các chuyến bay tại sân bay ngày 22/1.
Sân bay Gatwick ở London cũng chứng kiến 22 chuyến bay phải thay đổi điểm hạ cánh nhưng vẫn có thể đón 5 chuyến bay chuyển hướng từ các sân bay khác. Stansted, phía đông bắc London, ít bị ảnh hưởng hơn, với 9 chuyến bị hủy nhưng tiếp nhận 31 chuyến chuyển hướng.
Trang web theo dõi chuyến bay xuất hiện dày đặc những đường bay kỳ lạ. Ảnh: CNN
Các trang web theo dõi chuyến bay xuất hiện dày đặc những đường bay kỳ lạ khi máy bay bay vòng tròn, bay lòng vòng chờ hạ cánh – sau đó quay lại để chuyển hướng đến một nơi nào đó ở một quốc gia khác.
Một phi công hạ cánh xuống London Heathrow vào cuối buổi chiều nói với CNN rằng họ phải đối mặt với sức gió gần 167 km/h ở độ cao hơn 900 mét, nhưng sức gió giảm xuống còn 67 km/h trên mặt đất.
Theo CNN, một phi công giấu tên cho biết: “Đưa máy bay hạ cánh an toàn là một nỗ lực to lớn của cả phi hành đoàn trong hoàn cảnh như ngày 22/1. Điều này đặt ra những thách thức đáng kể không chỉ cho các phi công mà cả những người kiểm soát không lưu trong việc điều khiển máy bay.”
Họ nói thêm rằng việc xử lý những tình huống như thế này là bình thường.
Maroc: Ngăn chặn trên 1.100 người di cư đến châu Âu vào đêm Giao thừa
Quân đội Maroc cho biết nước này đã bắt giữ trên 1.100 người di cư đang tìm cách đến các vùng lãnh thổ Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha vào đêm 31/12/2023 và rạng sáng 1/1/2024.
Người di cư chờ được cứu trên Địa Trung Hải. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Theo nguồn tin trên, lực lượng an ninh và quân đội Maroc đang giam giữ những người di cư trái phép này tại các thành phố Nador, M'diq và Fnideq. Trong đó, 175 người bị bắt tại thành phố Nador giáp với vùng Melilla mang quốc tịch Maroc, Algeria, Tunisia và Yemen. Những người di cư còn lại không được công bố quốc tịch.
Ceuta và Melilla là hai vùng lãnh thổ của Tây Ban Nha nằm ở khu vực Bắc Phi giáp với Maroc. Đây cũng là nơi duy nhất thuộc Liên minh châu Âu (EU) có biên giới đất liền giáp với châu Phi và thường là tuyến đường mà người di cư lựa chọn với hy vọng có thể đến được lục địa châu Âu. Tháng 2 năm ngoái, Maroc và Tây Ban Nha đã ký thỏa thuận hợp tác về vấn đề người di cư. Những năm gần đây, Maroc cũng đã nhận được hàng trăm triệu USD từ EU nhằm giúp giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra, người di cư hiện cũng tìm đường đến châu Âu thông qua quần đảo Canary (Tây Ban Nha), khởi hành từ bờ biển Maroc và vùng lãnh thổ tranh chấp Tây Sahara.
Trong năm ngoái, quần đảo này đã đối mặt với cuộc khủng hoảng người di cư tồi tệ nhất kể từ năm 2006. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Tây Ban Nha, từ đầu năm 2023 đến ngày 15/11/2023, có 32.436 người di cư đã đến quần đảo Canary, tăng 118% so với cùng kỳ năm 2022. Trong năm ngoái, hàng trăm người đã thiệt mạng khi cố gắng vượt tuyến đường biển nguy hiểm này để đến châu Âu.
Nắng nóng chạm mốc kỷ lục 40 độ C ở Anh, Pháp Anh lần đầu tiên ghi nhận nhiệt độ trên 40 độ C ở sân bay Heathrow trong khi nắng nóng tiếp tục đẩy nhiệt độ ở nhiều khu vực tại Pháp vượt ngưỡng 40 độ C giữa lúc đợt nóng ở châu Âu được dự đoán sẽ kéo dài thêm 1 tuần nữa. Người dân đi dưới nắng nóng đổ lửa ở tây...